30 thg 12, 2016

LÒNG TỰ ÁI CỦA CON NGƯỜI.

    
      
  1. Con người, trung tâm của vũ trụ?
            Trên trần gian này, mọi người đều yêu mình và những cái thuộc về mình, không ai ghét bản thân mình cả. Do đó, ai cũng có lòng tự ái. Chính từ ngữ “Tự Ái” thì không có gì xấu vì tự ái lã tự yêu mình, mà bác ái là phải phát xuất từ mình trước, vì có yêu mình mới có thể yêu người khác (Bác Ái); nhưng vì người ta lạm dụng nên thường nó có ý nghĩa không tốt. 
            Khi đứa bé còn  rất nhỏ, xem ra nó đã có “tự ái”!  Trông thấy cái gì của người ta nó cũng đòi, đòi cho bằng được,  mà không được thì khóc! Phải chăng, tuy chưa có ý thức, đứa bé đã có “tính tự ái”, bởi vì nó tự coi nó như trung tâm, mọi người phải phục vụ nó. Và như vậy tự ái đây đã kèm theo khuynh hướng vị kỷ. 
            Sau này khi lớn lên, có ý thức, ai cũng vẫn cho mình là nhất, là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ. Người ta, dầu là một kẻ tầm thường đến bực nào, bao giờ cũng cho ý kiến mình  là quan trọng hơn tất cả. Cái “Tôi” có phải là dễ ghét đâu theo như lời của Pascal. Nó là chữ “dễ yêu” nhất trong đời. Nhưng, vì ta đã quá nâng niu chiều chuộng nó… mà thành ra cách xử kỷ tiếp vật trong đời ta gây ra không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương… Và cũng chính vì thế, mà Blaise Pascal tiên sinh mới thốt ra câu nói chua cay này: “Cái tôi đáng ghét”: (Le Moi est haissable).   
            2. Tự ái trong đời sống hằng ngày: 
            Ai cũng có kinh nghiệm về vấn đề này.
            Thuở nhỏ, ta là người rất thích tranh cãi. Tính hiếu thắng xui ta, bao giờ cũng không chịu nhịn một ai cả, dầu trong một lời nói tầm thường cũng vậy. Trong những cuộc cãi vã không bao giờ ta chịu nhượng ai một lời. Rủi mà lời nói mình  không được người để ý đến hoặc bị ruồng rẫy, bỏ qua, thì không gì bực tức và buồn khổ bằng. 
            Đến tuổi thanh xuân vì khí huyết bồng bột nên không chịu coi vào đâu những ý kiến của các bậc cao niên dầy kinh nghiệm hơn. Ý kiến của cha mẹ cũng không bằng ý kiến của mình. Cha mẹ có khuyên bảo thì chỉ trả lời là “Con đã trưởng thành, biết rồi, nói mãi”. Cha mẹ có thể khuyên dạy con bằng những lời khuyên của một mục sư đối với đứa con 15 tuổi của ông: 
-          Từ 15 đến 20 tuổi: cha cho phép con tin rằng “con thông minh hơn cha”.
-          Từ 20 đến 25 tuổi: con cũng có quyền tin rằng “con thông minh bằng cha”.
-          Nhưng bắt đầu từ 25 tuổi sắp lên, cha bắt buộc con phải nhìn nhận sự “thông minh của cha hơn con nhiều một cách tuyệt đối vậy”. 
          Đến tuổi trưởng thành và cao niên, con người vẫn còn coi mình hơn tất cả. Không ai muốn nhận mình là quấy cả. Dầu là tay đại gian, đại ác như Tào Tháo, cũng không chịu nhận mình là gian ác. Tào Tháo thường xưng mình là vì dân vì nước; mà Lưu Bị cũng tin mình vì dân vì nước. Godse, ngưới ám sát Gandhi mà thiên hạ phần đông nguyền rủa, vẫn tươi cười trước khi chịu tử hình, vì tin mình đúng!
3. Sự hiểu biết thì phiến diện: 
            Chúng ta không phải là chân lý. Chúng ta cũng không thể nắm chắc được chân lý mà chỉ là trên đường đi tìm chân lý, và như vậy sự hiểu biết của mình không thể là tuyệt đối. Có nhiều con đường đi tìm chân lý và mỗi người chỉ có thể nắm được một phần của chân lý, tùy theo trình độ của mình.
            Vì thế trong khi bàn bạc, tranh luận, chúng ta cũng phải để ý đến cái trình độ của kẻ khác. Dẫu nguời ấy có ngu si vụng dại đến đâu, phải biết cho họ cũng có cái lý của họ, hoặc trình độ hiểu biết của họ chỉ đến ngần ấy là cùng.
            Có câu truyện kể rằng:
            Bài nào cũng đúng : 
            Một hiền giả Ấn độ, ngày kia, xem bài các đệ tử phê bình về một bài thơ của mình. Có hai người đệ tử, trước khi trình cho thầy bài luận của mình, lại đổi  cho nhau xem trước. Họ bèn cãi nhau không ai chịu nhận  bài của bạn mình là đúng. Thế rồi,  họ bảo nhau để coi  thầy sẽ phán  đoán cách nào. Ông thầy xem đến bài của từng người, đều gật đầu khen phải cả. Đến lượt hai người này, thầy cũng gật đầu khen đúng nữa.  
            Một người liền đứng lên phản đối:
- Thưa thầy, bảo rằng bài của các bạn con đều đúng, thì con không dám cãi, vì con không được biết họ nói gì trong đó. Chớ như đối với bài của anh này, thì con chắc chắn không thể nào thầy cho là đúng được, trong khi thầy cũng nhận cho  bài của con cũng đúng nữa. Hai chủ trương của chúng con quả quyết không thể bên nào đúng được bên nào: hễ anh ấy phải, thì con quấy, mà con phải thì anh ấy quấy. 
            Ông thầy mỉm cười, ôn tồn bảo:
- Hai trò đều bàn đúng cả đấy. Sở dĩ trò này nói vầy là tại cái trình độ hiểu biết của nó chỉ đến đó là cùng. Sao có thể bảo nó nói sai hay hiểu sai cho được! Bài thơ của thầy như vầng Thái Dương, hoa nào cũng nhờ ánh Thái Dương mà nở, nhưng cây nào nở hoa nấy: cây này không thể nở hoa kia, mà cây kia không thể nở hoa nọ được… Sao có thể bảo  bài của người này phải mà bài của kẻ kia quấy! 
            Khi đã ý thức được rằng không ai nắm trọn vẹn chân lý mà chỉ nắm được một phần, còn phần khác phải dành cho người khác. Do đó, không bao giờ được bắt ép người khác phải theo ý kiến của mình, không được quyền coi chỉ có ý kiến của mình là đúng, còn người khác là sai quấy! Để diễn tả tư tưởng này, người Ấn độ mới chế ra được câu chuyện thầy bói rờ voi. Nghe xong câu chuyện sờ voi rồi thì ai ai cũng sẽ thấy không còn có ý nghĩ là mình là số một, đúng mãi nữa.
            KẾT LUẬN:
            Trong đời sống gia đình cũng thế, vợ chồng không phải lúc nào cũng có sự hiểu biết như nhau, mỗi người chỉ nắm được một phần chân lý nên phải tôn trọng sự hiểu biết của người khác, không được dùng áp lực mà bắt người khác phải theo ý kiến của mình.  
            Muốn cho gia đình được yên vui đầm ấm cần phải có sự nhường nhịn nhau vì người ta thường nói: «Một sự  nhịn, chín sự lành”(Tục ngữ), Nhường nhịn nhau cũng đồng nghĩa với từ bỏ mình và vác thập giá mình như bài Tin mừng chúng ta vừa nghe đọc. 
            Từ bỏ mình là gì nếu không phải là từ bỏ “cái tôi” ?  Tác giả André Sève trong cuốn Sương mai có viết: Từ bỏ mình… vác thập giá… là khoái khổ sao ? Không. Cần phải từ bỏ mình, thẳng thắn mà tuyên bố tiêu diệt  “Cái Tôi” của chúng ta. Thế nhưng không phải tiêu diệt “cái tôi tốt lành”, “cái tôi” chân thật. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hy hiến cái tôi giả tạo mà chúng ta tạo nên  bằng những nhu cầu vô ích và những phù phiếm trẻ con:”Đó là cái tôi, thánh Gioan Thánh giá nói, của những thèm muốn thúc giục chúng ta  trở nên bất hạnh đối với chúng ta, khô khan đối với tha nhân, nặng nhọc và biếng nhác đối với  các công việc của Chúa”(André Sève, Sương mai, tr 209). 
Tác giả: Lm Giuse Đinh lập Liễm
Hồ Xưa sưu tầm và trình bày_______________________________________
 ..Xin Tặng  anh Trần Đông Thành  và Các Bạn Bài Thơ
TỰ ÁI LÀ CHI?
Thân ta ta biết hi ai chi,
Cái ng
trong tâm biết tc thì.
n kín sâu ch dc gic,
Nó v
ươn cao tt khi sân si.
Tâm bình an
n tài thua đc,
Tâm n
i xung thiên ác đp trì.
T
ái d kinh ch dp phát,
Khiêm nh
ường lng đng thng trườ
ng thi.
HỒ NGUYỄN (29-12-16)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét