Tổng số lượt khách hành hương về đền Hùng 5 ngày lễ hội vừa qua gấp hơn 5 lần dân số tỉnh Phú Thọ.
Dư âm của kỳ nghỉ lễ cuối tuần qua hẳn vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người hành hương về đất Tổ. Còn những người không đến được đền Hùng năm nay, chắc cũng khó quên những hình ảnh đông đúc đến nghẹt thở của hàng triệu người chen lấn ngày chính hội được đăng tải khắp các mặt báo và mạng xã hội.
Dẫn lời bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh, phó GĐ Sở
Thông tin - Truyền thông Phú Thọ, dự tính đến hết ngày 16/4/2016 (tức
10/3 âm lịch), có khoảng 7 triệu lượt khách về dâng hương tại Đền Hùng.
Tính đến hết ngày 15/4, số khách hành hương về đền Hùng là 5,5 triệu lượt. Và riêng ngày 16/4, có khoảng 1,5-2 triệu lượt khách.
Chúng tôi đã làm thử một số phép so sánh:
- Tổng số lượt khách hành hương về đền Hùng 5 ngày lễ hội vừa qua (7-8 triệu lượt) gấp hơn 5 lần dân số tỉnh Phú Thọ (khoảng 1,36 triệu người);
- Riêng ngày 10/3 âm lịch, lượng người có mặt tại đền Hùng (1,5-2 triệu người) thậm chí còn đông hơn dân số toàn tỉnh Phú Thọ.
- Lượng khách đến hội đền Hùng bằng 1/4 dân số toàn miền Bắc (tính từ Ninh Bình trở ra, khoảng hơn 32 triệu người); 1/3 dân số miền Trung - Tây Nguyên (từ Thanh Hóa - Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên, khoảng 25 triệu người), 1/4 dân số miền Nam (Đông Nam Bộ và ĐBSCL, khoảng hơn 33 triệu người).
(Số liệu dân số tham khảo từ Tổng cục thống kê - tính đến năm 2014).
Với số lượng khách tham dự khổng lồ nói trên, lễ hội đền Hùng cũng là lễ hội có quy mô lớn nhất cả nước.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ...
Tính ra, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Tức là bình quân mỗi giờ, ở Việt Nam lại có một lễ hội được phục hoạt.
7 lễ hội lớn ở Việt Nam, thu hút 16 triệu lượt khách
- Lễ hội Đền Hùng: Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016 được tổ chức từ ngày 12 – 16.4 (tức từ ngày 6 – 10.3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. Trong 5 ngày lễ hội diễn ra, lượng khách du lịch được dự kiến khoảng 7 - 8 triệu lượt người về dâng hương.
- Lễ hội Chùa Hương: Lễ hội diễn ra ở xã Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Mùa lễ hội chùa Hương 2016 ước tính đón khoảng 1,5 triệu - 2 triệu khách.
- Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh: Khai hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Mùa lễ hội Xuân Yên Tử năm nay ước đón trên 2 triệu lượt khách về lễ Phật.
- Lễ hội đền Trần: Năm 2016, lễ hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP. Nam Định. Dù không có con số chính thức nhưng ước khoảng hàng trăm nghìn lượt khách đến đây mỗi năm. Năm 2015, có khoảng 700.000 lượt du khách.
- Lễ hội Phủ Dầy: Đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức 3/3 Âm lịch), tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Chưa có thống kê nhưng năm 2015, lễ hội Phủ Dầy đón khoảng 700.000 lượt khách du lịch.
- Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc - tỉnh Hải Dương diễn ra từ ngày 21-2 đến 1-3-2016 (tức ngày 14 - 23 tháng Giêng âm lịch). Năm 2015, lễ hội đón khoảng 700.000 lượt khách du lịch.
- Lễ hội xuân Núi Bà Đen năm nay diễn ra trong thời gian 1 tháng, từ ngày 11/2 – 12/3/2016 (từ mùng 4 tháng Giêng đến ngày 4 tháng 2 năm Bính Thân 2016) tại Khu Di tích Lịch sử văn hóa danh thắng và du lịch núi Bà Đen (thuộc xã Ninh Sơn, TP. Tây Ninh). Năm 2015, lễ hội đón khoảng 1,5 triệu khách.
- Lễ hội Bà Chúa Xứ: Còn gọi là lễ Vía Bà, được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Năm 2015, ước tính có 2,5 triệu khách đến lễ bái.
Như vậy, chỉ tính riêng 7 lễ hội lớn trên, có khoảng 16 triệu lượt khách tham dự lễ hội mỗi năm. Ấy là còn chưa kể đến số lượng khách tham dự 8.000 lễ hội còn lại...
Lễ hội vốn là dịp con người hướng về nguồn cội, về truyền thống. Mỗi lễ hội đều mang màu sắc, nội dung, giá trị và ý nghĩa riêng trong văn hóa tín ngưỡng của từng dân tộc, từng địa phương và từng quốc gia.
Ở Việt Nam, với sự phong phú và đa dạng, gắn chặt với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, món ăn tinh thần không thể thiếu sau mỗi dịp xuân về.
Bàn về lễ hội Việt Nam, trao đổi với chúng tôi, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, khi tổ chức lễ hội, xét về mặt kinh tế, có thể cho các tiểu thương buôn bán, thu tiền phí, thậm chí địa phương còn được hưởng lợi từ việc cúng tiến, công đức của khách thập phương.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đang có quá nhiều lễ hội diễn ra và nhiều người lợi dụng tín ngưỡng, bỏ bê công việc, tham dự, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng có những sai lầm khi cho phép các lễ hội mọc ra rất nhiều, cấp phép tổ chức lễ hội một cách dễ dãi.
"Lễ hội tổ chức là để bảo tồn văn hóa lịch sử, phải gắn với sự tích linh thiêng, có tính chất quốc gia. Nếu lễ hội nào không tiêu biểu, chỉ mang tính địa phương thì không nên khuyến khích hành lễ linh đình, rầm rộ, gây ra sự tốn kém", GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
ảnh 1:1 lể hội truyền thống.
ảnh 2 : Giỗ Tổ Hùng Vương (Từ Google)
Tính đến hết ngày 15/4, số khách hành hương về đền Hùng là 5,5 triệu lượt. Và riêng ngày 16/4, có khoảng 1,5-2 triệu lượt khách.
Chúng tôi đã làm thử một số phép so sánh:
- Tổng số lượt khách hành hương về đền Hùng 5 ngày lễ hội vừa qua (7-8 triệu lượt) gấp hơn 5 lần dân số tỉnh Phú Thọ (khoảng 1,36 triệu người);
- Riêng ngày 10/3 âm lịch, lượng người có mặt tại đền Hùng (1,5-2 triệu người) thậm chí còn đông hơn dân số toàn tỉnh Phú Thọ.
- Lượng khách đến hội đền Hùng bằng 1/4 dân số toàn miền Bắc (tính từ Ninh Bình trở ra, khoảng hơn 32 triệu người); 1/3 dân số miền Trung - Tây Nguyên (từ Thanh Hóa - Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên, khoảng 25 triệu người), 1/4 dân số miền Nam (Đông Nam Bộ và ĐBSCL, khoảng hơn 33 triệu người).
(Số liệu dân số tham khảo từ Tổng cục thống kê - tính đến năm 2014).
Với số lượng khách tham dự khổng lồ nói trên, lễ hội đền Hùng cũng là lễ hội có quy mô lớn nhất cả nước.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ...
Tính ra, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Tức là bình quân mỗi giờ, ở Việt Nam lại có một lễ hội được phục hoạt.
7 lễ hội lớn ở Việt Nam, thu hút 16 triệu lượt khách
- Lễ hội Đền Hùng: Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016 được tổ chức từ ngày 12 – 16.4 (tức từ ngày 6 – 10.3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. Trong 5 ngày lễ hội diễn ra, lượng khách du lịch được dự kiến khoảng 7 - 8 triệu lượt người về dâng hương.
- Lễ hội Chùa Hương: Lễ hội diễn ra ở xã Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Mùa lễ hội chùa Hương 2016 ước tính đón khoảng 1,5 triệu - 2 triệu khách.
- Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh: Khai hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Mùa lễ hội Xuân Yên Tử năm nay ước đón trên 2 triệu lượt khách về lễ Phật.
- Lễ hội đền Trần: Năm 2016, lễ hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP. Nam Định. Dù không có con số chính thức nhưng ước khoảng hàng trăm nghìn lượt khách đến đây mỗi năm. Năm 2015, có khoảng 700.000 lượt du khách.
- Lễ hội Phủ Dầy: Đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức 3/3 Âm lịch), tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Chưa có thống kê nhưng năm 2015, lễ hội Phủ Dầy đón khoảng 700.000 lượt khách du lịch.
- Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc - tỉnh Hải Dương diễn ra từ ngày 21-2 đến 1-3-2016 (tức ngày 14 - 23 tháng Giêng âm lịch). Năm 2015, lễ hội đón khoảng 700.000 lượt khách du lịch.
- Lễ hội xuân Núi Bà Đen năm nay diễn ra trong thời gian 1 tháng, từ ngày 11/2 – 12/3/2016 (từ mùng 4 tháng Giêng đến ngày 4 tháng 2 năm Bính Thân 2016) tại Khu Di tích Lịch sử văn hóa danh thắng và du lịch núi Bà Đen (thuộc xã Ninh Sơn, TP. Tây Ninh). Năm 2015, lễ hội đón khoảng 1,5 triệu khách.
- Lễ hội Bà Chúa Xứ: Còn gọi là lễ Vía Bà, được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Năm 2015, ước tính có 2,5 triệu khách đến lễ bái.
Như vậy, chỉ tính riêng 7 lễ hội lớn trên, có khoảng 16 triệu lượt khách tham dự lễ hội mỗi năm. Ấy là còn chưa kể đến số lượng khách tham dự 8.000 lễ hội còn lại...
Lễ hội vốn là dịp con người hướng về nguồn cội, về truyền thống. Mỗi lễ hội đều mang màu sắc, nội dung, giá trị và ý nghĩa riêng trong văn hóa tín ngưỡng của từng dân tộc, từng địa phương và từng quốc gia.
Ở Việt Nam, với sự phong phú và đa dạng, gắn chặt với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, món ăn tinh thần không thể thiếu sau mỗi dịp xuân về.
Bàn về lễ hội Việt Nam, trao đổi với chúng tôi, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, khi tổ chức lễ hội, xét về mặt kinh tế, có thể cho các tiểu thương buôn bán, thu tiền phí, thậm chí địa phương còn được hưởng lợi từ việc cúng tiến, công đức của khách thập phương.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đang có quá nhiều lễ hội diễn ra và nhiều người lợi dụng tín ngưỡng, bỏ bê công việc, tham dự, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng có những sai lầm khi cho phép các lễ hội mọc ra rất nhiều, cấp phép tổ chức lễ hội một cách dễ dãi.
"Lễ hội tổ chức là để bảo tồn văn hóa lịch sử, phải gắn với sự tích linh thiêng, có tính chất quốc gia. Nếu lễ hội nào không tiêu biểu, chỉ mang tính địa phương thì không nên khuyến khích hành lễ linh đình, rầm rộ, gây ra sự tốn kém", GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
ảnh 1:1 lể hội truyền thống.
ảnh 2 : Giỗ Tổ Hùng Vương (Từ Google)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét