Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ
Hai 13/02/2017
Trong suốt 18 năm qua, là một người lính của lực lượng phiến quân võ trang Colombia,
German đã quá quen thuộc với những ngày băng giữa rừng sâu hun hút hay đối núi
ngút ngàn, ba lô nặng trĩu trên lưng và cây súng tiểu liên AK47 quàng ngang ngực,
nhưng tuần qua, anh cùng hàng ngàn người phiến quân khác, bắt đầu chuyến quân
hành cuối cùng của cuộc chiến, mà quân FARC đã theo trong 52 năm qua, German,
trong tư thế của một trong những người chỉ huy, nhìn quanh đồng bạn thở dài “giờ
thì họ phải đối diện với một trận chiến khác”.
Tại trại tập trung tạm thời cho các phiến quân FARC, dựng lên gần một
trong các khu phi quân sự hóa, Mauricio Jaramillo, tư lệnh nhóm quân mạnh nhất
của lực lượng FARC, có tên là “khối Đông”, lúc bình minh vừa lên, bình thản trước
190 người lính, ngồi dưới những hàng ghế nhựa, trong một căn lều vải lớn màu
xanh" ô liu", được dựng tạm làm phòng học, phòng họp và phòng để xem truyền
hình, nhìn thẳng họ nói ngắn gọn “hãy lo sắp xếp hàng trang cá nhân, chuẩn bị sẳn
sàng cho chuyến quân hành lần cuối”. Trong bản thỏa ước hòa bình ký kết với
chính quyền Colombia, trong tuần này, hàng ngàn phiến quân bắt đầu di chuyển bằng
mọi phương tiện có được, đi bộ, xe hàng, xe buýt và tàu bè đến các khu tạm trú
trên khắp nước, tính đến ngày 31 tháng 12, có khoảng 6300 phiến quân đã giao nạp
tất cả vũ khí họ có, cho nhân viên đại diện LHQ, từ đây, họ trở về với đời sống
người dân bình thường.
Thoạt đầu, quân FARC định kết thúc việc di chuyển đến các khu tạm trú
ngày 31 tháng 12 nhưng những trục trặc về tiếp liệu trong việc dựng nhà ở, điện
nước và một số dịch vụ khác tại các nơi hẻo lánh xa xôi, làm cho nhân viên
chính quyền gặp nhiều trở ngại, không tiên liệu được. Vài ngày trước ngày kỳ hạn
mới 31 tháng 1, khu phi quân sự hóa rộng 16 mẫu tây ở vùng hoang vu phía đông
thành phố Guaviare, nơi anh German và gần 500 phiến quân thuộc quyền, cho là sẽ
đến ở đó vẫn chưa hoàn tất, vẫn còn thiếu thốn nhiều thứ. Theo kế hoạch dự thảo,
nhà ở, phòng học, bồn chứa và hệ thống ống dẫn nước lọc sạch phải sẳn sàng đâu
đó nhưng đến nay, tuần này, ở đây trống trơn, ngoại trừ một vài chục cái lều và
bàn ghế bằng gỗ. Theo lời của anh German, họ di chuyển đến khu phi quân sự hóa
theo lệnh của thượng cấp nhưng cũng như nhiều phiến quân khác, e rằng, những điều
kiện đã thỏa thuận trong thỏa ước hòa bình có thể vi phạm nay mai, nếu phía
chính quyền không giữ đúng lời hứa, xem ra cái mà chính quyền Colombia muốn, chỉ
là phiến quân giao nạp vũ khí thôi sao, một khi đã giao súng rồi, chính quyền
không tôn trọng những gì cam kết thì họ làm gì đây.
Fundacio’n Reconciliacio’n, một tổ chức về hòa giải có văn phòng ở thủ
đô Bogota’, nói rằng, trong tuần này, 23 trong số 26 trại tạm trú vẫn chưa hoàn
tất mặc dù chính quyền đã có thời gian hơn bảy tháng để làm công việc này. Tại
nhiều khu khác, phiến quân đồng ý, tự dựng lấy nhà ở cho họ nhưng nhiều người
lo ngại, sẽ chiếm mất nhiều thời gian, họ còn phải kịp học hành và theo các
chương trình huấn luyện, hầu trang bị cho họ một số kiến thức cần thiết để trở
lại đời sống dân sự. Mặc dù biết là sẽ gặp khó khăn nhưng anh German vẫn vui cười
khi nói rằng, không có vấn đề quay lại với cuộc chiến nữa rồi, anh và đồng bạn
chấp nhận việc chuyển đổi lực lượng FARC trở thành một đảng phái chính trị hợp
pháp, nhưng không có nghĩa là, sự chiến đấu của quân FARC đến đây chấm dứt, đã
có thỏa thuận hòa bình nhưng họ vẫn tiếp tục tranh đấu cho mọi thứ, những thứ
mà chính quyền Colombia phải tuân hành như đã ký kết. Trước khi chánh thức ký bản
thỏa ước vào tháng 8, cấp lãnh đạo FARC cam kết, sẽ giao lại các phiến quân trẻ
em cho cơ quan cứu tế phức lợi trẻ em để trở về đoàn tụ với gia đình, tuy nhiên, chỉ có
13 em được cho tự do về trong năm rồi, giờ thì quân FARC nói, sẽ giao lại hết,
một khi tất cả quân của FARC đến các vùng phi quân sự hóa.
Chuyện ký kết hòa bình với phiến quân, xem ra không đơn giản, hiện các
băng đảng tội phạm hình sự và vài nhóm loạn quân nhỏ khác, đã bắt đầu kéo vào
trám chỗ, các nơi quân FARC rút đi và bắt tay vào những hoạt động kinh tế bất hợp
pháp mà quân FARC đã từng kiểm soát trước đây, trong số 242 làng xã mà quân
FARC có mặt, thì những nhóm võ trang mới này đã mở rộng địa bàn hoạt động tới
ít nhất 90. Tại thị trấn Guaviare, một nhóm quân FARC ly khai, không chấp nhận
thỏa hiệp hòa bình với chính quyền Colombia đã tiến tới trám chỗ từ mấy ngày
trước. Arsenio Mejia, chỉ huy trưởng của nhóm quân Mặt trận tiền phương FARC,
đau lòng chứng kiến đơn vị của mình tách khỏi nhau, khi có một nhóm phiến quân
tuyên bố sẽ không chấp nhận thỏa hiệp này, trong tháng 12, thêm một nhóm khác
tách ra nữa, dưới quyền chỉ huy của Gentil Duarte, một trong số mấy người lảnh
đạo cao cấp, và cũng là người tham dự việc thương thuyết với chính quyền
Colombia ở Havana, thủ đô Cuba, một khi cho rằng, họ chính là những người đại
diện cho lý tưởng chính thống của người sáng lập ra lực lượng FARC. Arsenio
Mejia, bùi ngùi “thật là đau lòng khi nhìn thấy cảnh này xãy ra, họ là những
chiến hữu của ông ta, cùng chiến đấu bên nhau nhưng giờ họ lại trở thành những
người phản bội”.
Hôm thứ ba, một cảnh sát viên của chính quyền, trên đường công tác với
nhiệm vụ chận đứng mùa thu hoạch lá coca trong vùng thị trấn Guaviare, nơi có
nhóm ly khai FARC hoạt động, đã bị bắn chết bởi một người bắn xẻ mặc dù chưa
rõ, có phải lính của nhóm này làm việc đó hay không, những người lính của FARC,
chấp nhận từ bỏ vũ khí có quyền lo sợ, một khi họ buông súng, trở về đời sống
dân sự rồi, họ có thể sẽ là mục tiêu của các nhóm ly khai ở lại. Theo bản lượng
định tình hình an ninh mật về vùng này của chính quyền, Duarte và khoảng 30 tay
súng theo ông đang lớn tiếng nhân danh quân FARC, được coi là một sự đe dọa cho
diển tiến giải giới theo thỏa hiệp. Nhóm này đã cho gọi người dân trong làng xã
đến họp, đòi hỏi số tiền thuế gọi là “thuế chiến tranh”, thực tế họ đang núp
lén đằng sau việc tiếp tục khai thác và buôn bán ma túy trong vùng. Bên cạnh
đó, một số người chỉ huy quân FARC đã chấp nhận thỏa hiệp tin rằng, các người bất
đồng ý kiến, tách ra chỉ vì họ lo sợ sẽ phải đối diện với hệ thống luật pháp hiện
thời của chính phủ, trong đó có điều khoản buộc tội du kích quân là tội phạm
chiến tranh, ai cũng sợ những gì mình đã làm trong thời gian còn trong hàng ngủ
quân FARC..
Trong khi những người lãnh tụ của lực lượng FARC không tin rằng, các cựu
thành viên của họ sẽ gây ra đe dọa trực tiếp đến họ, nhưng e ngại không ít về
những vụ ám sát các người đứng đầu cộng đồng và phe tranh đấu thiên tả được xem
có liên hệ chính trị với FARC. Có ít nhất 17 vị chức sắc làng xã đã bị giết kể
từ ngày thỏa hiệp hòa bình bắt đầu có hiệu lực 1 tháng 12. Mặc dù không có bằng
chứng, là các vụ giết người này có dính líu tới nhóm quân FARC ly khai nhưng,
ông Alan Jara, người đã bị bắt cóc, giam giữ bởi quân FARC trong hơn 7 năm, hiện
là giám đốc của tổ chức lo cho nạn nhân nói rằng, các chức sắc làng xã này đã bị
tàn sát một cách tàn bạo. Mặt khác, thành viên của lực lượng FARC buông súng trở
về đời sống dân sự cũng e ngại, những hành động bạo động của các nhóm quân FARC
ly khai sẽ làm lu mờ số phận của đảng Ái quốc, một đảng chính trị thành lập bởi
quân FARC trong thời gian định hòa giải với chính quyền trước đây vào năm 1984,
hàng ngàn đảng viên và một số thành viên của các phong trào tả khuynh, đã bị
săn lùng, thủ tiêu bởi phe dân quân cánh hửu thân chính quyền.
Đứng lặng lẽ nhìn các người lính của
mình, dọn tới dọn lui, ba lô súng đạn, chuẩn bị cho chuyến quân hành cuối cùng,
German thở dài lo lắng, lịch sử có thể tự tái diễn lại chuyện cũ nhưng hiện nay
thì anh ta vẫn hy vọng, anh hy vọng sẽ trở thành một chuyên viên vật lý trị liệu,
có cơ hội phát triển năng khiếu mà anh học
được từ lực lượng FARC, nơi mà anh đã giúp rất nhiều chiến hữu bị thương tật
trong những ngày băng rừng lội suối. Hành trang đâu đó gọn gàng, German ngước
lên nhìn, mặt trời vừa ửng đỏ lên phía đầu rừng, mĩm cười nói khẻ “để xem,
chính quyền có để cho họ có được những gì như họ mong muốn không”.
Thuyên Huy
Mon 13.02.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét