10 thg 12, 2018

Vua Sư tử và những huyền thoại về sư tử


Trong đời chẳng hề có vua sư tử, và sư tử không sống ở trong rừng.
Từ sư tử quái vật Nemea bị dũng sỹ Hercule giết chết trong Thần thoại Hy Lạp cho tới thần chiến tranh Maahes có đầu sư tử của người Ả rập cổ đại, hình ảnh vượt thời gian về sư tử đã là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện tưởng tượng hoang đường trên khắp thế gian.

Bên cạnh việc đóng vai trò là một loài vật thiêng trong các truyền thuyết của nhân loại, sư tử xuất hiện trong một bộ sưu tầm các huyền thoại về riêng nó. Dưới đây là một số các truyện kể đó, và sự thật đằng sau các truyền kỳ.

Không có 'Vua Sư tử'

Bất kể là bạn có tin vào bộ phim kinh điển của Disney tới đâu đi chăng nữa, thì trong đời cũng không bao giờ có một Mufasa hay một Simba làm chúa tể thống lĩnh cả đàn sư tử (hay tất cả muôn loài ở châu Phi, nếu dựa theo phim).
Thay vì có một bậc đế vương hay nữ hoàng thì sư tử sống trong một xã hội bình đẳng, không phân ngôi thứ.

Bản quyền hình ảnh Simon Blakeney/BBC NHU 2018
Image caption Sư tử không sống trong rừng cây

Vua của rừng không cây

Sư tử nổi tiếng với danh xưng được trao cho là 'Chúa tể Rừng xanh'. Tuy nhiên, danh hiệu này hoàn toàn gây nhầm lẫn, bởi sư tử thực ra không sống trong rừng (và như đã nói ở trên, chúng không có vua!).

Lãnh địa sinh sống của sư tử là những miền đất có các bụi cây, trảng cỏ, thảo nguyên savannah và các ngọn đồi đá, nhưng không phải là trong rừng.
Nói sư tử là chúa tể rừng xanh chính là đã nói sai, hay chính xác hơn là đã dịch sai.
Chữ 'rừng' ('jungle' trong tiếng Anh) có gốc rễ từ chữ 'jangle' trong tiếng Hindi, có nghĩa là rừng nhiệt đới hoặc vùng đất hoang. Nghĩa sau của chữ này có thể dùng cho chữ 'savannah'.
Sư tử có một danh xưng khác, 'Vua của những loài mãnh thú', và không ai phản bác điều này. Nếu bạn không nghĩ vậy, hãy thử tới gần một con sư tử sẽ biết.
Sư tử trắng được coi là loài vật thiêng trên khắp Phi châu, và có một cách hiểu sai phổ biến rằng chúng là bạch tạng.
Tuy sư tử bạch tạng có tồn tại, nhưng sư tử trắng thì lại là một nhánh trong họ nhà sư tử.
Sư tử trắng có một đột biến gene ngược gọi là Leucism, khiến cho lượng melanin, tức sắc tố đen trên da, bị giảm mạnh - đây là sắc tố kiểm soát màu lông và màu mắt của sư tử.
Trên thực tế, màu mắt là cách để ta phân biệt giữa sư tử trắng và sư tử bạch tạng.
Sư tử trắng thì có mắt màu xanh dương, còn sư tử bạch tạng có mắt màu đỏ hoặc hồng.

Bờm sư tử

Bờm sư tử thường được coi là đặc tính thể hiện sức hấp dẫn giới tính của một con sư tử đực với các bạn tình của nó. Bờm càng dày, con sư tử đực càng có sức hấp dẫn lớn.

Bản quyền hình ảnh Simon Blakeney/BBC NHU 2018
Image caption Có bờm không nhất thiết có nghĩa là sư tử đực
Tuy nhiên, những bằng chứng mới đây bác bỏ điều này. Những con sư tử đực không có bờm ở Tsavo đã chứng tỏ rằng chúng có khả năng quyến rũ bạn tình và bảo vệ lãnh thổ của chúng không thua kém gì các con đực khác.

Mà bờm cũng không nhất thiết có nghĩa là chỉ có ở sư tử đực. Người ta đã quan sát thấy có những con sư tử cái có bờm, mà cụ thể là tại Vùng đồng bằng Okavango ở Botswana.
Những con sư tử cái này tham gia vào mọi hoạt động bình thường với bọn sư tử đực, và có khả năng sinh nở tốt hơn so với các con cái khác.

Niềm kiêu hãnh của sư tử đực


Bản quyền hình ảnh Louis Rummer-Downing/BBC NHU 2018
Image caption Không phải lúc nào cũng chỉ có sư tử cái đi săn mồi
Mọi người thường có cách hiểu chung là niềm kiêu hãnh của một con sư tử đực là để cho bọn sư tử cái đảm nhận toàn bộ việc săn mồi. Thế nhưng các bằng chứng mới cho thấy điều này không hoàn toàn đúng. Vai trò chủ yếu của các con sư tử cái là đi săn mồi, trong lúc con sư tử đực bảo vệ lãnh địa, thế nhưng bọn sư tử đực cũng biết săn mồi.
Không chỉ có vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ săn mồi thành công ở cả hai giới là hầu như tương đương nhau.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Xem Thêm :Con người trông sẽ thế nào sau 1 triệu năm nữa?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét