GS.TS Phạm Gia Khải : « Bởi vì chúng ta cũng đang phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nên xuất hiện rất nhiều làng ung thư như nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy tuyển quặng, người dân sống xung quanh ung thư vô cùng nhiều.. Đây chính là mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và sức khỏe con người.
Những nước phát triển bao giờ họ cũng đặt yếu tố lợi nhuận thấp hơn tiêu chí bảo vệ môi trường. Tôi sang Hoa Kỳ môi trường vô cùng sạch, bên Pháp - Paris cũng vậy, trước khi các DN xả thải chất độc ra ngoài môi trường thì phải làm sạch các thành phần trong nước theo đúng Luật quy định, rồi sẽ có sự kiểm tra thì mới được thải.
Nhưng VN thì khác, chúng ta còn nghèo, đang trên đà thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp để phát triển, nên cần giá thành rẻ để dễ thu hút, chấp nhận giảm thiểu các khâu khử lọc chất độc. Nói ngay như Formosa Hà Tĩnh xả thải làm cho cá biển miền Trung chết hàng loạt, đó là hệ quả của việc giám sát xả thải, do sự lỏng lẻo quản lý của chính chúng ta và dĩ nhiên phải trả giá" »
Hệ quả của phát triển kinh tế
Mới
đây, phát biểu tại Diễn đàn Y tế châu Á tại Singapore, ông Richard Horton, tổng
biên tập tạp chí y tế Lancet của Anh cảnh báo, châu Á - hiện đã chiếm phần lớn
các ca ung thư gan và dạ dày, có thể chiếm 58% số ca ung thư của thế giới vào
năm 2020.
Trong
khi, ông Donald Maxwell Parkin, một chuyên gia nghiên cứu tại ĐH Oxford (Anh)
cũng khẳng định rằng châu Á có thể chiếm 65% ca mắc bệnh ung thư vào năm 2050.
Trước thông
tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 22/12, GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ
tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết: "Lời cảnh báo dành cho toàn khu vực
cũng là lời cảnh báo đầy nguy hiểm dành cho VN, nếu châu Á đứng trước hiểm họa
như vậy, thì VN sẽ rơi vào tình trạng đầy thách thức. Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo hoàn toàn có cơ sở vì châu Á hiện đang có sự chuyển dịch vô cùng mạnh mẽ về kinh tế, mà đi kèm theo chắc chắn sẽ là sự thay đổi về môi trường, dẫn tới một số bệnh như ung thư, tất nhiên đó là quy luật: sự phát triển kinh tế nào cũng phải trả giá.
Còn
tại VN, 15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên
150.000 ca) và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh
ung thư. Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315
người/ngày.
Và
bệnh ung thư ở VN thường gặp ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và
tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Còn ở nữ
giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.
Về nguyên nhân thì theo tôi là do ô nhiễm ăn uống, ô nhiễm môi trường, tôi đã từng trao đổi với giám đốc bệnh viện K, được biết số ca mắc bệnh ung thư hiện nay đang nhiều hơn trước, tỷ lệ bệnh nhân mắc bện viêm gan, xơ gan dẫn đến ung thư gan chính thức 20%, nhất là vùng Tây Nguyên".
Theo ông Khải, khoảng 5 năm trở lại đây, VN chính thức đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn, trong đó có hóa chất bảo quản hoa quả khỏi bị thối sớm, đó là các hợp chất cực độc với sức khỏe, rồi thêm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khi nuôi trồng. Chưa kể ô nhiễm không khí, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, ô nhiễm đang ở mức cao nhất, nhì trên thế giới. Cho nên, tôi nghĩ vai trò ô nhiễm môi trường, thức ăn, các bệnh truyền nhiễm là một nguyên nhân quan trọng tạo nên luồng đại dịch ung thư ở VN.
Hay nói đến các nước bên cạnh VN, như Trung Quốc, họ nổi tiếng phát triển rất nhanh về mặt khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh về bệnh tật, trong đó có ung thư vì ô nhiễm môi trường đất nước này cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đó đồng nghĩa một viễn cảnh nguy hại cho châu Á chắc chắn là có.
"Tôi không khẳng định VN sẽ xếp thứ bao nhiêu trong hệ thống các nước bị ô nhiễm, nhưng chắc chắn sẽ ở vị trí không hề thấp. VN thường được sắp xếp vào hệ thống các nước bị ô nhiễm môi trường kinh khủng.
Bởi vì chúng ta cũng đang phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nên xuất hiện rất nhiều làng ung thư như nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy tuyển quặng, người dân sống xung quanh ung thư vô cùng nhiều.. Đây chính là mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và sức khỏe con người.
Những nước phát triển bao giờ họ cũng đặt yếu tố lợi nhuận thấp hơn tiêu chí bảo vệ môi trường. Tôi sang Hoa Kỳ môi trường vô cùng sạch, bên Pháp - Paris cũng vậy, trước khi các DN xả thải chất độc ra ngoài môi trường thì phải làm sạch các thành phần trong nước theo đúng Luật quy định, rồi sẽ có sự kiểm tra thì mới được thải.
Nhưng VN thì khác, chúng ta còn nghèo, đang trên đà thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp để phát triển, nên cần giá thành rẻ để dễ thu hút, chấp nhận giảm thiểu các khâu khử lọc chất độc. Nói ngay như Formosa Hà Tĩnh xả thải làm cho cá biển miền Trung chết hàng loạt, đó là hệ quả của việc giám sát xả thải, do sự lỏng lẻo quản lý của chính chúng ta và dĩ nhiên phải trả giá", ông Khải phân tích.
Người Việt đã biết sợ nhưng cũng không tránh được
Ở một góc độ khác nhìn từ yếu tố con người, Chủ tịch Hội tim mạch VN nói: "Thực tế từ xưa người Việt vẫn hay chắc mẩm câu nói "sống chết có số" và tôi cho rằng tư duy đẩy cho số phận con người sống chết có số là quan điểm sai lầm của người VN.
Thế nhưng, hiện nay thì người Việt đã dần biết sợ, biết lựa chọn sao cho không gây hại tới sức khỏe nhất, nhưng đôi khi họ không cũng biết lựa chọn đó đúng hay sai.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư ở VN đang ngày càng tăng cao |
Tôi chỉ thấy thương những người phụ nữ đi chợ, họ phải tìm cách làm sao mua được rau sạch, mua được thịt cá sạch, nhưng biết chỗ nào là sạch, giờ lại mọc ra nhan nhản các cửa hàng thực phẩm sạch, giá thành đắt hơn bên ngoài, nhưng chắc gì đã là sạch, khi việc kiểm nghiệm, đăng ký thực phẩm hiện nay còn chưa được quản lý chặt chẽ.
Dần dần sẽ quay lại thời kỳ người dân tự cung tự cấp, người nông thôn thì trồng 2 luống rau một luống cho gia đình ăn, một luống đem bán. Người thành phố thì cũng tranh thủ đất đai trồng thêm rau sạch, trồng trên sân thượng, nhưng tâm lý thì khó có thể tránh hoàn toàn. Dù sợ nhưng họ nhiều lúc vẫn phải gật đầu thôi thì sống chết có số".
Nghịch lý ở VN, theo ông Khải, thường thì những tầng lớp nghèo hay bị bệnh hiểm nghèo hơn, không những ung thư mà nhiều bệnh khác.
Nguồn: Theo Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét