“Sư phụ nói với ông là không
được chặt đầu quá 100 người, hắn chặt đến 99 cái đầu người vẫn tiếp tục
công việc, số phận sau này của ông rất bi thảm.” Đây là nói về một nghề
rất đặc thù có ở thời xưa, gọi là Đao Phủ. Quốc có quốc Pháp, một người
phạm trọng tội thời xưa thì phải chịu tội chết, bị Đao phủ chém đầu.
Cũng từ đó về sau, người ta hay dùng từ ‘đao phủ’ để ám chỉ những người
dã man, bỉ ổi ti tiện.
Chia sẻ về cuốn hồi ký đao phủ cuối cùng
của Mãn Thanh, nhiều người cảm thấy rằng nếu như họ sống trong thời cổ
đại ấy thì có lẽ không thể sống được bởi con người quá nhẫn tâm như vậy.
Có thể bạn có tư tưởng rằng đao phủ phải là những người gan dạ bẩm
sinh, có lẽ bạn đã nhầm. Nghề đao phủ không phải nghề đơn giản, nó cũng
như bao nghề khác, đều có sư phụ dậy, còn phải chăm chỉ tập luyện, việc
đầu tiên là phải bái sư học nghề, tiếp theo là ngày đêm tập luyện, dùng
bí đao tập luyện.
Đao phủ cuối cùng của thời Mãn Thanh tên
là Đặng Hải Sơn, ông ấy cũng là đao phủ cuối cùng của Trung Quốc. Theo
như hồi ức của ông, mỗi lần chém đầu của ai đó ông đều phải hỏi rõ phạm
nhân, chắc chắn không được nhầm lẫn, sau đó sẽ có phụ tá của ông giữ
phạm nhân tránh động đậy, đao phủ sẽ hô to một tiếng rồi chặt rơi đầu,
phải làm thật gọn gàng để tránh đau đớn.
Trong thời đại của Đặng Hải Sơn, cũng là
những năm cuối triều đại nhà Thanh, các đao phủ được nhận thù lao rất
cao, bình quân một đồng đại dương, chặt một đầu được ba đại dương, ví
như một tháng chỉ chặt có 1 cái đầu thì sẽ được bốn đồng đại dương.
Không biết liệu có người nào hiểu thời điểm đó, bốn đồng đại dương tương
đương với thu nhập của cả gia đình trong nửa năm, trong khi doanh thu
đao phủ không chỉ dừng lại ở mức đó, bởi vì một số các gia đình tù nhân
có yêu cầu khác nhau, mà đã có yêu cầu thì phải đưa tiền cho đao phủ.
Yêu cầu chung của các gia đình tù nhân
là không muốn đầu và thân thể bị chia làm hai, đó là nhìn thì như đã bị
chặt đứt nhưng thực ra vẫn còn dính một ít, lừa được quan giám sát là
được. Đặng Hải Sơn nói việc này cùng thường xảy ra, suy cho cùng cũng là
để giữ cho cơ thể người được chết “toàn thây”.
Nhưng các nghề bất lương này cũng tới
lúc suy tàn. Sau này đao phủ không còn được công nhận, Đặng Hải Sơn bị
thất nghiệp. Lúc này ông ấy đến một người bạn cũng không có, cũng không
ai lấy, cuộc đời cô đơn, có thể nói là rất đáng thương. Theo đó mỗi ngày
ăn chay niệm Phật, tiền đủ dùng cả cuộc đời, nhưng chỉ cần nhắm mắt lại
là nhớ về những năm tháng chặt đầu kinh hoàng ấy rồi. Sau này hết cách,
ông quyết định đi tu, nhưng bị phương trượng từ chối, lúc này ông mới
nghĩ lại lời sư phụ nói
…
…
Sư phụ của ông nói chặt đầu tu nhân đến
cái 99 thì không nên tiếp tục, không sẽ nợ âm nhiều quá, sau này tạo báo
ứng đáng sợ. Nhưng ông lại cảm thấy nghề này kiếm tiền dễ dàng, ông
cũng không sợ, vẫn tiếp tục làm, sau khi thất nghiệp, đến ông cũng không
thể nhớ nổi đã giết bao nhiêu người, nhưng ông nói ít nhất cũng 300.
Sau khi Đặng Hải Sơn chết, đến một người đưa tiễn cũng không có… Nợ âm
đều có trong lịch sử viết lại, thật giả tất nhiên không ai giám khẳng
định, tuy nhiên cuộc đời sau của ông thật sự rất thảm.
Bảo Chính biên dịch.
(Tư Daikynguyen.inspired )
(Tư Daikynguyen.inspired )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét