Những khác biệt văn hóa, các yếu tố chính trị,
sự biến đổi khí hậu toàn cầu cùng những tác động tiêu cực của con người
bằng cách nào đó đã đẩy nhiều quốc gia vào nguy cơ bị xóa sổ trong tương
lai.
1. Hà Lan
Những cối xây gió khổng lồ, những con kênh uốn lượn dọc thành phố là
những vẻ đẹp mang tính biểu tượng đặc trưng của đất nước Hà Lan. Tuy
nhiên, trước sự đe dọa của nước biển, bạn có thể sẽ không còn cơ hội
chiêm ngưỡng nó trong tương lai gần. Hà Lan được xây dựng nhờ khai hoang
lấn biển và rút cạn đầm lầy. Chỉ cách mực nước biển 1m, địa hình Hà Lan
rất thấp và bằng phẳng, thậm chí nằm trong danh sách những quốc gia
thấp nhất thế giới. Bất chấp sự bảo vệ của đê điều và đụn cát, thủy
triều mỗi ngày đều dâng cao đang “hăm he” nuốt chửng toàn bộ “vùng đất
trũng” này. Và hiển nhiên với tốc độ như thế, Hà Lan được dự đoán sẽ
chìm trong nước biển vào nhiều năm tới.
2. Maldives
Nằm giữa Ấn Độ và Châu Phi, Maldives được xem là “thiên đường sống”
với hơn 1000 đảo nhỏ cùng 26 đảo san hô bao quanh. Chịu sự ảnh hưởng từ
biến đổi khí hậu và mực nước biến dâng cao, cũng như Hà Lan, Maldives
đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm. Năm 2004, trận sóng thần từ Ấn Độ
Dương đã khiến Maldives mất đi một phần đất liền, nhiều vùng ngập hoàn
toàn trong nước và dân cư phải đối mặt tình trạng không nhà cửa. Chính
phủ của đất nước này đang thực hiện nhiều chính sách mua đất, di dời dân
cư sang vùng khác sinh sống vì chắc rằng Maldives sẽ không thể tồn tại
trong tương lai.
3. Bỉ
Bỉ là một đất nước tự do với biên giới mở, tạo thuận lợi cho các nền
văn hóa khác nhau du nhập vào. Chính điều này đã tạo nên sự phân hóa và
dẫn đến nhiều cuộc xung đột tôn giáo diễn ra trong hàng thế kỉ. Dù cuộc
sống hiện tại ở Bỉ khá thanh bình trong mắt nhiều người tuy nhiên ít ai
biết trong lòng chính trị lại đang sôi sục nhiều vấn đề chưa thể giải
quyết. Những khác biệt ngôn ngữ, sự phát triển kinh tế không đều của các
vùng trong nhiều thập kỉ qua đã mang một nước Bỉ thống nhất trở thành
một nước liên bang 3 vùng: Flanders (nói tiếng Hà Lan), Wallonia (nói
tiếng Pháp) và Brussels đồng thời liên tục diễn ra những cuộc khủng
hoảng nội bộ. Việc Flanders và Wallonia đang manh nha đòi ly khai Bỉ để
trở thành một nước độc lập có thể khiến Bỉ phân tách và không còn mang
cái tên như hiện tại.
4. Anh
Là một nước liên hợp bởi nhiều quốc gia, vương quốc Anh đang đứng
trước nguy cơ “vỡ vụn”. Điển hình là sự vụ Scotland trưng cầu ý kiến
tách khỏi Anh không thành vào năm 2014 với lý do gánh nặng kinh tế và
việc họ phải trả khỏan nợ công vô cớ cho Anh. Anh đang đối mặt với vấn
đề tự “xé nhỏ” mình sau những bất ổn kinh tế. Đặc biệt sau khi Brexit nổ
ra (việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu) vào 2016 càng đẩy Anh vào lằn
ranh suy tồn và dự đoán sẽ có cuộc trưng cầu lần hai của Scotland nhằm
giành quyền độc lập với Anh và tìm cơ hội trở lại EU. Brexit đã thả “quả
bom” gây phân rã Châu Âu cũng như hội nhập kinh tế giữa các nước nói
chung và gây mất đoàn kết cho Anh nói riêng. Qúa trình này sẽ còn tiếp
diễn và báo động một nước Anh giải thể trong tương lai.
5. Tây Ban Nha
Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ vào 2008 đã lan rộng sang các nước Châu Âu
khiến kinh tế Tây Ban Nha bên bờ vực suy thoái và sụp đổ. Những hệ lụy
từ cuộc khủng hoảng kéo dài đã ảnh hưởng đến thị trường lao động của đất
nước này. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến tỉ lệ cung cầu giảm, một
lần nữa kéo nền tình tế vào trạng thái trị trệ, kém phát triển. Sự suy
thoái kinh tế đã đẩy Tây Ban Nha vào bờ vực chia rẽ. Nhiều khu vực đứng
lên đòi ly khai, tách khỏi Tây Ban Nha và trở thành quốc gia độc lập.
Các cuộc biểu tình diễn ra mạnh mẽ nhất ở hai khu vực Catalonia và xứ
Basque. Nếu không giải quyết được vấn đề tài chính và những lập trường
chính trị, Tây Ban Nha sẽ tiếp tục bước vào khủng hoảng và chia rẽ dân
tộc đồng thời “tự tay” xóa tên mình trên bản đồ thế giới.
6. Trung Quốc
Đông dân bậc nhất, sở hữu tiềm lực kinh tế và lực lượng quân sự mạnh
nhất nhì thế giới, Trung Quốc khó mà góp tên trong danh sách này. Nhưng
thực chất, Trung Quốc đang mang trong mình nhiều mầm mống suy vong với
những thảm họa từ ô nhiễm. Tốc độ tăng trưởng nhanh đã kéo theo nhu cầu
lớn về nguồn nước tuy nhiên lại bỏ qua các biện pháp bảo vệ chặt chẽ.
Điều này đã khiến hàng vạn dòng sông biến mất, số còn lại nằm trong tình
trạng ô nhiễm nặng nề. Không chỉ là nguồn nước, sự khai thác bừa bài, ý
thức kém đã kéo cân bằng sinh thái ở Trung Quốc suy giảm trầm trọng, ô
nhiễm không khí cũng càng lúc càng tăng nhanh. Trung Quốc đang đối mặt
với nguy cơ trở thành “mảnh đất chết” trong tương lai do chìm ngập trong
ô nhiễm và rác thải.
|
Ô nhiễm không khí nặng nề tại Trung Quốc. |
7. Tây Tạng
Được mệnh danh là “Phật quốc”, Tây Tạng gắn liền với bề dày lịch sử
văn hóa Phật giáo và nền tảng truyền thống riêng biệt. Dù được giao cho
quyền tự trị khu vực nhưng thực chất Tây Tạng vẫn nằm trong kiềm tỏa của
chính quyền Trung Quốc và đang dần mất đi tính độc lập tôn giáo, đối
mặt với vấn đề “đồng hóa” văn hóa to lớn. Sự kiện chính quyền Bắc Kinh
đánh phá toàn bộ học viện Phật giáo Larung Gar vào năm 2016 đồng thời
phá bỏ những kiến trúc mang đậm bản sắc của người Tây Tạng càng cho thấy
Tây Tạng đàng dần mất đi quyền độc lập của mình. Và nếu vẫn tiếp tục
diễn ra có lẽ ta sẽ không còn chứng kiến quốc gia với vẻ đẹp thiêng
liêng, mang màu sắc huyền bí của tôn giáo này lần nào nữa.
8. Thái Lan
Thái Lan đang nằm trong tình trạng báo động đỏ của các chuyên gia về
nguy cơ biến mất trong tương lai. Sự vận động của các dòng hải lưu, tác
động của bùng nổ các khu dân cư, thành phố lớn đã tăng cường xói mòn bờ
biển. Không chỉ các miền duyên hải, nước biển đang có xu hướng dần di
chuyển vào đất liền và khả năng sẽ “xóa xổ” nhiều thành phố lớn, gần
nhất là Bangkok – nơi được xây dựng trên một nền đất yếu và chịu áp lực
bởi các tòa nhà cao tầng. Thủ đô Thái Lan của hiện tại chỉ cao 0.5m so
với mực nước biển, trong vài chục năm tới sẽ ngang mực nước, và 100 năm
tới có thể sẽ chìm trong biển nước.
9. Cộng hòa Nauru
Quốc đảo Nauru hay được biết đến là nước cộng hòa độc lập nhỏ nhất
thế giới chỉ với diện tích 21 km2. Nauru sở hữu thời tiết thất thường và
khó đoán, thường phải chịu những đợt hạn hán dài hơi nhiều năm trời
hoặc bị tấn công dữ dội bởi các cơn bão từ biển. Sự tác động mạnh mẽ từ
thiên nhiên đi kèm hiện tượng nóng lên toàn cầu, băng tan nhanh sẽ khiến
ốc đảo tí hon này bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nauru sẽ chỉ còn là
biển nước hòa vào dòng chảy của đại dương rộng lớn.
Vương Tuyền
Theo Elle Man
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét