Tim, phổi, thận, gan, mật…là những cơ quan nội tạng
quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Chúng cũng như những thực thể khác,
đều có những “thiên địch” luôn chống phá sự an toàn trong quá trình sinh
trưởng và phát triển.
Nếu chúng ta sớm biết rằng các cơ quan này sợ nhất điều gì, sẽ có cách để “giải cứu” chúng khỏi những nguy cơ mất an toàn vẫn đang đều đặn tấn công chúng hàng ngày thông qua thói quen sinh hoạt. Sau đây là ý kiến của chuyên gia giúp bạn phòng bệnh đúng cách.
1. Tim sợ muối, vì ăn quá mặn gây ra huyết áp cao
Tim chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong cơ thể, nhưng nó chính là một chiếc động cơ hoạt động chính của cơ thể bạn, là duy nhất và đặc biệt quan trọng.
Để
bảo vệ tim khỏi sự tấn công, chúng ta cần phải bắt đầu từ chế độ ăn ít
muối. Nghiên cứu chứng minh rằng muối có tác hại tỉ lệ thuận với bệnh
huyết áp cao, càng ăn mặn bao nhiêu, huyết áp càng tăng bấy nhiêu.
Nếu mỗi ngày bạn ăn thêm 1g muối, huyết áp sẽ tăng thêm khoảng 2mm Hg, đồng thời khoảng cách huyết áp trên dưới giãn ra 1,7 mm Hg.
Thành phần chính của muối là natri clorua, khi ăn quá mức, có thể gây trữ nước trong cơ thể, tăng áp lực nội mạch, tăng gánh nặng cho tim.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhan Hiểu Đông, Hiệp hội Dinh dưỡng Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) chia sẻ, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 6g muối.
Nên chọn loại muối có nồng độ nhạt, bởi trong những loại muối này đã được loại bỏ bớt 20% natri clorua, thay vào đó là kali clorua. Từ đó giảm thiểu các ion natri, giảm nguy cơ huyết áp cao, và kali có tác dụng giúp giảm huyết áp.
2. Phổi sợ nhất là khói thuốc, yêu cầu tiêu chuẩn không khí rất cao
Phổi là “cỗ máy làm mới” và lọc khí của cơ thể, khi hút thuốc lâu dài, các hạt khói độc hại đó sẽ được lắng đọng trong phổi, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh phổi.
Biểu hiện sớm nhất là rối loạn chức năng hô hấp, phát sinh các bệnh thông thường như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, trường hợp nặng có thể bị ung thư phổi.
Nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá có sự liên quan và tỉ lệ thuận với khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Người hút thuốc với số lượng khoảng 20 điếu/ngày kéo dài trong 20 năm có khả năng ung thư đặc biệt cao.
Ngoài hút thuốc, người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm lâu dài cũng là yếu tố gây tổn thương đến phổi.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn nên hít một hơi thật sâu, tìm một nơi có không khí trong lành để làm sạch phổi. Hãy luôn giữ cho môi trường sống và làm việc được sạch sẽ, trong lành, thoáng khí.
3. Thận rất sợ thịt, ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận
Các chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm bao gồm carbohydrate, protein và chất béo. Theo bác sĩ Thiếp, chất đạm có vai trò tạo thành một số lượng lớn các enzyme protein giúp cơ thể phát triển.
Tuy nhiên, các protein trong quá trình phân giải trong cơ thể khác với carbohydrate và chất béo, vì nitơ của nó sẽ được chuyển đổi thành phần urê, mà các chất này cần được xử lý qua thận. Vì thế, ăn nhiều thịt sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dần sẽ sinh bệnh.
4. Gan sợ chất béo, người béo thường mắc bệnh gan nhiễm mỡ, nặng nhất là ung thư gan
Bác sĩ Thiếp chia sẻ, người bị béo phì đa phần mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bởi khi gan có mỡ thì các nội tạng khác cũng sẽ có sự ảnh hưởng.
Khi chúng ta ăn mỡ động vật vào, gan sẽ phải có nhiệm vụ chuyển hóa nó thành chất béo.
Những chất béo này muốn loại bỏ thì phải cần đến vận động, tập thể dục. Chúng luôn là “lực cản” nặng nề cho quá trình hoạt động của gan.
Khi cơ thể vừa béo lên, ngay lập tức tích mỡ vào gan, làm cho gan không xử lý kịp, sinh ra bệnh.
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan, viêm gan, lâu hơn nữa sẽ gây nguy cơ ung thư gan.
5. Túi mật sợ nhất là thói quen thất thường, không ăn sáng dễ gây ra sỏi
Nhiều người muốn giảm cân hoặc bận rộn thường cho rằng bữa ăn sáng không quá cần thiết, họ có thể nhịn hoặc ăn uống thất thường. Như mọi người đều biết, đây là một “cú đánh lớn” vào túi mật.
Tương tự như tuyến tụy, cơ thể liên tục tiết ra mật và lưu trữ trong túi mật để mỗi mỗi bữa ăn sẽ tự động tiết mật, co bóp, đẩy mật ra đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Đây là một quy trình khép kín và phải vận động theo quy luật cố định.
Sau khi ngủ dậy nếu không ăn sáng, lượng dịch mật ứ đọng quá nhiều trong mật mà không tiêu hao, lâu ngày sẽ tích tụ, khô lại tạo thành sỏi mật.
Những điều “thầm kín” này luôn thường trực diễn ra hàng ngày, nhưng nội tạng sẽ không bao giờ có cơ hội để “nói” cho bạn biết mà phòng tránh. Biết để thực hiện điều này sẽ không bao giờ quá muộn.
*Theo Health/Sina
Nếu chúng ta sớm biết rằng các cơ quan này sợ nhất điều gì, sẽ có cách để “giải cứu” chúng khỏi những nguy cơ mất an toàn vẫn đang đều đặn tấn công chúng hàng ngày thông qua thói quen sinh hoạt. Sau đây là ý kiến của chuyên gia giúp bạn phòng bệnh đúng cách.
1. Tim sợ muối, vì ăn quá mặn gây ra huyết áp cao
Tim chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong cơ thể, nhưng nó chính là một chiếc động cơ hoạt động chính của cơ thể bạn, là duy nhất và đặc biệt quan trọng.
Chuyên gia dinh dưỡng Nhan Hiểu Đông, Hiệp hội Dinh dưỡng Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc)
Nếu mỗi ngày bạn ăn thêm 1g muối, huyết áp sẽ tăng thêm khoảng 2mm Hg, đồng thời khoảng cách huyết áp trên dưới giãn ra 1,7 mm Hg.
Thành phần chính của muối là natri clorua, khi ăn quá mức, có thể gây trữ nước trong cơ thể, tăng áp lực nội mạch, tăng gánh nặng cho tim.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhan Hiểu Đông, Hiệp hội Dinh dưỡng Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) chia sẻ, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 6g muối.
Nên chọn loại muối có nồng độ nhạt, bởi trong những loại muối này đã được loại bỏ bớt 20% natri clorua, thay vào đó là kali clorua. Từ đó giảm thiểu các ion natri, giảm nguy cơ huyết áp cao, và kali có tác dụng giúp giảm huyết áp.
2. Phổi sợ nhất là khói thuốc, yêu cầu tiêu chuẩn không khí rất cao
Phổi là “cỗ máy làm mới” và lọc khí của cơ thể, khi hút thuốc lâu dài, các hạt khói độc hại đó sẽ được lắng đọng trong phổi, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh phổi.
Biểu hiện sớm nhất là rối loạn chức năng hô hấp, phát sinh các bệnh thông thường như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, trường hợp nặng có thể bị ung thư phổi.
Nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá có sự liên quan và tỉ lệ thuận với khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Người hút thuốc với số lượng khoảng 20 điếu/ngày kéo dài trong 20 năm có khả năng ung thư đặc biệt cao.
Ngoài hút thuốc, người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm lâu dài cũng là yếu tố gây tổn thương đến phổi.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn nên hít một hơi thật sâu, tìm một nơi có không khí trong lành để làm sạch phổi. Hãy luôn giữ cho môi trường sống và làm việc được sạch sẽ, trong lành, thoáng khí.
Các chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm bao gồm carbohydrate, protein và chất béo. Theo bác sĩ Thiếp, chất đạm có vai trò tạo thành một số lượng lớn các enzyme protein giúp cơ thể phát triển.
Tuy nhiên, các protein trong quá trình phân giải trong cơ thể khác với carbohydrate và chất béo, vì nitơ của nó sẽ được chuyển đổi thành phần urê, mà các chất này cần được xử lý qua thận. Vì thế, ăn nhiều thịt sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dần sẽ sinh bệnh.
BS. Viên Thiếp, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Số 1 Nam Kinh (Trung Quốc)
Bác sĩ Thiếp chia sẻ, người bị béo phì đa phần mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bởi khi gan có mỡ thì các nội tạng khác cũng sẽ có sự ảnh hưởng.
Khi chúng ta ăn mỡ động vật vào, gan sẽ phải có nhiệm vụ chuyển hóa nó thành chất béo.
Những chất béo này muốn loại bỏ thì phải cần đến vận động, tập thể dục. Chúng luôn là “lực cản” nặng nề cho quá trình hoạt động của gan.
Khi cơ thể vừa béo lên, ngay lập tức tích mỡ vào gan, làm cho gan không xử lý kịp, sinh ra bệnh.
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan, viêm gan, lâu hơn nữa sẽ gây nguy cơ ung thư gan.
5. Túi mật sợ nhất là thói quen thất thường, không ăn sáng dễ gây ra sỏi
Nhiều người muốn giảm cân hoặc bận rộn thường cho rằng bữa ăn sáng không quá cần thiết, họ có thể nhịn hoặc ăn uống thất thường. Như mọi người đều biết, đây là một “cú đánh lớn” vào túi mật.
Tương tự như tuyến tụy, cơ thể liên tục tiết ra mật và lưu trữ trong túi mật để mỗi mỗi bữa ăn sẽ tự động tiết mật, co bóp, đẩy mật ra đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Đây là một quy trình khép kín và phải vận động theo quy luật cố định.
Sau khi ngủ dậy nếu không ăn sáng, lượng dịch mật ứ đọng quá nhiều trong mật mà không tiêu hao, lâu ngày sẽ tích tụ, khô lại tạo thành sỏi mật.
Những điều “thầm kín” này luôn thường trực diễn ra hàng ngày, nhưng nội tạng sẽ không bao giờ có cơ hội để “nói” cho bạn biết mà phòng tránh. Biết để thực hiện điều này sẽ không bao giờ quá muộn.
*Theo Health/Sina
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét