Ăn uống không khoa học là nguyên nhân dẫn tới … 30 loại ung thư. Trong số đó, 7 loại ung thư dưới đây có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ hơn cả đối với chế độ dinh dưỡng.
1. Ung thư ruột: Do ăn ít rau, nhiều thịt
Ung
thư đại tràng có mối liên hệ mật thiết với táo bón. Theo đó, táo bón là
tình trạng đại tiện không thông, gây ùn tắc, ứ đọng cặn bã trong ruột.
Phân
bị tích tụ lâu ngày sẽ sản sinh ra nhiều độc tố gây hại cho cơ thể. Bởi
vậy, tình trạng táo bón kéo dài sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể hấp thụ
ngược trở lại các chất độc tố đó, lâu ngày sẽ dẫn tới ung thư.
Kết
quả khảo sát đối với nhóm các bệnh nhân này đã cho thấy hầu hết những
người mắc bệnh đều có chế độ ăn uống không cân bằng, ăn quá nhiều thịt,
ít rau, dẫn tới cơ thể thiếu chất xơ và vitamin, gây nên tình trạng đại
tiện khó khăn, táo bón trầm trọng, nguy cơ ung thư đại tràng tăng cao.
Vì
vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống
lành mạnh. Theo đó, tỉ lệ ăn thịt và rau theo mỗi bữa nên duy trì ở mức
1:4 hoặc 1:5, đồng thời kiến nghị mọi người mỗi ngày nên ăn 50 – 100gr
lương thực phụ.
2. Ung thư vòm họng: Ham rượu bia, thuốc lá và... ăn trầu!
Theo
báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, hơn 40% trường hợp mắc
bệnh ung thư vòm họng có nguyên nhân trực tiếp liên quan đến rượu và
thuốc lá.
Đặc biệt, hút thuốc là chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh ung thư nguy hiểm này ở nhóm người dưới 40 tuổi.
Bên
cạnh đó, thói quen nhai trầu của nhiều người dân châu Á cũng là một
trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Bởi
vậy, muốn phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, ngoài việc kiêng rượu và
thuốc lá, hạn chế ăn trầu cau cũng là điều cần làm, cùng với đó là thói
quen giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên đi kiểm tra sức
khỏe.
3. Ung thư gan: Bắt nguồn từ thực phẩm ẩm mốc
Khi
nhắc tới căn bệnh này, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những nguyên nhân
như uống rượu, viêm gan… mà bỏ qua một loại "độc tố" thường gặp trong
cuộc sống – chất aflatoxin.
Aflatoxin
là tác nhân gây ung thư sở hữu độc tính thậm chí còn cao hơn thạch tín
và thường xuất hiện ở những loại thực phẩm bị mốc như lạc, gạo, ngô, quả
hạch…
Do
đó, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới hạn sử
dụng và cách bảo quản thực phẩm. Nếu phát hiện thực phẩm bị biến chất dù
ít hay nhiều, ta nên bỏ đi và tuyệt đối không được sử dụng dưới mọi
hình thức.
Trong
trường hợp ăn phải thực phẩm bị mốc, để tránh tình trạng nhiễm độc, ta
nên tìm cách nhổ hoặc nôn ra và đánh răng, súc miệng.
4. Ung thư phổi: Do nấu thức ăn ở nhiệt độ cao
Khói
phát ra trong quá trình nấu ăn được giải phóng do phản ứng nhiệt phân
từ dầu ăn và các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao.
Bởi
vậy, loại khói này chứa nhiều chất độc hại. Trong trường hợp phòng bếp
không có thiết bị thông gió, hút mùi, người hít khói trong thời gian dài
và lâu ngày sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.
Một
nghiên cứu khoa học của Anh đã chỉ ra rằng nấu ăn trong điều kiện thông
gió kém và hiệu suất cháy của bếp thấp sẽ gây hại cho sức khỏe tương
đương mức độ của việc hút 2 bao thuốc lá/ngày.
Để
tránh các tác hại từ khói dầu, mỡ, đồng thời thay đổi chất lượng không
khí nhà bếp, các chuyên gia y tế kiến nghị chúng ta nên sử dụng những
phương pháp nấu ăn không khói dầu như luộc, hấp, hầm, chưng… đồng thời
giảm thiểu tần suất ăn những món chiên xào.
5. Ung thư tuyến vú: "Sát thủ" là những thực phẩm chứa nhiều chất béo
Theo thống kê trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến vú đang ngày càng tăng cao.
Các
nghiên cứu khoa học cũng cho thấy bên cạnh các nguyên nhân như thức
đêm, áp lực, thường xuyên tức giận… ung thư tuyến vú cũng có quan hệ mật
thiết đến việc ăn uống.
Theo
đó, nữ giới thường xuyên ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như
đồ chiên rán, chế phẩm thịt gia công, nguy cơ mắc ung thư tuyến vú càng
cao.
Vì
vậy, các chuyên gia kiến nghị phụ nữ không nên ăn quá 2 lạng thịt mỗi
ngày, đồng thời nên ăn đủ 500g rau và 250g hoa quả, 30-50g chế phẩm đậu.
6. Ung thư dạ dày: "Thủ phạm" là những thực phẩm ướp, muối
Trên thực tế, dù đã trải qua quá trình muối và lên men, các món như cà muối xổi, dưa muối vẫn còn vị cay nồng.
Những loại đồ ăn này có chứa hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa, cà muối tác động.
Khi
đi vào dạ dày, nitrit dưới sự tác động của môi trường trong dạ dày sẽ
tiến hành kết hợp với các acid amin trong những thực phẩm khác (tôm, cá,
mắm tôm…) và trở thành nitrosamine.
Chất nitrosamine là tác nhân gây nên nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Vì
vậy, thói quen thường xuyên ăn cà muối xổi, đặc biệt đối với những
người đang ốm yếu, có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, đường ruột sẽ làm bệnh
tình nặng thêm, thậm chí có thể chuyến biến thành ung thư.
Đặc
biệt, các bác sĩ khuyến cáo người dùng không nên ăn quá nhiều cà muối
xổi hay dưa muối chưa chín vẫn có vị cay nồng, nếu không sẽ tác động
tiêu cực đến sức khỏe.
7. Ung thư thực quản: Chỉ vì ăn đồ quá nóng!
Hiện
nay, không ít người có thói quen "chuộng" những đồ ăn nóng hổi mà không
biết rằng ăn đồ quá nóng cũng có thể dẫn đến ung thư.
Các
số liệu khoa học có liên quan đã cho thấy hơn 90% người mắc bệnh ung
thư thực quản đều bắt nguồn từ thói quen thích ăn đồ ăn nóng.
Đồ
ăn quá nóng khi tiến vào cơ thể sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản,
nghiêm trọng hơn là gây lở loét, nhiễm khuẩn, chảy máu, lâu ngày dẫn tới
ung thư.
Bởi vậy, để bảo vệ thực quản của mình, chúng ta nên ăn những món ăn có mức nhiệt không quá 60 độ C.
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét