Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội
Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng
Hirohito (1901-1989)
Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng
Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình.
Mất tới một phần tư thế kỷ để biên soạn, dự án này dựa trên khoảng 40 nguồn tư liệu mới, trong đó đáng chú nhất là nhật ký và những ghi chép của đô đốc Saburo Hyakutake, người giữ chức vụ Thị tòng trưởng (tức người đứng đầu Cung Nội Sảnh) từ năm 1936 đến năm 1944. Tuy vẫn công nhận quy mô đồ sộ của công trình, các chuyên gia dường như đều đồng tình rằng ghi chép mới chưa mang lại các phát kiến chấn động hay diễn giải đột phá nào liên quan tới những vai trò đa dạng và hay thay đổi của Hirohito trong giai đoạn rối ren nhất của lịch sử hiện đại Nhật Bản.
Điều này có lẽ không mấy ngạc nhiên với một bộ sách đến từ đội ngũ biên tập chính thống của một cơ quan hoàng gia bảo thủ. Bộ sử đã đưa ý tưởng rằng sứ mệnh của nhà sử học, nói như Leopold von Ranke vào thế kỷ 19, là cho thấy được “những gì thực sự đã xảy ra,” lên một tầm cao mới. Nó được nói đến như một bộ biên niên sử xuất sắc về những diễn biến hàng ngày tại triều đình, hé lộ những chi tiết như việc Thiên hoàng đã ăn mừng Giáng sinh khi còn là một cậu bé, hay việc ông đã phẫu thuật mũi khi còn trẻ, hay việc ông thường xuyên gặp những người nào.
Công bằng mà nói, những mẩu thông tin này có thể rất thú vị và hữu ích. Tuy nhiên, tài liệu mới đã không thể giải thích hay phân tích được những sự kiện quan trọng trong giai đoạn trị vì của Hirohito. Độc giả sẽ thất vọng nếu họ muốn biết thêm về sự tham gia của Nhật Bản vào chiến tranh Thái Bình Dương, sự bại trận của đất nước này, cuộc chiếm đóng của quân Đồng minh (đặc biệt là mối quan hệ của Hirohito với tướng Douglas MacArthur), hay sự miễn cưỡng sau này của Hirohito đối với việc đến thăm đền Yasukuni, nơi những liệt sĩ của Đế quốc Nhật, bao gồm những tội phạm chiến tranh loại A, được thờ cúng.
Những gì đã biết về Hirohito còn sơ sài. Việc ông là con người mâu thuẫn đến mức bi kịch không còn là mới mẻ. Là một vị quân vương trẻ tuổi (nhiếp chính từ năm 20 tuổi, lên ngôi năm 25 tuổi), ông phải đảm nhận hai vai trò đối lập: vừa là thiên phụ của đất nước, vừa là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang hoàng gia đang xâm lược các nước láng giềng châu Á của Nhật Bản. Sự dũng cảm và quyết đoán của ông có thể còn hạn chế khi ông đã không thể kháng cự được chủ nghĩa quân phiệt đang trỗi dậy. Nhưng sẽ vẫn sai nếu cho rằng ông đã bất lực (và vì thế vô tội) hay đã không làm gì để chống lại điều đó.
Sự xung đột giữa vai trò thần thánh và thế tục của Hirohito trở nên gay gắt nhất vào mùa thu năm 1941, khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản tranh luận về việc có gây chiến với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của nó hay không. Vào ngày 6 tháng 9, một hội nghị hoàng gia đã được tổ chức nhằm phê chuẩn một lịch trình cho cuộc tổng động viên trong trường hợp đàm phán ngoại giao Mỹ-Nhật thất bại. Như trong các hội nghị hoàng gia khác, Hirohito được trông đợi là sẽ giữ im lặng và chỉ phải phê chuẩn chính sách khi nó đã được thông qua.
Tuy nhiên, phá vỡ nghi thức đó, Hirohito đã tỏ ý quan ngại về việc từ bỏ ngoại giao quá sớm, và ngâm lại bài thơ do ông ngài là Thiên hoàng Minh Trị đã viết khi cuộc chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu vào năm 1904: “Khắp bốn biển, mọi người đều là anh chị em/Vậy sao lại có những cơn sóng to gió lớn như thế này?” Như vậy, Hirohito có lẽ đã tìm cách thể hiện quan điểm của cá nhân ông rằng Nhật Bản nên tránh gây chiến với Hoa Kỳ, nhất là khi đất nước này vừa tiến hành một cuộc xâm lược tàn khốc và bất thành tại Trung Quốc trong hơn 4 năm trước đó.
Thế nhưng, dù cho ý định thực sự của Hirohito là gì (chúng ta không thể biết chắc về điều đó), thực tế hiển hiện là ông đã hùa theo cuộc tổng động viên. Hơn nữa, trong khi bộ chính sử mới miêu tả khá chi tiết sự kiện nổi tiếng này, nó lại không đưa ra được phát hiện mới nào về cách Hirohito nhận thức hành động của mình.
Ngần ngại khi khai chiến với Mỹ bao nhiêu, Hirohito lưỡng lự một cách tuyệt vọng đối với cách chấm dứt chiến tranh bấy nhiêu. Bộ sử mới kể lại việc Hirohito đã nói với viên cố vấn thân cận nhất của mình, Nội đại thần Koichi Kido, vào ngày 26 tháng 9 năm 1944 như sau: “Nếu có thể kết thúc chiến tranh mà không có vấn đề giải trừ quân bị hay trách nhiệm chiến tranh, trẫm không cần quan tâm [nếu] những vùng đất đai đã chiếm được [bị lấy đi].” Đây được cho là dấu hiệu đầu tiên trong bộ sử mới về mong muốn kết thúc chiến tranh của Hirohito.
Thế nhưng, dù mong muốn thực sự là gì, những hành động tiếp theo của ông – một lần nữa – vẫn khác hẳn so với một người đang tích cực tìm kiếm hòa bình. Suốt nhiều tháng, ông đã tự nói với mình và với những người khác rằng đầu tiên “Nhật Bản cần có thêm một thắng lợi quân sự vượt trội nữa” trước Hoa Kỳ, để đất nước có một chút lợi thế ngoại giao nhằm đàm phán một sự giàn xếp hậu chiến. Chắc chắn, rất nhiều sinh mạng của không riêng gì người Nhật Bản đã bị cướp đi trong những tháng thiếu quyết đoán đó.
Thật vậy, sự tồn vong của chính nước Nhật đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, khi mà hầu hết các thành phố bị ném bom, Okinawa bị chiếm, còn Hiroshima và Nagasaki phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử. Thế rồi cuối cùng, Nhật Bản đã bị giải giáp, các tòa án hậu chiến được thành lập, còn thành quả chiến tranh xâm lược của đế quốc Nhật thì bị đảo ngược gần hết. Ngay cả khi đó, Hirohito vẫn tránh được trách nhiệm cá nhân trong một cuộc chiến rõ ràng đã được thực hiện trên danh nghĩa của ông. Giữa sự đổ nát của thời hậu chiến, ông lại trở thành một biểu tượng của hòa bình.
Như vậy, bài học quan trọng nhất của bộ triều sử mới có lẽ rất khác với ý muốn của các nhà biên soạn. Sự bất lực đã thành tiếng xấu của Nhật Bản trong việc không thể chấp nhận quá khứ đan lẫn một cách sâu sắc với sự bất lực trong việc hiểu được vị Thiên hoàng này.
Cần thừa nhận rằng, bộ sử mới chỉ sử dụng một cách có chọn lọc các nguồn tư liệu sơ cấp, một vài nguồn trong số đó chưa được công bố trọn vẹn. Nhiều tiết lộ mới có khả năng sẽ xuất hiện trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến lúc này, Hirohito vẫn là một nhân vật đặc biệt và khó hiểu đến kỳ lạ, một hình tượng thách thức mọi nhận thức thông thường – và điều này, thật đáng tiếc, đang gây khó khăn cho việc hiểu thêm về “những gì thực sự đã xảy ra.”
Eri Hotta mới đây nhất là tác giả của cuốn “Japan 1941: Countdown to Infamy” (Nước Nhật năm 1941: Đếm ngược đến sự ô nhục).
Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate
http://nghiencuuquocte.org/
Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng
Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình.
Mất tới một phần tư thế kỷ để biên soạn, dự án này dựa trên khoảng 40 nguồn tư liệu mới, trong đó đáng chú nhất là nhật ký và những ghi chép của đô đốc Saburo Hyakutake, người giữ chức vụ Thị tòng trưởng (tức người đứng đầu Cung Nội Sảnh) từ năm 1936 đến năm 1944. Tuy vẫn công nhận quy mô đồ sộ của công trình, các chuyên gia dường như đều đồng tình rằng ghi chép mới chưa mang lại các phát kiến chấn động hay diễn giải đột phá nào liên quan tới những vai trò đa dạng và hay thay đổi của Hirohito trong giai đoạn rối ren nhất của lịch sử hiện đại Nhật Bản.
Điều này có lẽ không mấy ngạc nhiên với một bộ sách đến từ đội ngũ biên tập chính thống của một cơ quan hoàng gia bảo thủ. Bộ sử đã đưa ý tưởng rằng sứ mệnh của nhà sử học, nói như Leopold von Ranke vào thế kỷ 19, là cho thấy được “những gì thực sự đã xảy ra,” lên một tầm cao mới. Nó được nói đến như một bộ biên niên sử xuất sắc về những diễn biến hàng ngày tại triều đình, hé lộ những chi tiết như việc Thiên hoàng đã ăn mừng Giáng sinh khi còn là một cậu bé, hay việc ông đã phẫu thuật mũi khi còn trẻ, hay việc ông thường xuyên gặp những người nào.
Công bằng mà nói, những mẩu thông tin này có thể rất thú vị và hữu ích. Tuy nhiên, tài liệu mới đã không thể giải thích hay phân tích được những sự kiện quan trọng trong giai đoạn trị vì của Hirohito. Độc giả sẽ thất vọng nếu họ muốn biết thêm về sự tham gia của Nhật Bản vào chiến tranh Thái Bình Dương, sự bại trận của đất nước này, cuộc chiếm đóng của quân Đồng minh (đặc biệt là mối quan hệ của Hirohito với tướng Douglas MacArthur), hay sự miễn cưỡng sau này của Hirohito đối với việc đến thăm đền Yasukuni, nơi những liệt sĩ của Đế quốc Nhật, bao gồm những tội phạm chiến tranh loại A, được thờ cúng.
Những gì đã biết về Hirohito còn sơ sài. Việc ông là con người mâu thuẫn đến mức bi kịch không còn là mới mẻ. Là một vị quân vương trẻ tuổi (nhiếp chính từ năm 20 tuổi, lên ngôi năm 25 tuổi), ông phải đảm nhận hai vai trò đối lập: vừa là thiên phụ của đất nước, vừa là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang hoàng gia đang xâm lược các nước láng giềng châu Á của Nhật Bản. Sự dũng cảm và quyết đoán của ông có thể còn hạn chế khi ông đã không thể kháng cự được chủ nghĩa quân phiệt đang trỗi dậy. Nhưng sẽ vẫn sai nếu cho rằng ông đã bất lực (và vì thế vô tội) hay đã không làm gì để chống lại điều đó.
Sự xung đột giữa vai trò thần thánh và thế tục của Hirohito trở nên gay gắt nhất vào mùa thu năm 1941, khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản tranh luận về việc có gây chiến với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của nó hay không. Vào ngày 6 tháng 9, một hội nghị hoàng gia đã được tổ chức nhằm phê chuẩn một lịch trình cho cuộc tổng động viên trong trường hợp đàm phán ngoại giao Mỹ-Nhật thất bại. Như trong các hội nghị hoàng gia khác, Hirohito được trông đợi là sẽ giữ im lặng và chỉ phải phê chuẩn chính sách khi nó đã được thông qua.
Tuy nhiên, phá vỡ nghi thức đó, Hirohito đã tỏ ý quan ngại về việc từ bỏ ngoại giao quá sớm, và ngâm lại bài thơ do ông ngài là Thiên hoàng Minh Trị đã viết khi cuộc chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu vào năm 1904: “Khắp bốn biển, mọi người đều là anh chị em/Vậy sao lại có những cơn sóng to gió lớn như thế này?” Như vậy, Hirohito có lẽ đã tìm cách thể hiện quan điểm của cá nhân ông rằng Nhật Bản nên tránh gây chiến với Hoa Kỳ, nhất là khi đất nước này vừa tiến hành một cuộc xâm lược tàn khốc và bất thành tại Trung Quốc trong hơn 4 năm trước đó.
Thế nhưng, dù cho ý định thực sự của Hirohito là gì (chúng ta không thể biết chắc về điều đó), thực tế hiển hiện là ông đã hùa theo cuộc tổng động viên. Hơn nữa, trong khi bộ chính sử mới miêu tả khá chi tiết sự kiện nổi tiếng này, nó lại không đưa ra được phát hiện mới nào về cách Hirohito nhận thức hành động của mình.
Ngần ngại khi khai chiến với Mỹ bao nhiêu, Hirohito lưỡng lự một cách tuyệt vọng đối với cách chấm dứt chiến tranh bấy nhiêu. Bộ sử mới kể lại việc Hirohito đã nói với viên cố vấn thân cận nhất của mình, Nội đại thần Koichi Kido, vào ngày 26 tháng 9 năm 1944 như sau: “Nếu có thể kết thúc chiến tranh mà không có vấn đề giải trừ quân bị hay trách nhiệm chiến tranh, trẫm không cần quan tâm [nếu] những vùng đất đai đã chiếm được [bị lấy đi].” Đây được cho là dấu hiệu đầu tiên trong bộ sử mới về mong muốn kết thúc chiến tranh của Hirohito.
Thế nhưng, dù mong muốn thực sự là gì, những hành động tiếp theo của ông – một lần nữa – vẫn khác hẳn so với một người đang tích cực tìm kiếm hòa bình. Suốt nhiều tháng, ông đã tự nói với mình và với những người khác rằng đầu tiên “Nhật Bản cần có thêm một thắng lợi quân sự vượt trội nữa” trước Hoa Kỳ, để đất nước có một chút lợi thế ngoại giao nhằm đàm phán một sự giàn xếp hậu chiến. Chắc chắn, rất nhiều sinh mạng của không riêng gì người Nhật Bản đã bị cướp đi trong những tháng thiếu quyết đoán đó.
Thật vậy, sự tồn vong của chính nước Nhật đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, khi mà hầu hết các thành phố bị ném bom, Okinawa bị chiếm, còn Hiroshima và Nagasaki phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử. Thế rồi cuối cùng, Nhật Bản đã bị giải giáp, các tòa án hậu chiến được thành lập, còn thành quả chiến tranh xâm lược của đế quốc Nhật thì bị đảo ngược gần hết. Ngay cả khi đó, Hirohito vẫn tránh được trách nhiệm cá nhân trong một cuộc chiến rõ ràng đã được thực hiện trên danh nghĩa của ông. Giữa sự đổ nát của thời hậu chiến, ông lại trở thành một biểu tượng của hòa bình.
Như vậy, bài học quan trọng nhất của bộ triều sử mới có lẽ rất khác với ý muốn của các nhà biên soạn. Sự bất lực đã thành tiếng xấu của Nhật Bản trong việc không thể chấp nhận quá khứ đan lẫn một cách sâu sắc với sự bất lực trong việc hiểu được vị Thiên hoàng này.
Cần thừa nhận rằng, bộ sử mới chỉ sử dụng một cách có chọn lọc các nguồn tư liệu sơ cấp, một vài nguồn trong số đó chưa được công bố trọn vẹn. Nhiều tiết lộ mới có khả năng sẽ xuất hiện trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến lúc này, Hirohito vẫn là một nhân vật đặc biệt và khó hiểu đến kỳ lạ, một hình tượng thách thức mọi nhận thức thông thường – và điều này, thật đáng tiếc, đang gây khó khăn cho việc hiểu thêm về “những gì thực sự đã xảy ra.”
Eri Hotta mới đây nhất là tác giả của cuốn “Japan 1941: Countdown to Infamy” (Nước Nhật năm 1941: Đếm ngược đến sự ô nhục).
Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate
http://nghiencuuquocte.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét