TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức
*Quốc gia mạnh nhất thế giới bị thách thức
Nước Mỹ đang rúng động trước các sắc lệnh tân Tổng thống Donald Trump vừa ban hành sau bao phát ngôn tranh cử gây sốc. Đặc biệt phát biểu tại lễ nhậm chức tháng trước, ngược với các tổng thống tiền nhiệm đều nhắc đến thành tựu đất nước, công trạng các vị tiền bối, trân trọng công sức mọi người dân đã làm nên nước Mỹ vốn thuộc về những giá trị truyền thống phổ quát, Donald Trump đã phủ định tất cả, đánh đồng mọi chính quyền, đảng phái xưa nay đều đối kháng với nhân dân Mỹ, coi chỉ mỗi mình đồng nhất với nhân dân “quyền lực được chuyển giao từ Washington sang cho nhân dân Mỹ”; mọi chính khách, lãnh đạo, cơ quan công quyền xưa nay là “giai cấp cai trị”, còn “nước Mỹ (tức nhân dân, kẻ bị trị) bị tàn sát”. Phủ định vai trò nước Mỹ dẫn đầu đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá, cho đó chỉ là “giúp các nước giàu có”, “còn của cải, sức mạnh, tự tin của quốc gia biến mất”, tức đưa nước Mỹ quay lưng lại đối kháng biệt lập với thế giới.
Thay vì tập hợp toàn dân vốn là một giá trị truyền thống phổ quát tạo nên những quốc gia hùng mạnh, Donal Trump đã phân biệt, đối lập họ với nhau giữa “một nhóm nhỏ tại thủ đô đã thu nhận phần thưởng của chính phủ”, “còn nhân dân gánh chi phí”. Các nhà xã hội học gọi tư tưởng đảo ngược các giá trị truyền thống phổ quát trên thuộc chủ nghĩa dân túy, mà hậu họa những quốc gia áp dụng nó đã để lại bao di chứng, lịch sử họ phải trả giá gột rửa mất nhiều thế hệ.
Sức mạnh truyền thống Hoa Kỳ hoàn toàn khác không dễ gì đảo ngược, bởi nhà nước họ dựa trên nền tảng thể chế pháp trị, dân chủ vững chắc từng được bản tuyên ngôn độc lập nước ta năm 1945 đưa vào nhập đề “mỗi một người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được, trong đó có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc (tuyên ngôn độc lập Mỹ)”. Các sắc lệnh Tổng thống Donald Trump ban hành chưa ráo mực đã lập tức vấp phải phản ứng sôi sục cả trong lẫn ngoài nước, từ khởi động qúa trình Mỹ rút khỏi TPP tới tháo dỡ Obamacare, cắt bỏ đường dây công dân gọi đến Nhà Trắng, khôi phục dự án xây dựng 2 đường ống dẫn dầu qua Canada bị chính quyền Obama hủy năm 2005, khôi phục Chính sách Mexico bị ngưng năm 2009… Mới đây nhất sắc lệnh cấm nhập cảnh người có thị thực hợp lệ từ bảy quốc gia theo Hồi giáo đã bị bao nghị sỹ tên tuổi phản đối, thẩm phán liên bang ở New York ra án trát khẩn tạm thời cấm thi hành.
Tuy nhiên đó chỉ mới khởi đầu về mặt chính trị, nếu áp dụng hậu họa cực kỳ to lớn có thể dẫn tới thay đổi trật tự thế giới, cán cân quyền lực, các mối quan hệ kinh tế, đường biên, sắc tộc. Bản thân nước Anh đã được cảnh báo trước viễn cảnh Brexit gây cho nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp trầm trọng, đồng Bảng sụt giá và doanh nghiệp Anh bị mất thị trường sau khi Anh rời khỏi EU. Tuy nhiên thực hiện Brexit không dễ gì, phải trải qua một quá trình pháp lý cực kỳ phức tạp, đàm phán với Hội đồng EU thời hạn ít nhất 2 năm, phải được Nghị viên EU thông qua với đa số phiếu, nếu bất thành thời hạn trên sẽ tiếp tục kéo dài.
Cả 2 lý do trên không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia có cả lịch riêng như ta, Tết, lễ lạt có quốc gia kéo dài cả tháng. Ngay Tết Dương cũng vậy, Âu Mỹ nhiều nước chợ Noel kéo dài cả tháng trước đó, cơ quan công quyền nhiều nơi cũng nghỉ bắc cầu, hoặc hạn chế dịch vụ công từ Noel tới Tết. Giá trị truyền thống dân tộc họ không phải vì vậy mà đặt ra, thay hay bỏ lễ, Tết, mà chỉ có thể thích ứng nó theo đòi hỏi của thời đại, ngoại trừ có nước đã xảy ra trong quá khứ như từ cách thế kỷ trước Nhật thay bằng Tết Dương, hay chữ Nôm ở ta được thay bằng quốc ngữ… Hơn 4 triệu người Việt hải ngoại không liên quan gì lịch Âm trong nước, vẫn tổ chức đúng nghi lễ Tết Âm cả gia đình lẫn cộng đồng, được cả chính quyền sở tại ủng hộ, tham dự, cho thấy sức sống của giá trị truyền thống dân tộc vượt lên trên mọi thể chế, thích nghi với mọi thời đại, quốc gia, và ngay cả mai kia dù nước ta có bỏ Tết Âm đi chăng nữa.
*Bỏ danh xưng?
Không chỉ Tết bị đặt thành vấn đề, danh xưng ở nước ta mới đây cũng đang được truyền thông đặt ra nhất là với học hàm học vị giáo sư tiến sỹ; cho rằng nên bỏ, bởi nó chỉ là “chỉ dấu, không phải là vinh quang”, bằng chứng Eintein không cần ai gọi mình là GS TS, nên dùng nó chỉ để “làm dáng phô trương dễ gây tự mãn kiêu căng”, “phản trí thức”, dẫn tới “tệ nạn sính bằng cấp”, chưa nói nạn bằng giả… Danh xưng là một giá trị phổ quát chỉ danh tính, trước hết để phân biệt công việc nghề nghiệp từ phù hiệu cảnh sát tới phù hiệu ban tổ chức một hội nghị sự kiện, hay ca sỹ, thi sỹ… hoặc như quân hàm từ binh nhất tới nguyên soái, hoặc phân biệt phẩm trật có gốc gác tước hiệu từ xưa; đối với khoa bảng để phân biệt học hàm học vị giáo sư phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân; đối với cơ quan công quyền phân biệt cấp bậc, vai trò. Ở nhiều nước như Đức, Áo danh xưng được luật hoá, thậm chí còn quy định cả cách viết chẳng hạn giáo sư thỉnh giảng dứt khoát phải có chữ thỉnh giảng (apl.) đứng trước chữ giáo sư (Prof.), ai bỏ chữ apl mới bị coi có tư tưởng “sính bằng cấp”, chưa nói vì thế nếu gây thiệt hại cho người khác mà bị kiện sẽ phải đối mặt với án toà, chứ không đơn giản danh xưng chỉ là tên gọi “chỉ dấu” tùy cá nhân muốn hay không.
Danh xưng vẫn có thể là vinh quang, như anh hùng, liệt sỹ… nhưng không có nghĩa mọi danh xưng đều mang nghĩa đó để bác bỏ nó, mà hơn hết, trước hết để chính mình và xã hội nhận diện được trách nhiệm tư cách mà danh xưng đó phải đáp ứng. Không thế, mà năm 2010, Tổng thống Đức Köhler đã phải từ chức chỉ vì nhân chuyến thăm đội quân đồn trú Đức tại Afghanistan trả lời phỏng vấn, cho rằng, “trong trường hợp khẩn cấp sử dụng quân đội Đức ở nước ngoài là cần thiết để bảo vệ lợi ích nước Đức như tự do ngoại thương chẳng hạn”, bị giới chính khách sôi sục cáo buộc một nguyên thủ quốc gia mà phát biểu vi hiến (đồng nghĩa với khái niệm “chống nhà nước” ở một số nước). Trong khi truyền thông vô số ý kiến tương tự lại được coi là quyền tự do ngôn luận của công dân, bởi danh tính họ không liên quan gì tới bộ máy nhà nước như danh xưng Tổng thống.
Nguồn: Giaoduc.net.vn
*Quốc gia mạnh nhất thế giới bị thách thức
Nước Mỹ đang rúng động trước các sắc lệnh tân Tổng thống Donald Trump vừa ban hành sau bao phát ngôn tranh cử gây sốc. Đặc biệt phát biểu tại lễ nhậm chức tháng trước, ngược với các tổng thống tiền nhiệm đều nhắc đến thành tựu đất nước, công trạng các vị tiền bối, trân trọng công sức mọi người dân đã làm nên nước Mỹ vốn thuộc về những giá trị truyền thống phổ quát, Donald Trump đã phủ định tất cả, đánh đồng mọi chính quyền, đảng phái xưa nay đều đối kháng với nhân dân Mỹ, coi chỉ mỗi mình đồng nhất với nhân dân “quyền lực được chuyển giao từ Washington sang cho nhân dân Mỹ”; mọi chính khách, lãnh đạo, cơ quan công quyền xưa nay là “giai cấp cai trị”, còn “nước Mỹ (tức nhân dân, kẻ bị trị) bị tàn sát”. Phủ định vai trò nước Mỹ dẫn đầu đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá, cho đó chỉ là “giúp các nước giàu có”, “còn của cải, sức mạnh, tự tin của quốc gia biến mất”, tức đưa nước Mỹ quay lưng lại đối kháng biệt lập với thế giới.
Thay vì tập hợp toàn dân vốn là một giá trị truyền thống phổ quát tạo nên những quốc gia hùng mạnh, Donal Trump đã phân biệt, đối lập họ với nhau giữa “một nhóm nhỏ tại thủ đô đã thu nhận phần thưởng của chính phủ”, “còn nhân dân gánh chi phí”. Các nhà xã hội học gọi tư tưởng đảo ngược các giá trị truyền thống phổ quát trên thuộc chủ nghĩa dân túy, mà hậu họa những quốc gia áp dụng nó đã để lại bao di chứng, lịch sử họ phải trả giá gột rửa mất nhiều thế hệ.
Sức mạnh truyền thống Hoa Kỳ hoàn toàn khác không dễ gì đảo ngược, bởi nhà nước họ dựa trên nền tảng thể chế pháp trị, dân chủ vững chắc từng được bản tuyên ngôn độc lập nước ta năm 1945 đưa vào nhập đề “mỗi một người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được, trong đó có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc (tuyên ngôn độc lập Mỹ)”. Các sắc lệnh Tổng thống Donald Trump ban hành chưa ráo mực đã lập tức vấp phải phản ứng sôi sục cả trong lẫn ngoài nước, từ khởi động qúa trình Mỹ rút khỏi TPP tới tháo dỡ Obamacare, cắt bỏ đường dây công dân gọi đến Nhà Trắng, khôi phục dự án xây dựng 2 đường ống dẫn dầu qua Canada bị chính quyền Obama hủy năm 2005, khôi phục Chính sách Mexico bị ngưng năm 2009… Mới đây nhất sắc lệnh cấm nhập cảnh người có thị thực hợp lệ từ bảy quốc gia theo Hồi giáo đã bị bao nghị sỹ tên tuổi phản đối, thẩm phán liên bang ở New York ra án trát khẩn tạm thời cấm thi hành.
*Liên minh lớn nhất thế giới trước nguy cơ
Giữa năm qua, cuộc trưng cầu dân ý Anh Referendum on the UK’s membership of the European Union (Brexit), đã đặt quốc gia này trước con đường rút khỏi EU vốn là một liên minh thể chế lớn nhất thế giới với đầy đủ cơ chế của một nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng tiền chung, được khởi thủy lâu đời nhất thế giới từ tiền thân Thị trường chung Âu châu (EWG) thành lập giữa thế kỷ trước (1950), hiện có 27 quốc gia Âu châu và 1 vùng đảo Nam Mỹ Französisch-Guayana, dân số nửa tỷ, GDP đứng đầu thế giới. EU đóng vai trò quan sát viên trong G7, thành viên trong G20, đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới và được trao giải Nobel năm 2012. Tương tự như bất kỳ quốc gia nào, truyền thống phổ quát luôn bị thách thức, EU rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, rồi khủng hoảng dòng người tỵ nạn đổ vào châu Âu kéo dài tận bây giờ làm xói mòn niềm tin vào quan điểm truyền thống phổ quát về kinh tế thị trường tự do, toàn cầu hoá, dẫn đến bùng nổ làn sóng chính trị chống lại EU với cuộc trưng cầu dân ý Brexit sau 4 tháng vận động quyết liệt của phe ủng hộ.Tuy nhiên đó chỉ mới khởi đầu về mặt chính trị, nếu áp dụng hậu họa cực kỳ to lớn có thể dẫn tới thay đổi trật tự thế giới, cán cân quyền lực, các mối quan hệ kinh tế, đường biên, sắc tộc. Bản thân nước Anh đã được cảnh báo trước viễn cảnh Brexit gây cho nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp trầm trọng, đồng Bảng sụt giá và doanh nghiệp Anh bị mất thị trường sau khi Anh rời khỏi EU. Tuy nhiên thực hiện Brexit không dễ gì, phải trải qua một quá trình pháp lý cực kỳ phức tạp, đàm phán với Hội đồng EU thời hạn ít nhất 2 năm, phải được Nghị viên EU thông qua với đa số phiếu, nếu bất thành thời hạn trên sẽ tiếp tục kéo dài.
*”Tết Tết Tết Tết đến rồi…”
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi… đàn em thơ khoe áo mới… người đi thăm đi viếng đi chơi… người lo đi mua sắm Tết… chúc một năm thêm sung túc an vui… người nông dân thêm luá thóc… người thương gia mau phát tài… Tết Tết Tết Tết đến trong tim mọi người…”. Tết mừng vui tới mấy rồi cũng trôi qua, tuy nhiên âm hưởng của nó vẫn mãi mãi trong tâm trí mọi người như những nốt nhạc vui nhộn rộn ràng đất trời, lời ca tưng bừng náo nức của bài hát Tết, đem đến cho họ niềm tin kỳ vọng trong năm tới tràn ngời hạnh phúc, tài lộc, may mắn… Tuy vậy, tương tự như giá trị truyền thống phổ quát về chính trị ở Mỹ, EU bị thách thức, cả giá trị truyền thống dân tộc như Tết nước ta nói trên, cũng đang đặt trước câu hỏi, nên hay không nhập vào Tết “Dương”? Bởi (1) lịch Âm lệch 1 tháng so với lịch Dương phổ biến trên thế giới, nên bị chênh trong hoạt động giao thương với các nước vào kỳ Tết. Bởi (2) thực tại tổ chức Tết Âm quá dài so với Tết Dương, vừa làm cho lý do (1) thêm trầm trọng, vừa gây áp lực quá ngưỡng chịu đựng của một bộ phận dân chúng về chi phí tài, lực, tinh thần, thời gian, tệ nạn kèm theo, vừa làm trễ nải hoạt động cơ quan công quyền, tổ chức nhà nước…Cả 2 lý do trên không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia có cả lịch riêng như ta, Tết, lễ lạt có quốc gia kéo dài cả tháng. Ngay Tết Dương cũng vậy, Âu Mỹ nhiều nước chợ Noel kéo dài cả tháng trước đó, cơ quan công quyền nhiều nơi cũng nghỉ bắc cầu, hoặc hạn chế dịch vụ công từ Noel tới Tết. Giá trị truyền thống dân tộc họ không phải vì vậy mà đặt ra, thay hay bỏ lễ, Tết, mà chỉ có thể thích ứng nó theo đòi hỏi của thời đại, ngoại trừ có nước đã xảy ra trong quá khứ như từ cách thế kỷ trước Nhật thay bằng Tết Dương, hay chữ Nôm ở ta được thay bằng quốc ngữ… Hơn 4 triệu người Việt hải ngoại không liên quan gì lịch Âm trong nước, vẫn tổ chức đúng nghi lễ Tết Âm cả gia đình lẫn cộng đồng, được cả chính quyền sở tại ủng hộ, tham dự, cho thấy sức sống của giá trị truyền thống dân tộc vượt lên trên mọi thể chế, thích nghi với mọi thời đại, quốc gia, và ngay cả mai kia dù nước ta có bỏ Tết Âm đi chăng nữa.
*Bỏ danh xưng?
Không chỉ Tết bị đặt thành vấn đề, danh xưng ở nước ta mới đây cũng đang được truyền thông đặt ra nhất là với học hàm học vị giáo sư tiến sỹ; cho rằng nên bỏ, bởi nó chỉ là “chỉ dấu, không phải là vinh quang”, bằng chứng Eintein không cần ai gọi mình là GS TS, nên dùng nó chỉ để “làm dáng phô trương dễ gây tự mãn kiêu căng”, “phản trí thức”, dẫn tới “tệ nạn sính bằng cấp”, chưa nói nạn bằng giả… Danh xưng là một giá trị phổ quát chỉ danh tính, trước hết để phân biệt công việc nghề nghiệp từ phù hiệu cảnh sát tới phù hiệu ban tổ chức một hội nghị sự kiện, hay ca sỹ, thi sỹ… hoặc như quân hàm từ binh nhất tới nguyên soái, hoặc phân biệt phẩm trật có gốc gác tước hiệu từ xưa; đối với khoa bảng để phân biệt học hàm học vị giáo sư phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân; đối với cơ quan công quyền phân biệt cấp bậc, vai trò. Ở nhiều nước như Đức, Áo danh xưng được luật hoá, thậm chí còn quy định cả cách viết chẳng hạn giáo sư thỉnh giảng dứt khoát phải có chữ thỉnh giảng (apl.) đứng trước chữ giáo sư (Prof.), ai bỏ chữ apl mới bị coi có tư tưởng “sính bằng cấp”, chưa nói vì thế nếu gây thiệt hại cho người khác mà bị kiện sẽ phải đối mặt với án toà, chứ không đơn giản danh xưng chỉ là tên gọi “chỉ dấu” tùy cá nhân muốn hay không.
Danh xưng vẫn có thể là vinh quang, như anh hùng, liệt sỹ… nhưng không có nghĩa mọi danh xưng đều mang nghĩa đó để bác bỏ nó, mà hơn hết, trước hết để chính mình và xã hội nhận diện được trách nhiệm tư cách mà danh xưng đó phải đáp ứng. Không thế, mà năm 2010, Tổng thống Đức Köhler đã phải từ chức chỉ vì nhân chuyến thăm đội quân đồn trú Đức tại Afghanistan trả lời phỏng vấn, cho rằng, “trong trường hợp khẩn cấp sử dụng quân đội Đức ở nước ngoài là cần thiết để bảo vệ lợi ích nước Đức như tự do ngoại thương chẳng hạn”, bị giới chính khách sôi sục cáo buộc một nguyên thủ quốc gia mà phát biểu vi hiến (đồng nghĩa với khái niệm “chống nhà nước” ở một số nước). Trong khi truyền thông vô số ý kiến tương tự lại được coi là quyền tự do ngôn luận của công dân, bởi danh tính họ không liên quan gì tới bộ máy nhà nước như danh xưng Tổng thống.
Nguồn: Giaoduc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét