Hiệp định Paris về biến đổi
khí hậu chính thức có hiệu lực và được phê chuẩn bởi hai nước xả thải
khí carbon lớn nhất thế giới, mục tiêu đặt ra là thế giới sẽ không ấm
hơn hiện tại 2 độ C cho tới năm 2100. Tuy nhiên, mục tiêu này rất khó
thực hiện khi chỉ trong năm nay chúng ta đã ghi nhận rất nhiều ngưỡng kỷ
lục nhiệt độ mới, đến nỗi dường như viễn cảnh tồi tệ nhất có thể còn
khủng khiếp hơn trong tương lai không xa.
Năm nay, mật độ khí CO2 trong bầu khí quyển vẫn luôn ở trên mức 400 phần triệu (ppm), thậm chí có thể vượt ngưỡng 410 ppm.
Con số
này là 280 ppm vào giai đoạn tiền công nghiệp, nghĩa là so với thời điểm
từ cuối thế kỷ 18 đã ghi nhận sự gia tăng kỷ lục 43% nồng độ khí CO2
trong bầu khí quyển. Điều này khiến tỷ lệ ấm lên toàn cầu gia tăng gấp
10 lần thông thường.
Hãy thử
tưởng tượng viễn cảnh sau. Đại dương là nơi lưu trữ lượng khí CO2 lớn
nhất trên hành tinh. Có thể trong bầu khí quyển lượng khí CO2 vẫn là
nhiều hơn, nhưng các đại dương đã hấp thụ một lượng CO2 quá nhiều đến
nỗi nếu chúng xả thải tất cả trở lại bầu khí quyển trong một đêm, thế
giới sẽ ấm lên với tỷ lệ nhanh gấp 360 lần thông thường.
Biểu đồ biểu thị nống độ khí CO2 (đợn vị một phần triệu hay ppm) trong bầu khí quyển vào tháng 9 vừa qua, đo tại Mauna loa, Hawaii. Màu đỏ là chỉ số trung bình theo giờ, màu vàng là chỉ số trung bình theo ngày. Để ý phần lớn thời gian, chỉ số luôn trên mức 400 ppm. (Ảnh: NOAA)
Kể từ
thời điểm này trở đi, nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tiếp tục chiều
hướng leo thang với tỷ lệ nhanh hơn nữa. Hiệp định Paris về biến đổi khí
hậu sẽ cần thời gian để triển khai và có hiệu quả, nhưng lượng khí thải
sẽ tiếp tục leo thang trong vài thập kỷ tới, theo tính toán của hầu hết
các chuyên gia. Một số cho rằng lượng khí CO2 trong bầu khí quyển sẽ
trở nên quá nhiều, đến nỗi giới hạn mức tăng nhiệt độ 2 độ C sẽ chỉ khả
thi cho tới năm 2030 thay vì tới năm 2100.
Trên
thực tế, với đà này chúng ta sẽ cán ngưỡng nồng độ khí CO2 gấp đôi thời
tiền công nghiệp, tại mức 560 ppm vào thời điểm năm 2100. Một nghiên cứu
chỉ ra rằng điều này sẽ khiến Trái Đất ấm lên một mức nhiệt choáng
ngợp: 9 độ C. Và hậu quả tất yếu là thêm nhiều thảm họa tự nhiên, thâm
hụt lương thực, các thành phố bị nhấn chìm [khi mực nước biển gia tăng
do băng tan vùng cực], và sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới – một cái
nhìn lướt về viễn cảnh tồi tệ trong tương lai.
Có thể bạn chưa biết: hiện tượng ấm lên toàn cầu có tác động rất thực tại đối với đời sống chúng ta?
Mấy năm gần đây, nhiều khu vực trên thế
giới ghi nhận thời tiết lạnh bất thường. Kiểu thời tiết này xuất hiện ở
nhiều châu lục khác nhau, ví như ở Bắc Mỹ và Trung Á. Đứng trước thực
trạng này, nhiều người trở nên hoài nghi về sự tồn tại của cái gọi là
“hiện tượng ấm lên toàn cầu”. Không riêng gì người dân bình thường, ngay
cả tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, trong một bình luận trên tài
khoản Twitter cá nhân, cũng thốt lên rằng:
Thậm chí ông còn tiến xa hơn khi cho rằng khái niệm “ấm lên toàn cầu” chỉ là một TRÒ BỊP.
Tuy rằng trong thời gian gần đây, ông đã có những tuyên bố mang tính
xoa dịu khi nói sẽ giữ một thái độ cởi mở về vấn đề này và lắng nghe
nhiều hơn, nhưng nhìn chung ông vẫn tỏ ra khá hoài nghi về sự tồn tại có
vẻ mơ hồ của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Nhưng thực ra, hiên tượng thời tiết lạnh
bất thường nêu trên, được ghi nhận ở khắp nơi trên thế giới, lại chính
là biểu hiện rất thực tại của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Khi Trái Đất
ấm lên, nhiệt độ vùng cực gia tăng, với tốc độ gấp đôi các nơi khác trên
thế giới gộp lại trong vòng hai thập kỷ qua, khiến băng biển tan nhanh,
và mưc nước biển gia tăng. Điều này tạo nên một bầu không khí ấm ở bầu
khí quyển tầng thấp, khiến luồng gió xoáy vùng cực trở nên mạnh mẽ hơn,
di chuyển sâu hơn xuống phía nam ở Bắc bán cầu và sâu hơn lên phía bắc ở
Nam bán cầu. Khi di chuyển, nó mang theo mình không khí lạnh vùng cực,
và đây chính là lý do tại sao xuất hiện thời tiết lạnh bất thường như
vậy.
Dưới ảnh hưởng của hiện tượng ấm lên
toàn cầu, sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên thế giới chỉ là vài độ C,
ví như được kỳ vọng kiềm chế ở ngưỡng 2 độ C cho đến năm 2100 theo hiệp
định Paris. Nhưng đây chỉ là mức nhiệt độ gia tăng trung bình, còn biên
độ dao động nhiệt ở từng khu vực cục bộ lại rất lớn. Lấy ví dụ, tại
thời điểm này Bắc Cực đang ấm hơn thông thường đến 20 độ C. Hay hiện
tượng thời tiết lạnh bất thường nêu trên. Rõ ràng hiện tượng ấm lên toàn
cầu đang có ảnh hưởng rõ nét, sâu đậm đến đời sống hàng ngày của chúng
ta.
|
Tất
nhiên, đây là một vấn đề có thể ngăn chặn, giảm thiểu. Chìa khóa nằm ở
chỗ chuyển dịch sang năng lượng tái tạo (hay năng lượng xanh), ví như
năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt – những
nguồn năng lượng trong quá trình sản xuất không xả thải khí CO2.
Viễn
cảnh này không quá xa vời. Lấy ví dụ, các nhà khoa học ước tính toàn bộ
nước Mỹ, với nhu cầu tiêu thụ điện lên đến 4,082 megawatt giờ / năm, có
thể được vận hành chỉ nhờ một cánh đồng năng lượng gió có diện tích xấp
xỉ vùng thủ đô Hà Nội (hơn 3000 km vuông).
Một cánh đồng năng lượng gió ở Wyoming, Mỹ. (Ảnh: Internet)
Hay Indonesia, với vài trăm ngọn núi
lửa, ước tính sở hữu 40% nguồn địa nhiệt Trái Đất, có thể tận dụng lợi
thế này để khai thác điện năng.
Núi lửa Rinjani trên đảo Lombok, Indonesia, một trong vài trăm núi lửa trên quốc đảo này. (Ảnh: Reuters)
Một nhà máy địa nhiệt ở Indonesia. (Ảnh: AFP)
Vậy những nước còn lại? Có thể sử
dụng kết hợp năng lượng hạt nhân (yêu cầu về trình độ kỹ thuật, không
cần tài nguyên đặc thù sẵn có) cùng các nguồn năng lượng xanh khác. Vì nhiều lý do, 2016 là một năm rất đáng lo ngại. Hiện viễn cảnh khá chắc chắn, rằng năm nay sẽ là một năm nóng kỷ lục, một năm ngột ngạt trong bầu khí thải CO2.
Hy vọng tổng thống đắc cử Donald Trump có thể cân nhắc lại quan điểm của mình, khi cho rằng biến đổi khí hậu là một trò đùa được dựng lên với mục đích, và bao hàm trong danh sách làm việc bận rộn của ông một khoảng trống dẫu nhỏ cho vấn nạn khí hậu toàn cầu chúng ta đang phải đối mặt hiện nay.
Theo IFL Science
Quý Khải biên dịch.
(Từ daikynguyen.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét