Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 10/07/2017
Sự khốn đốn, trong cuộc sống hàng ngày đã trở thành chuyện bình thường của người dân
Venezuelan hiện tại, tình hình kinh tế và chính trị bất ổn làm cho dân chúng
thường xuyên xuống đường biểu tình rần rộ, do cả hai phe, chống và ủng hộ chính
quyền của tổng thống Nicola Maduro trong mấy tháng qua, đã có người chết.
Hơn
90 người chết, từ khi có vụ biểu tình xãy ra, bắt đầu vào mùa xuân năm nay, hôm
thứ ba tuần vừa qua, một chiếc trực thăng cảnh sát đã bay lên, bắn vào trụ sở tối
cao pháp viện Venezuela và cao ốc của bộ nội vụ ở thủ đô Caracas, không gây thiệt
hại lớn nhưng được xem là bằng chứng cho thấy mức độ chống đối chế độ cầm quyền
của Madura có phần căng thẳng hơn nữa. Chiếc trực thăng được nói là bị đánh cắp
và lái bởi một viên sĩ quan cảnh sát thuộc bộ phận điều tra quốc gia tên Oscar
Perez, theo như lời của chính phủ Madura loan báo. Trong khi chiếc trực thăng gầm
gừ vài loạt súng và tiếng nổ lựu đạn, rồi bay đi, khuất mất đâu đó, thì trên đường
phố Caracas, dân chúng vẫn tiếp tục chịu đựng khổ nạn, chật vật sống còn trước
tình trạng khan hiếm thực phẩm, thuốc men và các thứ nhu yếu phẩm căn bản hàng
ngày khác mà có muốn tìm cũng không tìm đâu ra được.
Người làm bánh không có bột để
làm
Đứng trước những cái máy nướng bánh mì các loại phủ đầy bụi, lạnh tanh,
bất động, Javier Domiguez, người chủ nhân trọng tuổi, lắc đầu như muốn khóc,
phía sau lưng ông, hàng trăm cái kệ thường chất đầy ứ, nhưng giờ này tất cả trống
trơn, không có cái bánh nào được làm ra, từ ngày nơi sản xuất bột, ngưng không
còn bột để cung cấp cho tiệm của ông nữa hai tháng trước đây. Bột mà ông nhận
được do chính phủ chở tới nhưng hiện tại không biết tại sao không phát cho ông
như trước, ông giận dữ lớn tiếng đổ lỗi, chính quyền của Maduro đã phá hoại việc
buôn bán của mình.
Hai tháng trước đây, có 60 công nhân làm việc tại lò làm bánh này, chế
biến khoảng 60 bao tải lớn bột mì (khoảng 3000 ký lô) mỗi ngày, phân nửa số
công nhân đã phải nghỉ việc, phần còn lại chắc cũng cùng chung số phận nay mai,
một khi tiền bạc của chủ nhân không còn đủ để kéo dài công việc của lò bánh mà
Domiguez cùng một số người bạn hùn vốn nhau mở ra trong những năm 1970, tình trạng
phá sản rồi phải đến và sẽ đến với người làm bánh này, người làm bánh không thể
làm bánh vì không tìm đâu ra bột.
Javier Domiguez, một lần nữa, đảo mắt nhìn chung quanh, ngao ngán lắc đầu
thở dài “tất cả đã không còn gì nữa”.
Bác sĩ không thể viết toa cho bệnh
nhân vì không có thuốc
Bác sĩ Christian Ramos, người đã hành nghề bác sĩ trong bao lâu nay, có nhiều
năm kinh nghiệm, nhưng lại không chửa trị được bệnh nhân của mình chỉ vì ông
cũng như người bệnh, không tìm đâu ra những thứ thuốc mà họ cần. Hầu hết các loại
thuốc và dụng cụ y tế đều phải nhập cảng từ các quốc gia khác, với tình trạng
ngân sách thiếu hụt, nguồn cung cấp đang cạn dần tới đáy, đôi khi vì vậy đã gây
ra không biết bao nhiêu là hậu quả nghiêm trọng chết người, nói một các đơn giản,
một cái bệnh thông thường có thể chửa trị được có thể sẽ trở thành bất trị vì
không có loại thuốc cần có, ví dụ như thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh...
Cái mà ông có thể làm trong lúc này, là tìm cách trị khác theo kinh nghiệm
riêng mình, tìm cách giải thích cho bệnh nhân hiểu chuyện phải và cần làm nhưng
ông thể chửa lành bệnh cho họ vì không có thuốc, có đôi lúc ông đành bó tay bỏ
cuộc mà lòng đau đớn.
Tiệm
uốn tóc không có nước gội đầu
Jesus Lopez, 22 tuổi, cũng ở trong tình huống khó khăn không ít, trong
việc cắt và uốn tóc cho khách hàng vì nước bị cúp hai ngày, thứ hai thứ ba, những
ngày còn lại anh phải nhờ vào số nước hứng trong bồn chứa, may mà có nó, nếu
không anh đành phải đóng cửa tiệm thôi, ngay cả được việc này, anh và các người
thợ trong tiệm phải cố mà xài vừa đủ, tiết kiệm càng nhiều càng tốt để còn mà
dùng trong tuần.
Tìm mua dầu gội đầu hay dầu xức tóc cũng là cả một sự đau đầu, các cửa
hàng bán và cung cấp những thứ này trước đây, giờ đã đóng cửa vì không có hàng
mà bán, bên cạnh đó, chi phí mua đồ cắt, dao kéo cũng mắc khổng thể kể, anh phải
dành dụm cả tháng lương mới mua được một cái nào đó duy nhất với hy vọng là, nó
không bị hư, chuyện đi kiếm đồ phụ tùng thay thế cũng là một cơn ác mộng.
Nhà hàng không có người tới ăn
Franco Rojas, năm nay 58 tuổi, quản lý nhà hàng tên Tasco de Juancho, một
nhà hàng bán thức ăn đặc biệt của người Peruvian khá nổi tiếng ở thủ đô
Caracas, nhưng hiện tại, chỉ ráng cầm cự nấu loại nào đó, không cần phải có gạo
hay bột mì. Tại đây, hôm nay, hai thứ này chỉ có thể mua được ở các khu chợ
đen, buôn bán lậu hay phải lái xe cả mấy tiếng đồng hồ tới các thành phố xa
khác hay qua mấy nước láng giềng, gần nhất là Colombia như hàng ngàn người
Venezuelan khác đã làm từ hai tháng nay.
Tiền chi phí chuyển chở đã tăng vùn vụt trong tình hình này, cho nên giá
cả cũng mặc sức tăng, rốt cuộc người tiêu thụ đành hứng chịu, không còn cách
nào khá hay. Người đi ăn nhà hàng ngày càng thưa dần, ít đi hơn người ta tưởng,
vì họ không còn tiền đâu nữa mà chi. Tình trạng lạm phát và khan hiếm thực phẩm,
đồ dùng không phải là cái duy nhất ảnh hưởng đến chuyện mua bán của nhà hàng,
mà theo ông Rojas, tất cả nhà hàng ở Caracas ban đêm đều phải đóng cửa sớm vì
biểu tình bạo động càng ngày càng tăng. Nhìn những cái bàn trống trơn trong nhà
hàng từ mấy giờ đồng hồ rồi, Rojas thở dài, lắc tay, lắc đầu vì ông không biết
làm gì hơn khác.
Mẹ đành để con ra đi
Những đau khổ mà người dân Venezuelan đang chịu đựng hiện tại không phải
chỉ là những đau khổ vật chất mà thôi, hiện tình kinh tế khắc nghiệt này cũng
đã làm cho gia đình ly tán như hoàn cảnh của bà Rosa Blanco, 53 tuổi, một bà mẹ
ở Chacao, một khu nhà của giai cấp trung lưu tại thủ đô Caracas. Blanco bùi
ngùi than thở, tình hình ở Venezuela bây giờ đã tác động đến gia đình bà không
ít giữa các thế hệ trong nhà, thế hệ của chồng bà và bà, khổ đau nhìn con cái
ra đi, không có dịp may, không có cơ hội và xã hội bất ổn đã làm cho đứa con
gái độc nhất của bà rời Venezuela sang Mễ Tây Cơ. Khi bà ở tuổi con mình, bà
chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ ra nước ngoài sống, vì ngày đó, lâu rồi, bà
cũng như những người dân Venezuela có tất cả mọi thứ, giờ con bà ra đi, chán nản
và giận dữ.
Người biểu tình vẫn xuống đường chống đối
ngày này qua ngày kia, chính phủ Maduro ra lệnh tăng lương công chức, công
nhân, quân đội lên 50%, trước sự lạm phát và mất giá của đồng tiền cả ngàn phần
trăm, với mục đích, không phải giúp đời sống người dân có phần nào dễ thở hơn,
mà là cố bám lấy quyền hành như người tiền nhiệm của ông ta trước khi chết, bằng
mọi giá, trong khi đó, đối với người dân, có thêm 50% tiền cũng không biết sống
ra sao, vì trên khắp đất nước này, hiện không có gì để mua, ngay cả một cuộn giấy vệ sinh cũng
không tìm đâu ra được.
Thuyên Huy
Mon 10.07.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét