Gan là tạng lớn nhất của cơ thể
và cũng là cửa ngõ đầu tiên tiếp cận với độc tố. Hiện nay thực phẩm độc
hại tràn lan nên bổ dưỡng gan càng được nhiều người chú trọng. Không cần
đến thực phẩm chức năng, những thói quen đơn giản này cũng sẽ hữu ích
cho sức khoẻ của bạn.
“Hộ can (bổ gan)” là một trong những
khái niệm sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Trong Tây y, tạng gan là cơ
quan tàng trữ dinh dưỡng và đào thải độc tố chủ yếu của cơ thể. Trong
con mắt của Đông y, gan phụ trách sơ thông(nạo vét/khơi) và tuyên tiết
(trút ra,cho thoát nước)- gọi chung là sơ tiết khí huyết toàn thân.
Dưỡng tốt tạng can, không chỉ có lợi cho
tích trữ dinh dưỡng và bài xuất chất cặn bã trong cơ thể, mà đồng thời
còn có thể làm khí sắc của người ta cải biến tốt lên, tinh thần thoải
mái.
Tạng can đồng thời cũng là “cơ quan trầm
mặc (lặng lẽ)”. Bệnh gan thường có thể ủ bệnh trong cơ thể người mấy
chục năm, không có bất kỳ triệu trứng nào rõ ràng. Đợi cho đến khi bệnh
gan bạo phát, thường đã ác tính đến nguy kịch rồi, thậm chí đã đến giai
đoạn cuối của ung thư gan, càng khó chữa khỏi.
Trong cuộc sống thường nhật dưỡng hộ
tạng can, thực ra là việc vô cùng đơn giản. Làm được mấy điểm dưới đây,
thì có thể dễ dàng hộ can, giảm thiểu bệnh gan phát sinh
1. Đại tiện đúng giờ
Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn
Thuốc & Châm cứu nước Mỹ, bác sỹ Đông y – Lưu Ngạn Châu nói, duy trì
đại tiện thông suốt là bí quyết cơ bản của ông ấy để hộ can.
Thoạt đầu mới nghe “đại tiện” và “hộ
can” không liên quan lắm, thực tế không hẳn. Tạng can là cơ quan trao
đổi chất quan trọng của cơ thể, tạng can chuyển hóa độc tố cần phải
thông qua phân tiện để đào thải ra ngoài cơ thể. Nếu không kịp thời đại
tiện, độc tố tích lũy trong đường ruột, càng tích càng nhiều, thì có thể
ảnh hưởng chức năng bài độc của tạng can.
Thói quen đi vệ sinh tốt nhất là ngay
sau khi thức dậy bởi lúc này sự co thắt đại tràng mạnh mẽ và hiệu quả
nhất. Đi vệ sinh đầu ngày thải hết độc tố còn giúp bạn bắt đầu ngày mới
sảng khoái hơn.
2. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua, thực phẩm màu xanh
Đông y giảng, chua ngọt đắng cay mặn
“ngũ vị” đối ứng nhập “ngũ tạng”, trong đó “chua vào can”, ăn nhiều thực
phẩm vị chua có thể xúc tiến chức năng gan, khởi được tác dụng bảo
dưỡng tạng can. Chanh, sơn tra, dấm ăn, sữa chua… đều là thực phẩm vị
chua tốt cho sức khỏe. Thực phẩm vị chua thông qua tạng can chuyển hóa
sau đó biến thành tính kiềm, trong cơ thể con người hình thành môi
trường kiềm, giúp tăng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Trong ăn uống hàng ngày dưỡng gan, là phương pháp mưa dầm thấm lâu nhất.
Lưu Ngạn Châu nhấn mạnh, ăn chua dưỡng
can cũng phải xem thời tiết, mùa xuân là thời gian can khí sinh phát,
dưỡng nữa thì lại thành thái quá, vì thế trong mùa xuân cần tương đối ít
ăn đồ chua tính kiềm.
Từ góc độ màu sắc thực phẩm mà nói, tạng
can đối ứng “màu xanh”, cũng chính là chúng ta vốn hay nói về thực phẩm
xanh. Thực phẩm như dưa chuột, mướp đắng, rau cải, hải tảo… đều có công
dụng hộ can rất tốt.
3. Thuốc giảm đau, vitamin không thể dùng bừa bãi
Đa số các thuốc đều xả qua chuyển hoá
bước 1 ở gan rồi mới theo máu đến đích tác dụng. Cho nên mọi tác dụng
phụ hay dùng dùng thuốc quá liều thì gan sẽ phải ‘hứng chịu’ đầu tiên.
Trong đó phổ biến là lạm dụng thuốc giảm đau và các vitamin.
Các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E
hấp thu cùng các chất mỡ do gan tiết ra dịch mật. Nếu dùng quá liều vì
nghĩ đây là thuốc bổ thì sẽ dẫn đến ngộ độc gan.
Thuốc giảm đau cũng được sử dụng khá phổ
biến trong nhiều trường hợp và có thói quen tự ý tăng liều khi thuốc
không có hiệu quả. Việc dùng thuốc quá liều và thường xuyên gây ra ngộ
độc gan, gây hôn mê sâu…
Một trường hợp hay gặp nhất của ngộ độc
gan cấp tính phải nhập viện là đàn ông uống rượu bia bị đau đầu lại sử
dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, Tylenol…
4. Mỗi ngày ăn một quả táo
Lưu Ngạn Châu nói, khi ông khám bệnh gặp
rất nhiều người trẻ, do stress nhiều mà đau nửa đầu, nhìn là biết ngay
can kinh, đởm kinh bị ảnh hưởng. Ông cho những người trẻ này ra về và
“ăn táo”. Sau một thời gian, những người trẻ tuổi này đều cảm thấy rằng
tình hình đã tốt lên rất nhiều.
Bởi vì táo không chỉ thuộc loại thực
phẩm có vị chua, mà còn chứa carbohydrate, có thể bổ sung năng lượng cho
cơ thể, điều chỉnh tạng gan. Trong táo giàu chất xơ cũng tốt cho tạng
gan. Có một số người không có triệu chứng bệnh gan nào, khi kiểm tra sức
khỏe lại phát hiện men transaminas(AST-ALT) tăng cao, điều này thường
thường là dấu hiệu của tế bào gan bị tổn thương. Trường hợp này để bảo
vệ tế bào gan, ăn thêm táo cũng rất có ích.
Lưu Ngạn Châu kiến nghị, chọn lúc sáng sớm ăn táo tương đối tốt, có lợi để cơ thể hấp thu.
5. Dùng phương thức lành mạnh để giải tỏa áp lực
Công tác, học tập, hôn nhân, gia đình,
đều có khả năng tạo thành áp lực cho con người. Thời gian dài chịu ảnh
hưởng áp lực, dễ dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh huyết áp, bệnh tiểu
đường, cao cholesterol, và sau đó ảnh hưởng chức năng gan, thận. Một
phương diện khác, áp lực lớn tạo thành kích thích tố (hooc-môn) không
cân bằng, có thể ảnh hưởng tạng gan bài tiết chất cặn bã và độc tố dẫn
đến tuần hoàn ác tính do máu không được lọc.
Có một số người thích ăn để giải tỏa
stress, nhưng thường là ăn thức ăn nhiều đường mỡ béo như đồ ngọt,
snack… ngược lại càng làm tăng thêm gánh nặng cho gan.
Thực ra trong cuộc sống, mỗi người đều
có thể tìm ra cho mình phương thức đặc thù để giải tỏa áp lực cách lành
mạnh như: hát, đánh bóng, thiền định, dùng phương thức thích hợp của bản
thân mình để giải trừ uất kết, làm dịu tinh thần, không chỉ có lợi cho
bảo vệ tạng gan, cũng có thể giúp xua tan phiền nhiễu tạo thành áp lực.
6. Giấc ngủ
Thường xuyên thức đêm, hoặc thời gian
làm việc quá dài, đều có thể tổn hao tạng gan, làm cho sức đề kháng
giảm, thậm chí có thể gia tăng trọng lượng, rối loạn hooc-môn. Ngủ trước
11h hoặc 12h, là phù hợp quy luật phương thức sinh hoạt tự nhiên, không
chỉ dưỡng can, đối với các tạng phủ khác cũng có lợi.
7. Ít uống rượu
Tạng gan phụ trách xử lý tất cả các đồ
ăn thức uống mà cơ thể hấp thụ, bao gồm cồn. Tuy nhiên, tạng gan trong
một khoảng thời gian nhất định chỉ có thể xử lý một lượng cồn nhất định,
khi tạng gan bị cưỡng chế xử lý quá nhiều cồn, thì có thể ảnh hưởng
chức năng bình thường của gan.
Uống nhiều rượu thời gian dài có thể dẫn
tới tổn hại hoặc cải biến tế bào gan, tạo thành bệnh gan: gan nhiễm mỡ,
viêm gan, xơ gan… thậm chí phát triển thành ung thư gan. Do đó nên
tránh uống nhiều rượu.
Liên Hoa biên dịch
Chuyên mục Sức khỏe-daikynguyen.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét