Với trình độ khoa học hiện nay, các nhà
khoa học hoàn toàn có thể tạo ra những "người nhân tạo" hầu như hoàn
toàn giống mình về mặt cấu trúc. Nhưng điều đó đang bị cấm cả về phương
diện pháp lý lẫn đạo đức. Thật khó hình dung được viễn cảnh loài người
rồi đây sẽ chung sống với những "người nhân tạo"do chính mình tạo ra.
Thậm chí phải chăng loài người chúng ta thực chất cũng chỉ là những thế
hệ con cháu của những "sinh vật giả" do AI ĐÓ tạo ra? Và với trí tuệ
(nhân tạo) của Người được chỉnh sửa gen từ bào thai trước khi sinh ra có
thể xem là "người nhân tạo", với những đặc tính khác biệt (ảnh minh họa)
...Con người "nhân tạo" đã xuất hiện ?
chúng ta sẽ tạo ra một "loài người giả" khác.
Ngày 26/11/2018, giới khoa học di truyền thế giới đã shock sau thông tin một nhà khoa học Trung Quốc tên là He Jiankui - phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Nam Thâm Quyến - đã công bố trên tờ Associated Press rằng ông đã tạo ra 2 đứa trẻ giới tính nữ sinh đôi - có gen được biến đổi, nhờ CRISPR. Cụ thể, ông đã dùng kỹ thuật chỉnh sửa gen này để cắt bỏ CCR5, một gen hướng dẫn virus HIV lây nhiễm.
Để có được 2 "sản phẩm" - cũng là hai "con người" nói trên, He Jiankui đã tìm được 8 cặp vợ chồng có đặc điểm như sau: người cha dương tính với HIV (tức là bị nhiễm virus HIV) và người mẹ âm tính với HIV (tức là sức khỏe bình thường) – tình nguyện tham gia vào thử nghiệm sinh con "được chỉnh sửa gene".
Bằng cách chỉnh sửa gen của phôi thai, nhà di truyền học nói ông hi vọng sẽ giúp 2 đứa trẻ được sinh ra an toàn mà "không nhiễm bệnh"!?.
Sau khi bị cộng đồng khoa học phản đối, ngày 28/11/2018 He Jiankui đã công khai xuất hiện trước công chúng trong một hội nghị tại Hồng Kông và lên tiếng bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình. Thậm chí ông còn nói rằng mình "tự hào" về nó. He Jiankui nói: "Hai đứa trẻ có tên là Lulu và Nana hiện vẫn bình thường và khỏe mạnh, tôi sẽ theo dõi chúng đến năm 18 tuổi".
Không chỉ vậy, He Jiankui còn tiết lộ một đứa bé nữa, cũng được chỉnh sửa gene, hiện đang ở dạng "bào thai tiềm năng" và sắp ra đời.
Giáo sư He Jiankui, người đã tạo ra những bé gái chỉnh sửa gen -
"người nhân tạo" đầu tiên trên trái đất. Nếu sự thật đúng như tuyên bố
của ông
Lằn ranh mong manh khoa học & đạo đức
Ngay sau tin tức chấn động trên được loan truyền, Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Nam, nơi He Jiankui từng làm việc đã lên tiếng phủ nhận có liên quan đến "công trình nghiên cứu" gây shock của He Jiankui.
Như vậy và nếu những gì He Jiankui nói là sự thật, cho thấy ông đã nghiên cứu "chui". Công trình "khoa học" này này đã không được đăng ký hay thông qua một Ủy ban đạo đức khoa học nào - theo quy định của pháp luật nói chung.
Trên thực tế, trong lĩnh vực khoa học nói chung, sinh học và di truyền học nói riêng, các nhà khoa học vẫn được quyền tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến gen, gồm cả về chỉnh sửa gen phôi người. Tuy nhiên luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới ở thời điểm hiện nay đều không được phép tạo ra thai nhi hay những đứa bé/con người hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề mang tính đạo đức và nghiêm ngặt. Thông thường, các nhà khoa học cần phải được sự thông qua/cho phép của Hội đồng khoa học quốc gia, có xem xét về khía cạnh pháp lý và đạo đức, và phải cam kết sẽ tiêu hủy phôi thai trước khi nó đủ lớn - thường chỉ sau vài ngày hình thành và phát triển.
Để hiểu một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về nghiên cứu của He Jiankui, chúng ta cũng nên biết một chút là: Gen là gì? và tại sao việc chính sửa gen người lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bị cấm?
Gen (hay còn gọi là gene, gien) là một trình tự DNA hoặc RNA, mã hóa cho một phân tử có chức năng chuyên biệt. Trong khi đó, DNA là phân tử mang thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền - quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản, phát triển ... v.v) của các sinh vật. DNA và RNA là những axit nucleic, cùng với protein, lipid và cacbohydrat cao phân tử (polysaccharide) đều là những đại phân tử sinh học chính, có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến. (xem thêm bên dưới).
Các nguy cơ của NGƯỜI ĐƯỢC CHỈNH SỬA GEN (nếu điều đó xảy ra), là chúng ta không biết việc bị đột biến gen như vậy (khác biệt so với loài người nói chung) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng kháng virus? tâm thần và hành vi? sinh hoạt tình dục ...vv. Nói chung là tất cả mọi khía cạnh của một con người.
Còn một lo ngại lớn nữa là việc thêm gen hoặc cắt gen vào một đứa trẻ, khi đứa trẻ trưởng thành và sinh sản sau này, sẽ gây ra những xáo trộn trong bể gen (tổng hợp tất cả các gen) của loài người. Có thể dẫn đến việc cho ra đời những thế hệ tiếp theo cũng biến đổi gen. So sánh như là sẽ xuất hiện một "loài người mới" vậy!
He Jiankui đã thừa nhận nơi mình làm việc đã "không biết gì" về công trình nghiên cứu của ông. Ông đã bỏ tiền túi ra tài trợ cho chính nghiên cứu của mình.
He Jiankui cho biết thêm trước khi thực hiện, ông có gửi nghiên cứu đến một tạp chí khoa học để giới khoa học "bình duyệt" xem có thể chấp nhận một đề tài nghiên cứu như vậy không. Thế nhưng ngay khi thông tin về công trình nghiên cứu bị rò rỉ, đã có một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Khiến cho quá trình "bình duyệt" phải tạm dừng. Cũng chính sự phản đối đã khiến He Jiankui buộc phải ngừng quá trình thử nghiệm lâm sàng (sơ khởi, thử nghiệm) của mình, vốn trước đó vẫn đang diễn ra bình thường.
He Jiankui nói rằng dự án ông đang theo đuổi có mục đích tạo ra những
đứa trẻ không còn bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, chứ không nhằm tạo ra những
cá thể có màu mắt riêng biệt hay có IQ cao (độ thông minh). Ông nói:
"Tôi hiểu rằng việc tôi làm sẽ gây nên nhiều tranh cãi, nhưng tôi tin
rằng các gia đình đều cần tới công nghệ này, và tôi sẵn sàng hứng mũi
chịu sào cho họ".
Và He Jiankui nói rằng công trình khoa học của mình đã thành công!
Ý kiến trong giới khoa học
Vì sự việc chỉ mới xảy ra, nên chưa thể có kết quả điều tra và xác minh độc lập. Nhưng nếu sự thật đúng như vậy, thì ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN MỘT CON NGƯỜI CHỈNH SỬA GEN RA ĐỜI. Lần đầu tiên cả khoa học và đạo đức con người đã vượt ra khỏi những khuôn khổ và quy định đang hiện có.
Chúng ta biết rằng đa số các quốc gia trên thế giới, những dự án biến đổi ADN như thế này bị cấm. Hoặc các nhà khoa học có thể nghiên cứu khía cạnh nhạy cảm này, nhưng chỉ được thực hiện trên các phôi thai đã bị loại bỏ hoặc bắt buộc phải tiêu hủy phôi thai ngay sau khi nghiên cứu xong, không được để phôi thai phát triển thành người.
Một số chuyên gia về di truyền học cho rằng việc chỉnh sửa gen có tiềm năng giúp chủ thể tránh khỏi bệnh tật, bằng cách thay đổi những đoạn mã phiền toái có sẵn trong gen. Nhưng bất luận thế nào, thì điều này tới nay cũng chỉ là một dự đoán. Trong khi đó, không ít chuyên gia lo ngại rằng các thay đổi về gen người không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân được biến đổi gen, mà còn khiến những hậu duệ của cá nhân đó thừa hưởng những thay đổi đã được thực hiện. Tức là sẽ có những đứa trẻ được "thiết kế bằng công nghệ" ra đời.
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng giáo sư He Jiankui đã "đi quá xa".
Ngày 27/11/2018, hơn 100 nhà khoa học Trung Quốc đã ký tên vào một văn bản, lên án nghiên cứu "điên rồ" của He Jiankui. Họ cho rằng với việc tạo ra 2 bé gái chỉnh sửa gen, "chiếc hộp Pandora đã được mở". (xem bên dưới)
Giáo sư Julian Savulescu, chuyên gia ngành đạo đức tại Đại học Oxford (Anh) nói: "Nếu như mọi báo cáo là đúng, thì thí nghiệm này (hai bé gái) quả là không giống người. Bản thân việc chỉnh sửa gen đã mang tính thử nghiệm và có liên hệ với việc đột biến gen, rất có thể khiến vật chủ gặp vấn đề về gen, thậm chí có thể gây ung thư sớm.
Giáo sư Robert Winston, giáo sư đầu ngành sinh sản tại Đại học Hoàng gia London nói: "Nếu đây là báo cáo giả, đây là hành động đi ngược lại với khoa học và thực sự vô trách nhiệm. Nếu đúng, đây vẫn là hành động phản khoa học".
Giáo sư Dusko Ilic, chuyên gia khoa học tế bào gốc tại Đại học King, London nói: "Nếu hành động này được cho là có nhân tính, thì rõ là cách nhìn nhận của những cá nhân liên quan khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Vì bệnh HIV hoàn toàn chữa được, nếu như có thể kiểm soát được việc lây lan bằng thuốc. Vậy nên không phải lo HIV sẽ truyền được sang đời tiếp theo để thực hiện dự án trên".
Kết: Người thật sẽ chung sống với "người giả"!
Tuy nhiên, có một thực tế là cho dù có những lời chỉ trích, thì chắc chắn không đồng nghĩa rằng việc chỉnh sửa gen sẽ bị cấm hoàn toàn trong tương lai. Vì đây là một nhu cầu của phát triển khoa học, là bản năng của loài người chúng ta.
Chắc chắn rồi sẽ tới một ngày, có những đứa trẻ được chỉnh sửa gen sinh ra, đi lại bình thường trên đường phố. Đó là viễn cảnh một ngày CON NGƯỜI chung sống với CON NGƯỜI NHÂN TẠO. Điều đó sẽ là kinh hoàng ác mộng, hay là một thực tế tất yếu mà chúng ta cần chấp nhận? Nhưng để tới được ngày đó, một cách an toàn, rõ ràng loài người hiện tại cần phải triển khai rất nhiều biện pháp kiểm soát, cân nhắc và cần vô số thử nghiệm.
.....
Nội dung bức thư phản đối He Jiankui của 100 nhà khoa học Trung Quốc
Liên quan đến những tin tức gần đây trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài, về việc chỉnh sửa gen phôi người và hai đứa trẻ đã được sinh ra sử dụng công nghệ CRISPR, bằng lý trí của con người, với sự tôn trọng các lý thuyết khoa học cũng như mối quan tâm về sự phát triển khoa học ở Trung Quốc trong tương lai, tuyên bố của chúng tôi như sau:
Việc phê chuẩn đạo đức sinh học cho cái gọi là "nghiên cứu" này là không đủ. Chúng tôi chỉ có thể dùng từ "điên rồ" để mô tả thí nghiệm được tiến hành trực tiếp trên con người. Trong cộng đồng khoa học có nhiều tranh luận về tính chính xác và hiệu ứng chệch mục tiêu mà CRISPR mang lại. Bất kỳ nỗ lực chỉnh sửa đổi phôi người nào và việc tạo ra những đứa trẻ từ đó đều hàm chứa những rủi ro rất lớn khi không được kiểm tra nghiêm ngặt trước.
Về mặt khoa học, những điều đó là hoàn toàn khả thi, nhưng các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã lựa chọn không sử dụng công nghệ [chỉnh sửa gen] trên con người vì những bất trắc, rủi ro và quan trọng nhất, những vấn đề đạo đức theo sau đó.
Những chỉnh sửa không thể đảo ngược đối với gen của con người chắc chắn sẽ đi vào bể gen của loài người. Chúng ta nên có một cuộc thảo luận toàn diện và sâu sắc với các nhà khoa học và toàn bộ nhân loại trên toàn thế giới về những hiệu ứng tiềm năng này.
Chúng ta không loại trừ khả năng các em bé sinh ra bằng công nghệ này có thể khỏe mạnh trong một khoảng thời gian. Nhưng những rủi ro tiềm năng và nguy hiểm mà thủ tục phi lý trí này mang lại, đặc biệt là nếu các thí nghiệm như vậy tiếp tục, rất khó đo lường được.
Đồng thời, đây cũng là một cái tát vào danh tiếng và sự phát triển khoa học của Trung Quốc, đặc biệt là trong nghiên cứu y sinh học. Điều này cực kỳ không công bằng đối với hầu hết các nhà khoa học và học giả, những người vẫn đang làm việc chăm chỉ hướng tới sự đổi mới nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
Chúng tôi kêu gọi các cơ quan quản lý liên quan và các viện nghiên cứu liên kết thiết lập luật và quy định về [chỉnh sửa gen] và tiến hành điều tra toàn diện. Họ cũng nên tiết lộ những phát hiện cho công chúng được biết.
Chiếc hộp Pandora đã được mở. Chúng ta cần phải đóng nó trước khi chúng ta mất cơ hội cuối cùng của mình. Chúng tôi là những nhà nghiên cứu y sinh mạnh mẽ phản đối và lên án bất kỳ nỗ lực nào trong việc chỉnh sửa gen phôi người mà không có giám sát về đạo đức và an toàn!
....
Gene là gì?
Gene (hay còn gọi là gen, gien) là một trình tự DNA hoặc RNA mã hóa cho một phân tử có chức năng chuyên biệt.
DNA là phân tử mang thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản, phát triển ... v.v) của các sinh vật. DNA và RNA là những axit nucleic, cùng với protein, lipid và cacbohydrat cao phân tử (polysaccharide) đều là những đại phân tử sinh học chính có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến.
Sự chuyển giao gene đến các sinh vật thế hệ con cháu là cơ sở của tính thừa kế các tính trạng kiểu hình. Các gene tạo thành từ các trình tự DNA khác nhau gọi là kiểu gene. Kiểu gene cùng với các yếu tố môi trường và phát triển xác định lên tính trạng kiểu hình. Đa số các tính trạng sinh học chịu ảnh hưởng bởi nhiều gene (polygene, tức một tính trạng do nhiều gene khác nhau quyết định) cũng như tương tác gene–môi trường. Một số tính trạng di truyền có thể trông thấy ngay lập tức, ví như màu mắt hoặc số chi, và một số khác thì không, như nhóm máu, nguy cơ mắc các bệnh, hoặc hàng nghìn quá trình sinh hóa cơ bản cấu thành sự sống.
Và He Jiankui nói rằng công trình khoa học của mình đã thành công!
Ý kiến trong giới khoa học
Vì sự việc chỉ mới xảy ra, nên chưa thể có kết quả điều tra và xác minh độc lập. Nhưng nếu sự thật đúng như vậy, thì ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN MỘT CON NGƯỜI CHỈNH SỬA GEN RA ĐỜI. Lần đầu tiên cả khoa học và đạo đức con người đã vượt ra khỏi những khuôn khổ và quy định đang hiện có.
Chúng ta biết rằng đa số các quốc gia trên thế giới, những dự án biến đổi ADN như thế này bị cấm. Hoặc các nhà khoa học có thể nghiên cứu khía cạnh nhạy cảm này, nhưng chỉ được thực hiện trên các phôi thai đã bị loại bỏ hoặc bắt buộc phải tiêu hủy phôi thai ngay sau khi nghiên cứu xong, không được để phôi thai phát triển thành người.
Một số chuyên gia về di truyền học cho rằng việc chỉnh sửa gen có tiềm năng giúp chủ thể tránh khỏi bệnh tật, bằng cách thay đổi những đoạn mã phiền toái có sẵn trong gen. Nhưng bất luận thế nào, thì điều này tới nay cũng chỉ là một dự đoán. Trong khi đó, không ít chuyên gia lo ngại rằng các thay đổi về gen người không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân được biến đổi gen, mà còn khiến những hậu duệ của cá nhân đó thừa hưởng những thay đổi đã được thực hiện. Tức là sẽ có những đứa trẻ được "thiết kế bằng công nghệ" ra đời.
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng giáo sư He Jiankui đã "đi quá xa".
Ngày 27/11/2018, hơn 100 nhà khoa học Trung Quốc đã ký tên vào một văn bản, lên án nghiên cứu "điên rồ" của He Jiankui. Họ cho rằng với việc tạo ra 2 bé gái chỉnh sửa gen, "chiếc hộp Pandora đã được mở". (xem bên dưới)
Giáo sư Julian Savulescu, chuyên gia ngành đạo đức tại Đại học Oxford (Anh) nói: "Nếu như mọi báo cáo là đúng, thì thí nghiệm này (hai bé gái) quả là không giống người. Bản thân việc chỉnh sửa gen đã mang tính thử nghiệm và có liên hệ với việc đột biến gen, rất có thể khiến vật chủ gặp vấn đề về gen, thậm chí có thể gây ung thư sớm.
Giáo sư Robert Winston, giáo sư đầu ngành sinh sản tại Đại học Hoàng gia London nói: "Nếu đây là báo cáo giả, đây là hành động đi ngược lại với khoa học và thực sự vô trách nhiệm. Nếu đúng, đây vẫn là hành động phản khoa học".
Giáo sư Dusko Ilic, chuyên gia khoa học tế bào gốc tại Đại học King, London nói: "Nếu hành động này được cho là có nhân tính, thì rõ là cách nhìn nhận của những cá nhân liên quan khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Vì bệnh HIV hoàn toàn chữa được, nếu như có thể kiểm soát được việc lây lan bằng thuốc. Vậy nên không phải lo HIV sẽ truyền được sang đời tiếp theo để thực hiện dự án trên".
Kết: Người thật sẽ chung sống với "người giả"!
Tuy nhiên, có một thực tế là cho dù có những lời chỉ trích, thì chắc chắn không đồng nghĩa rằng việc chỉnh sửa gen sẽ bị cấm hoàn toàn trong tương lai. Vì đây là một nhu cầu của phát triển khoa học, là bản năng của loài người chúng ta.
Chắc chắn rồi sẽ tới một ngày, có những đứa trẻ được chỉnh sửa gen sinh ra, đi lại bình thường trên đường phố. Đó là viễn cảnh một ngày CON NGƯỜI chung sống với CON NGƯỜI NHÂN TẠO. Điều đó sẽ là kinh hoàng ác mộng, hay là một thực tế tất yếu mà chúng ta cần chấp nhận? Nhưng để tới được ngày đó, một cách an toàn, rõ ràng loài người hiện tại cần phải triển khai rất nhiều biện pháp kiểm soát, cân nhắc và cần vô số thử nghiệm.
.....
Nội dung bức thư phản đối He Jiankui của 100 nhà khoa học Trung Quốc
Liên quan đến những tin tức gần đây trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài, về việc chỉnh sửa gen phôi người và hai đứa trẻ đã được sinh ra sử dụng công nghệ CRISPR, bằng lý trí của con người, với sự tôn trọng các lý thuyết khoa học cũng như mối quan tâm về sự phát triển khoa học ở Trung Quốc trong tương lai, tuyên bố của chúng tôi như sau:
Việc phê chuẩn đạo đức sinh học cho cái gọi là "nghiên cứu" này là không đủ. Chúng tôi chỉ có thể dùng từ "điên rồ" để mô tả thí nghiệm được tiến hành trực tiếp trên con người. Trong cộng đồng khoa học có nhiều tranh luận về tính chính xác và hiệu ứng chệch mục tiêu mà CRISPR mang lại. Bất kỳ nỗ lực chỉnh sửa đổi phôi người nào và việc tạo ra những đứa trẻ từ đó đều hàm chứa những rủi ro rất lớn khi không được kiểm tra nghiêm ngặt trước.
Về mặt khoa học, những điều đó là hoàn toàn khả thi, nhưng các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã lựa chọn không sử dụng công nghệ [chỉnh sửa gen] trên con người vì những bất trắc, rủi ro và quan trọng nhất, những vấn đề đạo đức theo sau đó.
Những chỉnh sửa không thể đảo ngược đối với gen của con người chắc chắn sẽ đi vào bể gen của loài người. Chúng ta nên có một cuộc thảo luận toàn diện và sâu sắc với các nhà khoa học và toàn bộ nhân loại trên toàn thế giới về những hiệu ứng tiềm năng này.
Chúng ta không loại trừ khả năng các em bé sinh ra bằng công nghệ này có thể khỏe mạnh trong một khoảng thời gian. Nhưng những rủi ro tiềm năng và nguy hiểm mà thủ tục phi lý trí này mang lại, đặc biệt là nếu các thí nghiệm như vậy tiếp tục, rất khó đo lường được.
Đồng thời, đây cũng là một cái tát vào danh tiếng và sự phát triển khoa học của Trung Quốc, đặc biệt là trong nghiên cứu y sinh học. Điều này cực kỳ không công bằng đối với hầu hết các nhà khoa học và học giả, những người vẫn đang làm việc chăm chỉ hướng tới sự đổi mới nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
Chúng tôi kêu gọi các cơ quan quản lý liên quan và các viện nghiên cứu liên kết thiết lập luật và quy định về [chỉnh sửa gen] và tiến hành điều tra toàn diện. Họ cũng nên tiết lộ những phát hiện cho công chúng được biết.
Chiếc hộp Pandora đã được mở. Chúng ta cần phải đóng nó trước khi chúng ta mất cơ hội cuối cùng của mình. Chúng tôi là những nhà nghiên cứu y sinh mạnh mẽ phản đối và lên án bất kỳ nỗ lực nào trong việc chỉnh sửa gen phôi người mà không có giám sát về đạo đức và an toàn!
....
Gene là gì?
Gene (hay còn gọi là gen, gien) là một trình tự DNA hoặc RNA mã hóa cho một phân tử có chức năng chuyên biệt.
DNA là phân tử mang thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản, phát triển ... v.v) của các sinh vật. DNA và RNA là những axit nucleic, cùng với protein, lipid và cacbohydrat cao phân tử (polysaccharide) đều là những đại phân tử sinh học chính có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến.
Sự chuyển giao gene đến các sinh vật thế hệ con cháu là cơ sở của tính thừa kế các tính trạng kiểu hình. Các gene tạo thành từ các trình tự DNA khác nhau gọi là kiểu gene. Kiểu gene cùng với các yếu tố môi trường và phát triển xác định lên tính trạng kiểu hình. Đa số các tính trạng sinh học chịu ảnh hưởng bởi nhiều gene (polygene, tức một tính trạng do nhiều gene khác nhau quyết định) cũng như tương tác gene–môi trường. Một số tính trạng di truyền có thể trông thấy ngay lập tức, ví như màu mắt hoặc số chi, và một số khác thì không, như nhóm máu, nguy cơ mắc các bệnh, hoặc hàng nghìn quá trình sinh hóa cơ bản cấu thành sự sống.
Gene có thể thu nạp các đột biến sinh học nằm trong trình tự của chúng, dẫn đến những biến thể, gọi là các allele, trong quần thể. Các allele này mã hóa một số phiên bản hơi khác nhau của cùng một protein, làm biểu hiện tính trạng kiểu hình khác nhau.
Khái niệm gene liên tục được tinh chỉnh để cho phù hợp với những hiện tượng mới khám phá gần đây. Ví dụ, các vùng điều hòacủa một gene có thể nằm rất xa các vùng mã hóa của nó, và các vùng mã hóa này có thể xen kẽ bởi các đoạn exon. Một số virus lưu trữ bộ gene của chúng trong RNA thay vì ở DNA và một số sản phẩm gene là những RNA không mã hóa có chức năng chuyên biệt. Do đó, theo nghĩa rộng, định nghĩa khoa học hiện đại về gene là bất cứ đoạn locus di truyền được, đoạn trình tự trong bộ gene ảnh hưởng tới các tính trạng của sinh vật được biểu hiện thành sản phẩm chức năng hoặc tham gia điều hòa biểu hiện gene.
Thuật ngữ gene do nhà thực vật học, sinh lý học thực vật và di truyền học người Đan Mạch Wilhelm Johannsen giới thiệu năm 1905. Ông lấy gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại: γόνος, gonos, có nghĩa là thế hệ con cháu và sinh sản.
.....
Chiếc hộp Pandora là gì?
Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora.
Theo chỉ thị của thần Zeus, Hephaistos đã tạo ra người phụ nữ đầu tiên (trong thế giới loài người) bằng đất sét, và đặt tên nàng là Pandora.
Khi bị Prometheus ăn cắp ngọn lửa, để trả thù, Zeus đã tặng nàng Pandora cho người anh em của Prometheus là Epimetheus. Cùng đó, Zeus đã tặng nàng Pandora một chiếc hộp làm quà cưới, với lời dặn "không được phép mở chiếc hộp này vì bất cứ lý do gì".
Tuy nhiên sau ngày cưới vì tò mò, Pandora đã mở chiếc hộp ra. Từ trong hộp, tất cả những "thói hư tật xấu" và cả thiên tai, bệnh tật, chết chóc ... đã lan ra vào xã hội loài người. Những điều mà trước đó con người không biết tới.
Người phương Tây thường dùng từ "chiếc hộp Pandora" theo ý nghĩa là nó sẽ gây ra những điều không tốt lành, khó hàn gắn khắc phục được.
Cập nhật ngày 30/11/2018: Chính phủ TQ phản đối mạnh mẽ dự án của He Jiankui. "Thí nghiệm này đã vi phạm pháp luật và các quy định của Trung Quốc, gây sốc và không thể chấp nhận được"!
(Từ Bình Luận Án)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét