- Trên đời này vẫn có những bí ẩn chẳng ai có thể giải đáp.
Trong
hàng thế kỷ, có một bí ẩn đã làm đau đầu rất nhiều nhà khoa học mà
không thể giải đáp. Đó là câu hỏi: Vì sao ban đêm trời lại tối?
Bạn
nghĩ câu hỏi này có ngớ ngẩn không? Theo thường thức, ai cũng biết rằng
Trái đất xoay quanh Mặt trời và tự quay quanh chính nó. Thế nên, mặt
nào quay vào Mặt trời sẽ là ban ngày, và khi quay đi sẽ là ban đêm.
Tuy
nhiên vấn đề nằm ở chỗ, con người đã sớm biết rằng vũ trụ là vô hạn và
cũng ngần ấy ngôi sao hiện diện trong đó. Mỗi ngôi sao đều phát ra ánh
sáng của riêng mình, vậy thì không thể có chuyện có thời điểm Trái đất
tối đi được. Nhưng sự thật là chúng ta vẫn có ngày và đêm. Tại sao?
Câu hỏi này được Heinrich Olbers - một nhà thiên văn học người Đức đặt ra vào năm 1823, mang tên "Nghịch lý Olbers".
Tuy
nhiên, sau đó các chuyên gia ước tính rằng vũ trụ chỉ có khoảng 100 -
200 tỉ thiên hà trong khoảng quan sát được, và chừng đó là không đủ để
phủ kín bầu trời cũng như chiếu sáng màn đêm của Trái đất. Vậy là nghịch
lý Olbers chẳng còn là vấn đề nữa.
Có
điều bằng công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học xác định được
rằng vũ trụ có ít nhất 2 nghìn tỉ thiên hà trong khoảng quan sát được.
Con
số này là quá đủ để chiếu sáng mọi tinh cầu trong khoảng cho phép. Và
một lần nữa, nghịch lý Olbers lại hiển hiện, làm đau đầu các chuyên gia.
Câu trả lời là gì?
Thực
ra ngay từ thời điểm đưa ra nghịch lý, Olbers đã đặt ra một giả thuyết
để trả lời cho vấn đề này. Theo ông, có một lớp mây hydro chen giữa Trái
đất và các vì sao khác, chặn ánh sáng lại. Tuy nhiên, phải đến 200 năm
sau đó, giả thuyết này mới được chứng minh là sự thật.
Người
đứng đầu nghiên cứu chứng minh giả thuyết của Olbers là giáo sư
Christopher Conselice - nhà thiên văn học thuộc ĐH Nottingham.
Bằng
các thử nghiệm quan sát quang phổ ánh sáng trên bầu trời đêm, giáo sư
xác nhận được sự tồn tại của một lớp mây hydro trong vũ trụ.
Theo Conselice, các thiên hà chứa số lượng sao đủ để phủ kín cả bầu trời của chúng ta. Tuy nhiên "hầu
hết ánh sáng từ các thiên hà xa xôi đó đã bị đám mây hydro chặn lại. Đó
là giả thuyết do Olbers đặt ra nhưng bị người đời bác bỏ, và đến nay
chúng ta chứng minh được nó là thật" - Conselice cho biết.
Nguồn: Independent
Người ngoài hành tinh gọi, Trái đất có nên trả lời?
Con
người vẫn luôn muốn kiếm tìm dấu hiệu người ngoài hành tinh. Nhưng câu
hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có "dám" trả lời họ không?
Từ
nhiều thập kỷ nay con người đã cố gắng tìm kiếm một thông điệp từ không
gian. Nhiều nỗ lực đã được bỏ ra để phân tích những tín hiệu vô tuyến
bất thường, có thể ẩn chứa dấu hiệu cho một nền văn minh ngoài Trái đất .
Nhưng,
chúng ta sẽ làm gì tiếp theo khi nỗ lực đó được đền đáp? Liệu chúng ta
có "dám" trả lời khi người ngoài hành tinh phản hồi chúng ta?
Từ tín hiệu Wow! gây kinh ngạc thế giới
Gần
40 năm trước, nhà thiên văn Jerry Ehman bất ngờ bắt được một tín hiệu
lạ. Nó kéo dài 72 giây, và dường như ẩn chứa thông điệp nào đó.
Sau khi xem xét, ông khoanh một vòng tròn đỏ và viết sang bên cạnh chỉ một từ: Wow!
Nhiều
giả thuyết được đặt ra nhưng hiện chưa ai có thể giải thích về tín hiệu
này và về sau người ta cũng không còn bắt được nó nữa.
Tuy
nhiên, Viện SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence – Tìm kiếm
Sinh vật Thông minh ngoài Trái đất) vẫn không ngừng kiếm tìm manh mối có
tiềm năng chứng minh một dạng sống thông minh trên các thiên hà.
Và ai biết chuyện gì xảy ra nếu SETI phát hiện được một tín hiệu như thế?
Quá trình tìm kiếm của SETI
SETI
thành lập một hội đồng nhỏ các nhà khoa học làm nhiệm vụ phân tích các
tín hiệu do kính viễn vọng vô tuyến trên khắp thế giới.
Vào năm 1999, họ chỉ phải đánh giá khoảng một tín hiệu trong hai năm. Giờ thì chúng được phát hiện hàng ngày.
Các
báo cáo gửi về từ khắp nơi, thậm chí còn có một mạng lưới tình nguyện
viên với cái tên "Liên minh Seti" thường trực cho nhiệm vụ bắt sóng
người ngoài hành tinh.
"Nếu có tín hiệu với chu kỳ lặp liên tục, chúng tôi sẽ chú ý nhiều hơn đến nó"
"Chúng
tôi sẽ đặt câu hỏi, liệu mẫu tín hiệu kia có mô tả lại một thứ gì đó
phức tạp hơn, như là ngôn ngữ, toán học, hoặc một dạng thông tin nào
đó".
Năm
1969, khi bay quanh quỹ đạo của Mặt Trăng, các phi hành gia của tàu
Apollo 10 nghe được một thứ âm nhạc kỳ lạ trong tai nghe.
Tín
hiệu bí ẩn này thực chất là sự giao thoa của sóng radio và đã được họ
giữ bí mật thứ "âm nhạc không gian" này cho đến tận năm 2008, khi các
băng ghi âm được NASA công khai.
SETI
không như vậy, họ cam kết mọi người đều sẽ được biết nếu họ phát hiện
được bất kỳ điều gì – nhưng phải trải qua một quy trình xác thực nghiêm
ngặt trước đã.
Nhưng
làm sao để phân biệt một tín hiệu tới từ không gian? Điều quan trọng
nhất là phải tính toán quãng đường tín hiệu đó đi qua. Để thực hiện công
đoạn này, SETI sử dụng đến một kính viễn vọng thứ hai.
Dan Werthimer – thành viên của Nhóm Công tác cho biết, " Khi
có hai kính viễn vọng cùng tập trung vào một tín hiệu, chúng tôi có thể
lập lưới tam giác và đo đạc khoảng cách của nguồn phát ra chúng" .
Tìm
kiếm một dấu hiệu do nền văn minh ngoài Trái đất tạo ra thôi đã không
hề đơn giản. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một câu hỏi: liệu chúng ta có
muốn hồi đáp lại tín hiệu đó không?
Người ngoài hành tinh gọi - Trái đất có nên trả lời?
SETI khẳng định, "Chúng
tôi sẽ không hồi đáp bất kỳ tín hiệu hay bằng chứng nào khác về trí
thông thông minh ngoài Trái đất trước khi công bố rộng rãi ra quốc tế".
Và tất nhiên, khi thảo luận sẽ luôn có những luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Một số người như Elliott, ủng hộ việc hồi đáp. Họ tin rằng nhân loại có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu không thử trả lời.
Song
điều đó lại dẫn đến một rắc rối khác: làm sao để giao tiếp nếu không
cùng chung ngôn ngữ? Có lẽ chúng ta sẽ cố gắng thiết lập nên một dạng ký
hiệu chung cho các nền văn minh.
"Chúng ta có thể chỉ vào những hiện tượng ‘họ’ nhìn thấy, và dùng chúng làm chìa khóa để bắt đầu cuộc hội thoại"
Một số người, như Werthimer, thì lại không tán đồng việc hồi đáp. " Tôi là người lạc quan," ông nói.
"Tôi
nghĩ vũ trụ này chứa đầy sự sống, nhưng người Địa Cầu mới chỉ chập
chững tham gia vào cuộc chơi, chúng ta mới chỉ đang học cách làm điều
này.
Tôi nghĩ, sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể biết được mình có cô độc trong vũ trụ này hay không".
Một số người tin rằng người ngoài hành tinh sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người
|
Như
vậy, trong cuộc gặp gỡ giữa hai nền văn minh, liệu con người – vốn là
bá chủ của muôn loài trên thế giới này – có thể được coi là ngang hàng
với trí thông minh ngoài Trái đất kia không?
Nó sẽ mở ra một thời đại phát triển mới cho nhân loại, hay sẽ đánh dấu bước khởi đầu cho sự suy tàn của chúng ta?
Câu
hỏi đó chắc sẽ không thể được trả lời trong một sớm một chiều. Chỉ biết
rằng, ngay lúc này, vẫn có vô vàn tín hiệu vô tuyến bay khắp không gian
chờ được kiểm tra.
Và biết đâu, có ai đó ngoài kia đang cố gắng liên lạc cùng chúng ta?
Nguồn: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét