Các bộ 8 nét ( tt và hết )
Như thường lệ, trước khi bắt đầu bài viết mới, ta cùng giải đoán câu đố của bài viết trước:
Lệ thủy can, lệ thủy lưu. 泪水乾,泪水流。
Tâm nan xả, nan phân ly. 心難捨,難分離 !
Có nghĩa :
Nước mắt khô, nước mắt chảy.
Lòng không nở, khó phân ly!
Giải Đáp :
Nước mắt khô, nước mắt chảy. Nước Khô Nước Chảy là hết nước rồi chỉ còn lại hai chữ Mắt là MỤC mà thôi 目目.
Lòng không nở là còn lại chữ TÂM đứng 忄. Nan phân ly là chữ NAN bị phân ly làm hai, lấy bộ CHUY 隹 phiá sau.
Ghép các phần trên lại, ta có chữ CỤ 懼 là SỢ .
CỤ 懼 là chữ Hài Thanh, được ghép bởi bộ TÂM 忄bên trái chỉ Ý (một biểu hiện của tình cảm ở trong lòng), và chữ CÙ 瞿 bên phải chỉ ÂM, nên CỤ 懼 là
SỢ, một trong Thất Tình 七情, là 7 thứ tình cảm của con người: HỈ,
NỘ, ÁI, Ố, AI, CỤ, DỤC 喜, 怒, 愛, 惡, 哀, 懼, 欲 (Vui, Giận, Yêu, Ghét, Buồn,
Sợ, Muốn). Như CỤ NỘI 懼內 : là Sợ bà Nội Tướng ở trong nhà, ta nói là Sợ
Vợ. Sách Luận Ngữ có câu :
Tử viết : [ Tri giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất CỤ ]
子曰:「知者不惑,仁者不憂,勇者不懼。」
Có nghĩa :
Khổng Tử nói rằng :
" Người có sự hiểu biết thì không bị mê hoặc, người có lòng nhân thì không lo lắng, người dũng cảm thì không biết Sợ.
Ông bà ta cũng thường dạy :
CỤ pháp triêu triêu lạc, 懼法朝朝樂,
Khi công nhựt nhựt ưu ! 欺公日日憂!
Có nghĩa :
Con người biết SỢ luật pháp, thì buổi nào cũng vui vẻ hết, còn...
Người coi rẻ phép công thì ngày nào cũng phải lo lắng ưu tư cả!
Biết SỢ luật pháp là tuân thủ luật pháp một cách đúng đắn thì không có
gì phải lo lắng nên luôn luôn vui vẻ. Còn khi dễ phép công, là làm những
điều phạm pháp, như buôn lậu, giết người... thì luôn luôn phải lo sợ
ngày đêm, sống không an ổn!
Trong Cung Oán Ngâm Khúc luận về người đời, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã viết :
Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử, sinh, kinh, CỤ làm nau mấy lần.
Tử, sinh, kinh, CỤ làm nau mấy lần.
Dũng giả bất cụ Khi công nhựt nhựt ưu
Giáp Cốt Văn Kim Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Kim Văn và Đại Triện là hình tượng của chữ NHÂN 人 là Người ở trên, bên
dưới là chữ THỔ 土 là Đất và bộ NHỊ 二 là số 2, với Hội Ý là: Dùng sức
Người để đào xới Đất xuống dưới 2 tầng sâu để có được thứ khoáng vật
nầy. Nên KIM là VÀNG, ký hiệu Hóa Học là Au, kim loại qúy gía. Ta có từ
NGŨ KIM 五金 là 5 thứ kim loại thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, đó
là : KIM, NGÂN, ĐỒNG, THIẾT, TÍCH 金银铜铁锡 : Vàng, Bạc, Đồng, Sắt, Thiếc.
NGŨ HÀNH 五行 : là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
KIM 金
là Tiền, ta thường nói KIM TIỀN 金錢 là Tiền Bạc. từ này có thể phát sinh
do ngày xưa lần đầu tiên người ta dùng kim loại để đúc ra tiền xu, tiền
cắc mà ra. HIỆN KIM 現金 là Tiền mặt.
KIM 金
còn có nghĩa là Binh Khí hay là Nhạc Cụ làm bằng Kim loại, như KIM CÁCH
金革 là chỉ chung Binh Khí và Khôi Giáp, đồ dùng cho quân đội ngày xưa,
nên KIM CÁCH còn có nghĩa là Chiến Tranh.
KIM 金
còn có nghĩa là Cái Phèng-La; đọc truyện Tàu ta hay nghe câu " MINH KIM
THÂU BINH 鳴金收兵 ": có nghĩa là " Gỏ Phèng-La để rút quân về ".
KIM 金 còn là Một trong Bát Âm trong âm nhạc, đó là : KIM 金、THẠCH 石、TI 丝、TRÚC 竹、BÀO 匏、THỔ 土、CÁCH 革、MỘC 木。Đó là Âm thanh của :
1. KIM LOẠI như tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng Phèng-la.
2. ĐÁ như tiếng Khánh, Trống đá.
3. TƠ như tiếng Đàn (Tranh, Tì Bà...)
4. TRÚC như tiếng Tiêu, tiếng Sáo.
5. BẦU như tiếng Kèn làm bằng trái bầu, mướp.
6. ĐẤT chỉ Đồ Gốm, như tiếng Tô Chén, Lu Hủ.
7. DA như tiếng Trống bằng da bò, da trâu.
8. CÂY như tiếng Mỏ, tiếng Nhịp Song-lang.
Bát Âm trong ân nhạc cổ truyền
KIM 金
còn chỉ sự tôn qúy, trân trọng, như KIM THÂN 金身 là Mình Vàng. KIM LAN
金蘭 chỉ Tình bạn thắm thiết, KIM CANG 金鋼 chỉ sự Vững chắc, Mạnh mẽ không
gì xâm phạm nỗi, như ngày xưa luyện võ công tới mức KIM CANG BẤT HOẠI
金鋼不壞 là đao thương gì đều đâm không lủng cả! Cũng từ nầy, nếu ta đọc là
KIM CƯƠNG thì nó là Hột Xoàn.
KIM HÔN 金婚 hay KIM KHÁNH 金慶 là Kỷ niệm Đám Cưới Vàng, kỷ niệm vợ chồng chung sống với nhau được 50 năm tròn mà chưa ... ly dị !
KIM 金
còn chỉ động vật, thực vật có màu vàng óng ánh như KIM NGƯ 金魚 lá Cá
thia thia Tàu, KIM Ô 金烏 là Con Qụa Vàng dùng để chỉ Mặt Trời. KIM QUY 金龜
là Con Rùa Vàng, KIM CHI NGỌC DIỆP 金枝玉葉 ta nói là Cành Vàng Lá Ngọc.
KIM PHONG 金風 là Gió Vàng, là gió của mùa Thu như Ôn Như Hầu đã mở đầu
Cung Oán Ngâm Khúc bằng câu :
Trãi vách quế GIÓ VÀNG hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt nhu đồng !
KIM TỰ THÁP 金字塔 là Những cái tháp có hình dạng giống như chữ KIM của Ai Cập, là mộ chí của các bậc đế vương ngày xưa.
KIM là họ KIM, là Triều đại nhà KIM bên Trung Quốc.
HOÀNG KIM THỜI ĐẠI 黃金時代 : ta nói là Thời Đại Hoàng Kim, ý chỉ thời kỳ
rực rỡ nhất, hưng thịnh nhất của một Triều đại, một Chế độ hay một Thị
Tộc, một Dòng họ nào đó...
Kim Hôn Kim Tự Tháp
Có tất cả 694 chữ được ghép bởi bộ KIM 金 nầy, tiêu biểu có các chữ sau đây :
Tất cả các chữ NGÂN, ĐỒNG, THIẾT, TÍCH, DIÊN 银铜铁锡鉛 : Bạc, Đồng, Sắt,
Thiếc, Chì đều có bộ KIM bên trái để chỉ đó là chat thuộc về Kim Loại.
CHÂM 針 :
là KIM để may vá. Ta có từ CHÂM TUYẾN 針線 : là Kim Chỉ; nghĩa bóng chỉ
sự Thêu thùa May vá. Từ nầy làm ta nhớ đến Nguyên Chẩn (một ông quan
xuất thân nhà nghèo) qua 2 câu thơ nhớ vợ trong bài "Khiển Bi Hoài":
衣裳已施行看盡, Y thường dĩ thí hành khan tận,
針線猶存未忍開。 CHÂM TUYẾN do tồn vị nhẫn khai.
Có nghĩa :
Từ ngày BÀ mất đến giờ...
* Quần áo của bà thì tôi đã bố thí gần hết rồi! Nhưng ..
* Hộp Kim Chỉ của bà để lại thì vẫn còn đó, vì tôi không đành lòng mở
ra xem (sợ sẽ gợi lại hình ảnh của bà lúc sinh thời ngồi may vá mà càng
đau lòng hơn!)
Ta còn có thành ngữ :
THIẾT CHỮ MA THÀNH TÚ HOA CHÂM 鐵杵磨成繡花針: là Chày sắt mài thành kim thêu
hoa; nói gọn lại thành THIẾT CHỮ THÀNH CHÂM 鐵杵成針. Ta nói là: Có công mài
SẮT, có ngày nên KIM. Hồi nhỏ học đến câu nầy, bạn bè thường nói chơi
là: "Có công mài sắt, có ngày thành... Xà-beng!"
7. BỘ ĐÃI 隶 :
ĐÃI 隶 : là Kịp Đến, là Theo Sau . ĐÃI 隶 là chữ Hội Ý theo diễn tiến của chữ viết như sau:
Chữ Khải | Kim Văn | Đại Triện | Tiểu Triện | Lệ Thư |
Ta thấy :
Theo Thuyết Văn Giải Tự - ĐÃI : Cập dã, Tòng hựu tòng vĩ tỉnh, hựu trì
vĩ giả tòng hậu cập chi dã. 及也,从又从尾省,又持尾者从后及之也。——《说文》Có nghĩa: Đãi là
Kịp, là theo từ phía sau, rồi từ phía sau vượt lên kịp phía trước, nên
ĐÃI là ĐUỔI KỊP; ta có từ ĐÃI BỘ 逮捕 là Đuổi theo để Bắt lấy, nghĩa thông
dụng của hiện nay ĐÃI BỘ có nghĩa là Bắt Lấy mà thôi.
Hiện
nay, ĐÃI 隶 được viết như thế nầy 逮 (có bộ XƯỚC để chỉ bước đi), và ĐÃI
được mượn theo lối Giả Tá để làm chữ LỆ 隸 viết theo Giản Thể 隶.
LỆ 隶 là Lệ Thuộc, là một hình thức Nô Dịch ngày xưa, ta thường gọi là NÔ LỆ 奴隸.
LỆ THUỘC 隸屬 : là Chiụ sự điều động sai khiến bởi ai đó hoặc bởi cấp nào đó, tức là TRỰC THUỘC 直屬 vào cấp nào đó hoặc ai đó.
LỆ 隸 còn là tên của một loại Thư Pháp gọi là LỆ THƯ 隸書, có xuất xứ như sau :
Sau khi thống nhất đất nước, trong chính sách thống nhất văn tự gọi là
THƯ ĐÔNG VĂN 書同文 là Viết cùng một loại chữ viết; Tần Thủy Hoàng ngoài
việc ra lệnh cho Thừa Tướng Lý Tư hệ thống lại chữ Tiểu Triện, còn tiếp
nhận thêm kiểu chữ đơn giản hơn, gọn gàng hơn của Trình Mạc. TRÌNH MẠC 程邈
tự là Nguyên Sầm, người đất Hạ Đỗ, là quan cai ngục trong huyện, sau
phạm tội, bị nhốt vào ngục ở Vân Dương. Trong ngục, rảnh rổi ông thấy
chữ Tiểu Triện có kết cấu và các nét viết phức tạp, bèn nghĩ cách kéo
thẳng các nét ra, bỏ phức tạp lấy đơn giản, biến nét tròn thành nét
vuông, sửa đổi trên 3000 chữ dâng lên vua. Tần Thủy Hoàng xem xong, rất
vừa ý, chẳng những tha tội mà còn phong cho ông làm quan Ngự Sử, đồng
thời ra lệnh tất cả công văn giấy tờ đều phải theo loại chữ đơn giản
nầy; vì là chữ của một NÔ LỆ trong ngục tạo ra, cho nên mọi người gọi
kiểu chữ đơn giản nầy là LỆ THƯ 隸書, và gọi Trình Mạc là LỆ THƯ CHI TỔ
隸書之祖 là Ông Tổ của Lệ Thư.
Chữ Tiểu Triện
Chữ Lệ
LỆ THƯ 隸書
là hậu thân của TIỂU TRIỆN 小篆 và là tiền thân của KHẢI THƯ 楷書 là lối
chữ chính quy các nhà trường đang cho học sinh tập viết hiện nay, phát
sinh từ đời Tấn có nhà thư pháp Vương Hi Chi nổi tiếng với LAN ĐÌNH
THIẾP 蘭亭帖 mà Cụ Nguyễn Du đã mượn lời của Hoạn Thư khen Thúy Kiều khi cô
đang chép kinh ở Quan Âm Các là:
Khen rằng bút pháp đã tinh,
So vào với thiếp Lan Đình nào thua!
Tiểu Triện Lệ Thư Khải Thư
Thảo Thư
8. BỘ MÔN 門 :
MÔN 門 : là Cửa. MÔN 門 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết sau đây:
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Kim Văn Đại Triện đều là hình tượng của 2 cánh
cửa mở ra và đóng lại 2 bên. Bất cứ nơi nào trong nhà hoặc trên tường có
mở một lối ra vào đều gọi là MÔN, nên MÔN 門 là Cửa: Hai cánh gọi là
MÔN 門, một cánh gọi là HỘ 戶, Nhưng 2 chữ đi liền nhau MÔN HỘ có nghĩa là
Cửa Nẻo; nghĩa bóng là Một Đại Gia Đình hay Một Môn Phái, Một Tổ Chức
nào đó. Đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung ta hay nghe từ THANH LÝ MÔN
HỘ 清理門戶: Có nghĩa là Dọn dẹp cho sạch sẽ nhà cửa, Ý là Giải quyết
chuyện riêng của Gia đình mình, của Môn Phái Mình mà người ngoài không
được có ý kiến hoặc xen vào.
MÔN 門
còn có nghĩa là cái Cổng, như SƠN MÔN 山門 là Cổng chính để đi vào chùa
chiền miếu mạo. Xưa kia vì muốn tránh nơi chợ búa ồn ào náo nhiệt, các
chùa chiền thường được xây cất ở trong rừng núi, nên Cổng Chính vào chùa
gọi là Sơn Môn. Sau này mặc dù chùa cất ở nơi đô hội nhưng Cổng vào
chùa vẫn gọi là Sơn Môn như thường.
Lại có thuyết cho rằng SƠN MÔN 山門 là TAM MÔN 三門 (Âm SƠN shan và âm TAM san của Quan Thoại đọc gần giống nhau). TAM MÔN là Tam giải thoát chi môn là THAM SÂN SI 貪、瞋、痴, Chính điện là Pháp không Niết bàn, nên cửa vào phải là Tam Giải thoát môn. TAM MÔN còn có nghĩa là : Tín Tâm Môn 信心門,Trí Tuệ Môn 智慧門, Từ Bi Môn 慈悲門. TAM
cũng có thể chỉ Tín 信、Giải 解、Hành 行. Giới bình dân trong tiếng Việt ta
thì gọi Cổng vào Chùa là "Cửa Tam Quan" vì thấy có 3 lối vào: Cửa Chính
và hai cửa phụ hai bên.
Sơn Môn: Cửa Tam QuanMÔN ĐỆ: Ta có 2 từ...
MÔN ĐỆ 門第
: Chữ Đệ 第 có bộ Trúc 竹 trên đầu, có nghĩa là các bậc thang tre, nên
MÔN ĐỆ 門第 : là các bậc tam cấp để bước lên thềm nhà, Môn Đệ cũng có
nghĩa là Nhà cửa của những người giàu có.
MÔN ĐỆ 門弟 : Chữ Đệ 弟 là Em Trai, nên Môn Đệ có nghĩa là: Con em, Đệ Tử ở trong nhà. MÔN ĐỆ tức là MÔN ĐỒ 門徒, là Đệ Tử trong Môn Phái đó!
MÔN ĐANG HỘ ĐỐI 門當戶對
: là Nhà cửa đối xứng nhau, ngang bằng nhau, không ai nghèo giàu hơn ai
cả. Ta cũng nói thành HỘ ĐỐI MÔN ĐANG. Trong bài thơ "Thắm thoát năm
mươi năm" tôi có viết một vế như sau:
Ấy thế, tình ta sớm nhạt màu,
Người đời miệng tiếng lắm xôn xao.
Hộ đối môn đang muôn kiếp vẫn...
Là rào ngăn cách kẻ yêu nhau!
Nói thêm về chữ ĐANG 當 :
ĐANG 當 là Xứng, là Đáng. ĐANG còn được đọc trại thành ĐƯƠNG, như Phái
VÕ ĐANG còn được đọc là VÕ ĐƯƠNG, nên ĐANG còn có nghĩa là ĐƯƠNG, như
TƯƠNG ĐANG 相當 ta nói là TƯƠNG ĐƯƠNG, là " sem-sem nhau" (same same)
nên, phải là...
MÔN ĐANG HỘ ĐỐI chớ không phải MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI.
Có tất cả 105 chữ được ghép bởi bộ MÔN nầy, tiêu biểu có:
SOAN 閂 : là Cây gài cửa, Cái Then gài cửa. Ta có từ SOAN MÔN BẾ HỘ 閂門閉戶: là Đóng cửa và gài cửa lại, ta nói là "Cửa đóng then cài."
BẾ 閉 :
là Đóng. BẾ MÔN 閉門 : là Đóng cửa lại. Ta có từ BẾ MÔN TỎA CẢNG 閉門鎖港 hay
BẾ QUAN TỎA CẢNG 閉關鎖港 : là Đóng cửa khẩu lại, khóa bến cảng lại, không
giao tiếp với nước ngoài.
BẾ
閉 còn có nghĩa là Che là Đậy lại. BẾ NGUYỆT 閉月: là Trăng bị che lại,
nhưng trong thành ngữ BẾ NGUYỆT TU HOA 閉月羞花 thì không phải trăng BỊ CHE,
mà là Trăng TRỐN vào trong MÂY vì mắc cở; còn TU HOA là Hoa thẹn thùa
mà rủ xuống. Đây là thành ngữ chỉ vẻ đẹp của Điêu Thuyền và Dương Qúy
Phi. Điêu Thuyền đẹp đến nổi ra sân cúng trăng, trăng trông thấy phải
mắc cở mà trốn vào trong mây; còn Dương Qúy Phi khi ra vườn thượng uyển
ngắm hoa, thì hoa thấy mình đẹp không bằng đều thẹn thùa mà rủ cả xuống.
Còn người đẹp "Tây Thi gái đất Việt" khi ra suối giặt lụa thì lũ cá
thấy nàng đẹp qúa nên chìm cả xuống đáy khe, gọi là TRẦM NGƯ 沉魚. Vương
Chiêu Quân trên đường cống Hồ, khi ra khỏi Nhạn Môn Quan lũ nhạn thấy
nàng đẹp qúa bay không nổi đều sa cả xuống bãi cát, gọi là Bình Sa LẠC
NHẠN 平沙落雁. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã mượn ý nầy để tả vẻ đẹp của
nàng cung phi trong Cung Oán Ngâm Khúc :
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa.
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình !
Đó là TỨ ĐẠI MỸ NHÂN 四大美人 của Trung Hoa ngày xưa: TRẦM NGƯ, LẠC NHẠN,
BẾ NGUYỆT, TU HOA 沉魚,落雁,閉月,羞花。Nói cho rõ hơn là: Tây Thi trầm ngư, Vương
Chiêu Quân lạc nhạn, Điêu Thuyền bế nguyệt, Dương Qúy Phi tu hoa.
Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Qúy Phi
KHAI 開 : là Mở. KHAI MÔN 開門 là Mở Cửa.
KHAI PHÁ 開拓 : là Mở Mang khai khẩn đất hoang.
KHAI HÓA 開化 : là Mở Mang trí tuệ, Mở mang dân trí.
KHAI PHÓNG 開放 : là Mở rộng, không câu nệ cố chấp. Tư Tưởng Khai Phóng là Tư Tưởng mở rộng dễ chấp nhận cái mới, cái lạ.
KHAI KHOÁNG 開礦 : là Đào bới hầm mỏ. Ta gọi là Đào mỏ.
KHAI TRƯƠNG 開張 : là Mở Rộng cửa ra để buôn bán kinh doanh.
KHAI BÁO 開報 : là Nói ra để báo cho biết việc gì đó, như:
KHAI SANH 開生, KHAI TỬ 開死, KHAI PHÁ SẢN 開 破產...
KHAI
SÁNG 開創 : là Mở ra, Lập ra, như KHAI QUỐC 開國 là Lập ra một nước. KHAI
QUỐC CÔNG THẦN 開國功臣: là những người có công ngay từ những ngày bắt đầu
dựng nước.
KHAI THIÊN LẬP ĐỊA 開天立地: là Mở trời dựng đất, chỉ Lúc trời đất mới được tạo dựng nên.
KHAI CHI 開支 : là Phần xài ra, phần Chi tiêu.
KHAI THỦY 開始 : là Lúc mới băt đầu.
KHAI XA 開車 : là Lái xe, KHAI KHÍ XA 開氣車: là lái xe hơi.
KHAI HOA KẾT QỦA 開花結果: là Nở hoa kết trái, chỉ một hiện tượng tự nhiên:
Nở hoa thì sẽ kết trái mà thôi! Tiếng Việt ta có từ KHAI HOA NỞ NHỤY
thì thường dùng để chỉ đàn bà Sanh Nở.
HOA KHAI PHÚ QÚY 花開富貴: là Hoa nở đẹp tượng trưng cho sự giàu sang phú
qúy. Câu nầy thường được dùng để chúc Tết và thường đi chung với câu
TRÚC BÁO BÌNH AN 竹報平安: Tre trúc luôn xanh tốt quanh năm tượng trưng cho
sự bình an khỏe mạnh.
Hoa khai phú qúy, Trúc báo bình an.
甲骨文 | 金文 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn đến Kim Văn Tiểu Triện đều là hình tượng của một cái
nấp đậy lên trên một khai thức ăn, lấy theo Hội Ý, chữ NHÂN 人 là Người ở
trên, chữ TẤP 皀 là Mùi thơm của các hạt Ngũ cốc khi được nấu chín ở
dưới, nên THỰC 食 là Thức Ăn, từ kép là THỰC PHẨM 食品, LƯƠNG THỰC 糧食.
PHONG Y TÚC THỰC 豐衣足食: là Phong phú về y phục, sung túc về thực phẩm. Ta nói là Dư ăn thừa mặc.
Tăng Quảng Hiền Văn có câu :
Nhân vị tài tử , 人為財死,
Điểu vị THỰC vong. 鳥為食亡。
Có nghĩa :
Người vì tiền tài mà chết, còn Chim thì vì miếng ăn mà chết.
Có tất cả 132 chữ được ghép bởi bộ THỰC nầy, tiêu biểu có :
CƠ 飢 ( 饑 ) : là Đói. CƠ HÀN 饑寒 : là Đói lạnh, chỉ sự nghèo khổ. Sống cảnh Cơ Hàn là chỉ Cảnh sống nghèo khổ.
CƠ NIÊN 饑年 : là Năm đói, ý chỉ năm mất mùa.
BÁN CƠ BÁN BẢO 半饑半飽 : Ta nói là Nửa Đói Nửa No.
CƠ HỎA THIÊU TRƯỜNG 饑火燒腸 : là Cái đói như là lửa đang đốt ở trong
ruột, làm người ta vật vã khó chịu. Nguyễn Gia Thiều đã viết trong Cung
Oán Ngâm Khúc :
Bệnh trần đoài đoạn tâm toan,
LỬA CƠ ĐỐT RUỘT, dao hàn cắt da !
Ông bà ta cũng có để lại một câu :
Tích cốc phòng CƠ, 積穀防饑,
Dưỡng nhi phòng lão. 養兒防老.
Có nghĩa :
Tích trữ lúa gạo để phòng khi đói kém, còn...
Nuôi con cho khôn lớn để phòng khi già cả bệnh tật có con cái chăm nom săn sóc.
Dưỡng nhi phòng lão
ẨM 飲 : là Uống. ẨM THỰC 飲食 : là Ăn Uống. ẨM THỦY 飲水 : là Uống nước. Ta có thành ngữ :
ẨM THỦY TƯ NGUYÊN 飲水思源 : là Uống nước nhớ nguồn.
ẨM TỬU 飲酒 : là Uống rượu. Ta thường nghe câu :
Ngộ ẨM TỬU thời tu ẨM TỬU, 遇飲酒時須飲酒,
Đắc cao ca xứ thả cao ca. 得高歌處且高歌。
Có nghĩa :
Gặp lúc uống rượu thì cứ vui vẻ mà uống rượu đi, còn ...
Nơi nào có thể ca hát được thì cứ ca hát cho vui vẻ đi !
ẨM HẬN 飲恨 : Không phải là Uống Hận, mà là Nuốt Hận, Ôm Hận, như hai câu
thơ trong bài Cảm Hoài của Đặng Dung, một danh tướng đời Trần của ta:
時來屠釣成功易, Thời lai đồ điếu thành công dị,
運去英 雄飲恨多. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Có nghĩa:
Khi thời cơ đưa đến thì cái anh chàng đồ tể chuyên giết chó để bán
thịt như Phàn Khoái và cái anh chàng thư sinh ốm yếu ngồi câu cá ở bờ
sông như Hàn Tín) cũng rất dễ thành công. (Cả 2 là Khai quốc công thần
giúp Hán Cao Tổ dựng nên nhà Hán). Còn...
Lúc vận may đã đi rồi, hết thời rồi, thì dù anh hùng (có giỏi như Gia
Cát Khổng Minh với Lục xuất Kỳ Sơn, sáu lần đem binh đánh Ngụy đều không
thành) nên cũng đành ÔM HẬN mà thôi!
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
10. BỘ CHUY 隹 :
CHUY 隹 : là Chim Đuôi Ngắn. CHUY 隹 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Kim Văn Đại Triện đều là hình tượng giống như
con chim sẻ hay con gà con đang vổ cánh, nên CHUY 隹 là chữ chỉ chung Các
Loài Chim Đuôi Ngắn, nghĩa như chữ Điểu 鳥. Chữ được ghép bởi bộ CHUY
thường dùng để chỉ những loại phi cầm và những động tác liên quan, như KÊ 雞 là Gà, CHUẨN 隼 là Diều Hâu, TƯỚC雀 là Chim se sẻ, NHẠN 雁 là con Vịt trời, miền Nam gọi là con le le ...
Có tất cả trên 50 chữ được ghép bởi Bộ CHUY nầy, ngoài những chữ nêu trên, ta còn có chữ :
HÙNG 雄 :
là Con Trống, là Giống Đực, nên ANH HÙNG 英雄 là Con Trống ưu tú, là
Giống đực xuất sắc, là Người Đàn ông vượt trội hơn tất cả đàn ông khác!
HÙNG 雄 còn chỉ những gì Cao lớn, Mạnh mẽ, như HÙNG TRÁNG 雄壮, HÙNG VĨ 雄偉, HÙNG HẬU 雄厚 ...
THƯ 雌 :
là Con Mái, là Giống Cái, nên ANH THƯ 英雌 là Con Mái ưu tú, là Giống Cái
xuất sắc, là Người Đàn bà vượt trội hơn tất cả đàn bà khác! Nhưng Các
bà các cô không thích dùng từ ANH THƯ mà lại thích dùng từ ANH HÙNG hơn,
nên phải thêm chữ NỮ vào phía trước thành NỮ ANH HÙNG 女英雄 cho nó oai!
Một số ông còn nịnh các bà bằng từ CÂN QUỐC ANH HÙNG 巾幗英雄 là Anh Hùng có
khăn tay (CÂN 巾) và khăn quàng đầu (QUỐC 幗 ) là ANH HÙNG giống cái,
cũng là NỮ ANH HÙNG mà thôi!
THƯ HÙNG 雌雄 :
là Mái Trống, ta nói là Trống Mái, người Miền Bắc nói là SỐNG MÁI; cho
nên câu nói "Quyết một trận SỐNG MÁI "là câu nói của Miền Bắc, có nghĩa:
Quyết một trận để phân biệt ai là Trống ai là Mái, ai thắng ai thua,
cho đâu ra đó hẵn hoi!
Thư Hùng Kiếm Thư Hùng Sư
Thư Hùng... Chim
NAN 難 :
là Khó, là Không Dễ, như NAN ĐỀ 難題 là Vấn đề khó khăn; trong thi cử là
Đề Khó Làm. GIAN NAN 艱難 là Khó nhọc, là Cực khổ. NAN VONG 難忘 : là Khó
quên, NAN ĐÀO 難逃 là Khó mà trốn thoát... Tăng Quảng Hiền Văn có câu:
Tương kiến dị đắc hảo, 相見易得好,
Cữu trú NAN VI NHÂN. 久住難為人。
Có nghĩa :
Mới gặp nhau thì dễ tốt với nhau lắm, nhưng...
Ở
chung với nhau lâu ngày rồi thì rất khó mà làm người! ý nói, mới gặp
nhau tay bắt mặt mừng, nhiệt tình và tốt với nhau vô cùng, nhưng nếu dọn
về ở chung nhà với nhau lâu ngày thì sẽ biết. Mọi thói hư tật xấu của
nhau đều bày ra hết, rồi tiếng bấc tiếng chì, rồi gấu ó nhau, mạt sát
nhau, rồi đến nước sẽ... không thèm nhìn mặt nhau và xem nhau như
thù địch!!!
Ngạn ngữ Trung Hoa có câu:
Phi thiên NAN, cầu nhân cánh NAN; 飛天難,求人更難;
Huỳnh liên khổ, bần cùng cánh khổ; 黃蓮苦,貧窮更苦;
Xuân băng bạc, nhân tình cánh bạc; 春冰薄,人情更薄;
Giang triều hiễm, nhân tâm cánh hiễm. 江潮險 人心更險。
Tri kỳ NAN, thực kỳ khổ, nại kỳ bạc, nghiệm kỳ hiễm, khả dĩ xử thế vi nhân dã! 知其難,食其苦,耐其薄,驗其險可以處世為人也!
Có nghĩa :
Bay lên trời khó, đi cầu cạnh người khác càng khó hơn;
Huỳnh liên đắng, nghèo khổ càng cay đắng hơn;
Lớp băng của sáng xuân rất mỏng, tình người còn mỏng hơn;
Sóng trên sông rất hiễm, lòng người càng hiễm ác hơn.
Biết được cái KHÓ KHĂN khi đi cầu cạnh người khác, nếm được cái CAY
ĐẮNG của sự nghèo khổ, chịu đựng được sự BẠC BẼO của tình người, sẽ
NGHIỆM ra được cái HIỄM ÁC của lòng người là như thế nào. Có thế, bạn sẽ
là người rất biết xử thế và làm người!
NAN 難 khi đọc là NẠN
(có dấu Nặng ) thì có nghĩa là gặp khó khăn trắc trở, là BỊ NẠN, TAI
NẠN 災難, LÂM NẠN 臨難 là Gặp Tai Nạn, còn gọi là TAO NẠN 遭難 là Gặp Nạn. Bút
ký của Kỷ Văn Đạt có câu:
無錢休入眾, Vô tiền hưu nhập chúng,
遭難莫尋親。 TAO NẠN mạc tầm thân.
Có nghĩa :
Không có tiền thì đừng đến chỗ đông người, (sẽ bị người ta khi dễ và xem mình không ra gì đâu), còn khi...
Gặp nạn thì đừng có đi tìm người thân (để nhờ giúp đỡ, nhiều khi họ
không giúp đỡ mà vì sợ bị liên lụy lại đâm ra hại cả mình nữa cũng không
chừng!)
Câu nói trên nghe có vẻ bi quan nhưng lại rất thực tế!
Một từ nữa mà ta rất thường sử dụng, đó là từ...
KHỐN NẠN 困難 : KHỐN
là Khốn Khó, NẠN là Tai Nạn, nên KHỐN NẠN là vừa gặp khó khăn vừa bị
tai nạn, điều mà không ai muốn cả, nên thường dùng từ nầy để "rủa" người
khác: "Đồ Khốn Nạn!" Ý là muốn cho người ta vừa KHỐN vừa NẠN cho biết
chừng! Đây chỉ là một lời "nguyền rủa" chớ không phải dùng để "chưởi bới
", nhưng người đời quen dùng để "chưởi rủa" những người mình ghét:
Thằng Khốn Nạn! Con mẹ Khốn Nạn! Thứ cái đồ Khốn Nạn!
Từ nầy lắm khi cũng được sử dụng rất chính xác, như lời than thở: Khốn
Nạn cho thân tôi! hoặc để cảm thông thương xót: Thật khốn nạn cho thằng
bé mồ côi!... Nhưng, nếu đọc là:
KHỐN NAN (không có dấu Nặng) thì lại có nghĩa là KHÓ KHĂN, như: Vấn đề
Khốn Nan là Vấn đề khó khăn; Cuộc sống Khốn Nan là Cuộc sống Khó Khăn...
Khốn nan và Khốn nạn
Như thường lệ, trước khi kết thúc bài viết nầy, mời tất cả cùng đoán một chữ cho vui...
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư. 三人同行必有我师.
Nhất nhật tam tĩnh ngô thân. 一日三省吾身.
Có nghĩa :
Ba người cùng đi, ắt có một người là thầy của ta.
Mỗi ngày phải ba lần kiểm điểm về bản thân mình.
Hai câu chữ trên đều xuất phát từ sách LUẬN NGỮ, mời tất cả cùng đoán một chữ cho vui vẻ ba ngày XUÂN.
Hẹn bài viết tới : Các bộ 9 nét !
Chúc tất cả cùng có một mùa
XUÂN NHƯ Ý,
AN KHANG THỊNH VƯỢNG !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét