Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ
Hai 06/02/2017
Lech Walesa, người anh hùng của
nghiệp đoàn đoàn kết Ba Lan, rồi trở thành tổng
thống, đã từng là một nhân viên mật vụ của
Nga sô, theo kết luận của những chuyên viên giám định chữ viết tay, vừa mới tiết
lộ trong mấy ngày qua, lối chữ viết của ông ta trùng hợp và ăn khớp với chữ viết
trong nhiều văn kiện của một người cộng sản hợp tác với Nga nổi tiếng.
Các dữ kiện phân tích từ “viện
tưởng niệm quốc gia”, một tổ chức độc lập ở Ba Lan, chuyên nghiêng cứu và điều
tra tội các phạm hình sự tại Ba Lan, trong nhiều năm qua, đã khảo sát, tra cứu những
tài liệu viết tay của một nhân viên mật vụ tên Bolek và đi đến kết luận, những
gì họ tìm ra được, cho thấy, cựu tổng thống Lech Walesa là một người cộng tác
bí mật cho Nga sô giữa những năm 1970 và 1976, dựa trên chữ viết tay trong các
trang ghi chép mà chính phủ lưu trử, nhưng ông Walesa tiếp tục phủ nhận và cho
rằng đây là chuyện tạo dựng, nhằm bêu xấu thanh danh mình. Việc ông phủ nhận
xãy ra chừng vài tháng, sau khi ông viết trên trang mạng Facebook về đề tài này
và bác bỏ những điều do tổ chức trên đưa ra.
Tháng năm năm ngoái, ông Walesa, cựu tổng thống, người đã đóng vai trò
chính yếu trong việc lật đổ chế độ cộng sản Ba Lan, nói rằng, ông sẽ cho phổ biến
khoảng 900 tài liệu công khai, để người dân Ba Lan xem, và khách quan quyết định
xem ông có phải là nhân viên mật vụ của Nga sô hay không. Walesa có quyết định
bắt đầu việc này sau khi các văn bản mà những chuyên viên phân tích đưa ra,
trong đó, người ta thấy chữ ký của ông đồng ý hợp tác với mật vụ cộng sản, đăng
trên báo chí vào tháng hai, làm sống lại những luận thuyết âm mưu chung quanh
người cựu lảnh tụ nghiệp đoàn.
Số tài liệu nói trên được bà góa phụ Maria Kiszczak, vợ của cựu bộ trưởng
nội vụ Ba Lan, tướng Czeslaw Kiszczak, mang đến giao cho chính quyền ở thủ đô
Warsaw, để đổi lấy một số tiền mà bà đang cần để sửa nhà. Tập tài liệu này chứ
đựng 183 trang giấy về hồ sơ lý lịch cá nhân của một người mật vụ, bí danh
Bolek và 576 trang về các hoạt dộng của người này từ giữa những năm 1970 và
1976. Số tài liệu này, đưa ra bằng chứng cho thấy, vị tổng thống đầu tiên của
thời hậu cộng sản Ba Lan, Lech Walesa, làm việc như một điệp viên có lương cho
cùng cái chế độ mà sau đó ông đã tranh đấu để lật đổ nó. Walesa viết trên trang
mạng Facebook, “ ông không bao giờ giữ bí
mật trong đời, hãy để sự thật của những thứ rác rưới này phơi bày ra, tất cả hầu
như đều là dối trá và giả tạo nhằm chống lại ông, chẳng lẽ đây là những gì ông
nhận được, khi đã tận lực phục vụ cho đất nước này, vì vậy, hãy phán đoán ông,
chiến đấu với ông và tìm ra cho được sự thật, ông không giấu diếm gì cả và không
phủ nhận bất cứ gì, hảy để sự thật đứng trên tất cả”.
Walesa hứa với những người hâm mộ trang mạng Facebook của mình, ông sẽ
công khai phổ biến các tài liệu ra công chúng nếu ông nhận được 10 ngàn người
trả lời đồng ý, nhưng sau đó dù chỉ nhận khoảng 8000 người đồng ý, ông quyết định
cho đăng lên và viết thêm, “như đã hứa
các tài liệu đã được đăng lên đây, mọi người sẽ thấy những điều gian trá”. Trong
bản tuyên bố của viện tưởng niệm quốc gia Ba Lan (IPN), phổ biến cho công chúng
vừa qua nói rằng “ người ký tên dưới văn
bản, Lech Walesa, con trai của Boleslawa và Feliks, sinh năm 1943 tại Popowo,
Lipno, Ba Lan, ký tên đồng ý tuyệt đối giữ bí mật các cuộc nói chuyện giữa ông
ta và các nhân viên làm việc với cơ quan an ninh, và cùng lúc đó, Walesa chịu hợp
tác với mật vụ trong công việc truy tìm và chống lại kẻ thù của chế độ cộng sản,
ông sẽ chuyển giao những tin tức có được bằng văn bản viết tay và nó hoàn toàn
là sự thật”.
Được biết, sự kiện mà Walesa hợp tác nhận lảnh việc làm với cơ quan mật
vụ được giữ tuyệt đối bí mật và ngay cả không được tiết lộ với gia đình, bà
con, những cam kết này với tên Bolek, chữ ký của ông Walesa nằm phía cuối trang,
phía trên cái bí danh Bolek, nhưng ông Walesa luôn luôn bác bỏ, phủ nhận chuyện
đã làm việc cho mật vụ trước và sau khi có được bản sao lại từ tập tài liệu có
tên gọi là “hồ sơ Kiszczak” này. Hai trong số các tài liệu mà Walesa đăng trên
trang mạng trước đây cho thấy tên của những sĩ quan tình báo lo hồ sơ của ông
nhưng một số tên bị sót, theo ông, nó chứng minh rằng, là tài liệu giả. Ông
Walesa đăng số tài liệu đầu tiên trên mạng nhưng lại hủy bỏ nó trong vài giờ
sau, nó không chứng minh được, ông có phải là điệp viên hay không, văn phòng của
ông không trả lời về việc này khi có báo chí gọi vào hỏi tới.
Theo lời Walesa, người được biết rộng rải khắp thế giới, đã làm cho chế
độ cộng sản Ba Lan sụp đổ năm 1989 mà không đổ một giọt máu nào, có hai tài liệu,
mỗi cái trong tài liệu được cho là tìm thấy trong “hồ sơ Kizczak, mà khi xem
xét kỹ, người ta sẽ nhận ra, đáng lý nó phải có tên của ai trong đó nhưng lại
không có, ông không bao giờ có gì bí mật trong đời sống, hầu như mọi thứ đều là
nói láo và giả tao nhằm chống phá ông thôi. Các tài liệu khác có những tờ biên
nhận tiền mặt từ cơ quan mật vụ do điệp viên Bolek ký nhận, trên tờ biên nhận đề
ngày 27 tháng 1 năm 1972, Bolek nhận 600 đồng tiền Ba Lan (PLN) từ một sĩ quan
của SB (mật vụ), cái khác ngày 5 tháng 4 năm 1972, ghi số tiền 500 PLN trong
khi cái khác nữa ngày 30 tháng 10 năm 1972 ghi 600 PLN nhưng Walesa phủ nhận có
nhận số tiền như trên và nói rằng, có nhiều nhân viên mật vụ dùng bí danh
Bolek, hãy gọi những người đó ra đối chứng.
Vợ của tướng Kisczak, bà Maria Kiszczak, năm nay 82 tuổi, người mang tài
liệu giao cho chính phủ, yêu cầu trả cho bà số tiền 12,485 bảng Anh, tương
đương 90,000 tiền Ba Lan PLN, nói với báo chí “trước khi chồng bà chết, ông có
nói là nếu bà cần sự giúp đở tài chánh nào đó, thì mang tập tài liệu này đến
cho chính phủ, tập tài liệu từ đó tới giờ được cột kín lại, bà chưa hề mở ra, đến
khi cảnh sát tới nhà tiếp nhận, bà mới khám phá ra, trong đó có mảnh giấy nhỏ viết
là tập tài liệu này không nên phổ biến cho công chúng trong nhiều thập niên sau
khi ông ta chết đi”.
Với một chút ngở ngàng, chậm rãi,
cho biết bà cảm thấy có lỗi vì không nghĩ
rằng, đã xãy ra quá nhiều phản ứng khi cho công khai hóa tập tài liệu và
bà cũng không biết những tài liệu này được cho là phải giữ bí mật trong nhiều
năm như vậy, lý do tại sao, vì chồng bà muốn bảo vệ thanh danh cho ông Lech
Walesa như là một người anh hùng của đất nước Ba Lan.
Thuyên Huy
Mon 06.02.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét