Cơ thể sinh đau đớn khi thay đổi
tư thế, gù dần và thấp xuống, xương dễ bị gãy… là những dấu hiệu của
loãng xương. Không chỉ người lớn tuổi mới có vấn đề loãng xương mà ngay ở
độ tuổi thanh niên cũng có thể gặp phải.
Phòng
tránh bệnh loãng xương có thể thực hiện thông qua ăn uống, giúp người
trung tuổi và người già tránh bị tàn tật do những tổn hại về xương và
duy trì cuộc sống khỏe mạnh.
1. Nguyên nhân gây ra loãng xương
Hình ảnh về chứng loãng xương (bên trái) (Ảnh: Javier Regueiro/ Shutterstock)
Chúng ta
đều biết rằng, loãng xương là kết quả của việc giảm mật độ xương, nhưng
chúng làm sao lại có thể bị giảm đi? Cũng giống như rất nhiều chức năng
khác trong cơ thể, xương cốt cũng không ngừng tự làm mới mình. Trong
quá trình này, những tổ chức xương cũ bị phân giải, xương mới được tạo
ra. Theo thời gian khi tuổi tác tăng lên, sự sản sinh ra xương mới cũng
bị chậm lại, lưu giữ lại càng nhiều hơn những tổ chức xương cũ.
2. Có thể thông qua ăn uống để giúp xương rắn chắc
Lượng xương không đủ, khoáng chất bị mất đi… đều có thể được cải thiện và phòng tránh thông qua việc ăn uống. (Ảnh: JeniFoto/Shutterstock)
Tuy
nhiên, khi còn trẻ nếu bạn thông qua ăn uống để tăng cường sức khỏe và
định kỳ tập luyện giúp tăng chất lượng xương (mật độ tổ chức xương tăng
lên), giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Mặc dù loãng xương có ảnh hưởng
tới cả nam và nữ, nhưng thường gặp hơn cả là ở nữ giới. Đó là bởi vì
khi tuổi cao, nữ giới có sự thay đổi nội tiết tố dẫn tới mất đi tổ chức
xương, từ đó dẫn tới loãng xương.
3. Ăn uống có kế hoạch để phòng ngừa loãng xương.
Nếu bạn
đang lo lắng cơ thể mình không sản xuất đủ kết cấu của xương, thì có rất
nhiều loại thực phẩm có thể phòng tránh loãng xương, bắt đầu từ hôm nay
bạn có thể đưa vào thực đơn. Muốn giữ xương chắc khỏe, cần hai loại
dinh dưỡng: canxi và vitamin D, chúng đều có thể thông qua con đường ăn
uống để hấp thụ vào cơ thể. Nếu chúng ta có một kế hoạch bổ sung thích
hợp, thì có thể thông qua các bữa ăn với lượng dinh dưỡng đầy đủ cho
xương để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xương chắc khỏe.
4. Muốn chắc khỏe, xương cần có canxi và vitamin D
Tác dụng của canxi
Canxi sẽ
được tích trữ trong xương của chúng ta. Mật độ xương là để chỉ hàm
lượng canxi và các loại chất khoáng khác có chứa trong xương, sẽ thuận
theo thời gian và chế độ ăn uống mà được đẩy nhiều lên hoặc giảm đi.
Lượng canxi mà cơ thể cần hấp thu mỗi ngày khoảng 1200 mg, giống như ở
phần trên đã giới thiệu, lượng canxi này hoàn toàn có thể thông qua ăn
uống để bổ sung.
Đối với
những người bị dị ứng hoặc không thích sử dụng các loại chế phẩm từ sữa,
thì vẫn còn có rất nhiều loại thực phẩm khác có thể cung cấp đủ lượng
canxi cần cho cơ thể mỗi ngày. Canxi cũng hỗ trợ giúp cho cơ bắp, thần
kinh và các tế bào có thể hoạt động bình thường.
Các loại thực phẩm giàu canxi nhất:
Bánh có chứa trứng sữa và bông cải xanh giàu canxi(Olha_Afanasieva/iStock)
Thực phẩm có chứa canxi rất đa dạng và nhiều chủng loại, sau đây là một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao:
+ Bông cải xanh, cải bắp, rau riếp, củ cà rốt.
+ Đậu phụ, đậu tương
+ Cá hồi, tôm cá ngừ
+ Thịt lợn
+Trứng
+ Sữa, sữa chua, phô mai, kem
+ Bổ sung bữa sáng có chứa nước ép hoa quả và ngũ cốc.
Nếu bạn
lười ăn và dùng các loại thuốc bổ để thay thế thì đó là một sai lầm. Một
hạng mục nghiên cứu mới đây nhất của Đại học Y John Hopkins cho thấy: Bổ sung quá nhiều lượng canxi thông qua các loại thuốc bổ có thể làm gây hại cho tim và hệ thống thành mạch máu, còn hấp thu thông qua việc ăn uống thì không có vần đề gì.
Vì vậy
bạn nên nhớ rằng, nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe xương, nên thông qua
việc ăn uống để hấp thu lượng canxi một cách tự nhiên, đừng nên để cơ
thể phải gánh chịu những nguy hại từ các loại viên canxi, canxi dạng
nước và dạng viên nang.
Tác dụng của vitamin D
Vitamin D
là trợ thủ của canxi, bảo đảm cho xương của bạn được rắn chắc và khỏe
mạnh. Vitamin D có thể hỗ trợ giúp hấp thu canxi, vì vậy, sẽ giúp bạn
hấp thu đủ lượng canxi cần thiết, nếu không có vitamin D, khó để canxi
có thể phát huy hoàn toàn tác dụng. Thiếu Vitamin D còn dẫn tới giảm
chất lượng xương, giảm mật độ xương.
Hiện
nay, những người trên 50 tuổi mỗi ngay cần hấp thu từ 800 – 1000 IU
lượng vitamin D vào cơ thể. Theo viện nghiên cứu y học của học viện khoa
học Mỹ (Institute of Medicine,gọi tắt là IOM) liều lượng này có thể thay đổi tùy theo mỗi người, nhưng không nên vượt quá 4000 IU.
Các loại thực phẩm có nhiều vitamin D nhất
Cá hồi có chứa hàm lượng canxi và vitamin D phong phú (Ảnh: Jeremy Daniel)
Ánh nắng
mặt trời có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể, nhưng nếu bạn sống ở
vùng núi, hoặc ở những mùa lạnh giá thì bạn cũng nên ăn các thực phẩm
giàu canxi để cung cấp cho cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm có
thể hỗ trợ giúp bổ sung vitamin D hiệu quả:
+ Cá hồi, cá ngừ, cá thu
+ Nước ép hoa quả có chứa vitamin D, ngũ cốc cho bữa sáng và các loại nước uống khác.
+ Lòng đỏ trứng gà
5. Tránh xa các loại thực phẩm “sát thủ làm hại xương”
Cùng với
việc ăn các loại thực phẩm giúp bạn phòng tránh loãng xương, có những
loại thực phẩm cũng làm xương của bạn không khỏe hoặc mất đi thành phần
tổ chức xương cần thiết, đó là những loại thực phẩm bạn nên tránh sử
dụng, nó bao gồm:
+ Rượu
+ Cà phê
+ Nước giải khát (đặc biệt là thức uống có ga)
+ Thực phẩm có chứa lượng muối natri cao
+ Những loại đồ ăn vặt có đừng
Ăn uống
có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của xương, việc lựa chọn các loại thực
phẩm thích hợp sẽ có thể giúp xương chắc khỏe bền lâu. Biết rõ mình nên
ăn gì và không nên ăn gì là chìa khóa thành công trong việc phòng chống
loãng xương thông qua dinh dưỡng.
Kiên Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét