Theo Daily Mail, mỗi phút, khoảng 181kg khí hydro và 3kg khí heli thoát ra ngoài Trái đất. Quá trình này được biết đến như hiện tượng khí quyển bốc hơi, đến một ngày nào đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt sự sống.
Khí quyển đang bốc hơi khỏi Trái đất từng phút.
Trong tương lai xa xôi, Mặt trời sẽ càng ngày nóng hơn, dẫn đến hiện tượng khí quyển bốc hơi khỏi Trái đất trở nên nhanh hơn.
Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard.
Khí quyển là nhân tố quan trọng giúp duy trì sự sống, tạo ra vành đai màu xanh nhạt khi các phi hành gia chụp ảnh Trái đất từ vũ trụ. “Bầu khí quyển bảo vệ Trái đất khỏi nhiều tác động tiêu cực, như thiên thạch”.
“Điều đáng lo ngại là bầu khí quyển này đang dần biến mất theo thời gian”, Tripathi nói.
Trái đất trong tương lai xa xôi có thể trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.
Tuy nhiên, quá trình thất thoát khí quyển trên sao Hỏa rất mạnh mẽ, khí hydro biến mất trong vũ trụ và khí oxy còn sót lại biến hành tinh thành màu đỏ thông qua phản ứng oxy hóa với kim loại trên mặt đất.
Nguyên nhân của tình trạng trên theo lý giải các nhà khoa học có thể do hiện tượng nóng lên toàn cầu mà khí CO2 chính là thủ phạm chính.
Cuộc cách mạng công nghiệp đưa Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới cũng khiến Trung Quốc vượt Mỹ về lượng phát thải năm 2006. Hiện tại, Trung Quốc chiếm 28% lượng khí thải trên thế giới, tiếp đến là Mỹ chiếm 14% và EU. Trong khi Mỹ và EU đang ra sức siết chặt lượng khí thải ra, tìm các phương hướng sản xuất và nhiên liệu sạch thì Trung Quốc vẫn phát triển như vũ bão và vô tư thải khí CO2.
Nếu không có động thái tích cực thì 1 ngày không xa cả trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng chỉ vì 1 vài quốc gia quá ô nhiễm và tham lam.
Thanh Long tổng hợp.
(Từ daikynguyen.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét