Alaska
là một trong hai tiểu bang không giáp với bất kỳ tiểu bang nào khác của
Mỹ, là “hộp băng” với những ngày dài lạnh giá được Mỹ mua lại với giá
chỉ hơn 3 xu/hecta, nhưng cũng là “vùng đất lớn” chứa đựng nhiều bất ngờ
kỳ diệu.
Alaska không giáp với bang nào của Mỹ
Với
diện tích hơn 1.477.000 km2, Alaska lớn hơn diện tích của Anh, Pháp,
Italia và Tây Ban Nha cộng lại, nhưng được Mỹ mua lại từ Nga năm 1867
với giá 7,2 triệu USD. Chỉ có hơn 3 xu đôla/hecta, nhưng vụ mua bán này
lúc đó cũng đủ làm dấy lên làn sóng phản đối rất lớn từ phần đông những
người dân Mỹ. Họ gọi đây là “cái hộp băng của ông Seward”, sau khi Ngoại
trưởng Mỹ William H. Seward tán thành việc mua bán này. Vào thời điểm
đó, rất ít người biết được tầm quan trọng của Alaska sau này cũng như
nguồn tài nguyên khổng lồ mà Alaska cất giấu trong lòng nó.
William Seward (1801-1872), cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Lincon, người đã mua Alaska về cho nước Mỹ
Tiểu
bang gần Alaska nhất là Washington, nhưng cách đến 800 km, qua địa phận
Canada. Với 40.000 km đường biển, dài hơn bất kỳ bang nào của Mỹ,
Alaska được coi là bang có diện tích lớn nhất trong số 50 bang của Mỹ.
Nguồn lợi thủy sản và giá trị xuất khẩu hàng năm của Alaska cũng lớn hơn
giá trị của tất cả cá bang của Mỹ cộng lại.
Sở
hữu mỏ kẽm Red Dog lớn nhất thế giới, thiên nhiên còn ban tặng cho
Alaska mỏ đồng Kennecott dồi dào ở phía Bắc Cordova. Đó là còn chưa kể
đến những giếng dầu và khí khổng lồ gần như chưa được động đến trong
lòng bán đảo giàu có này. Hiện một ống dẫn dầu khổng lồ đang được lên kế
hoạch xây dựng đến 48 bang của Mỹ để cung cấp nhiệt lượng cho hàng chục
triệu người. Gỗ xây dựng từ những khu rừng lớn cũng luôn là nguồn xuất
khẩu quan trọng của Alaska vì nhờ có Tongas – khu rừng lớn nhất ở Mỹ.
Dưới chân Brook Range
Các
cư dân đầu tiên của Alaska là những người châu Á, đến đây từ khoảng
10.000 năm trước Công nguyên. Cho đến nay, dân số của Alaska chỉ khoảng
650.000 người và một nửa trong số này chỉ sống trong một thành phố, đó
là Anchorage. Nếu lấy mật độ dân số của Alaska đặt vào diện tích
Manhattan ở New York thì cả trung tâm thương mại khổng lồ này sẽ trở nên
cực kỳ hoang vắng với số dân là 16 người. So sánh như vậy để thấy được
Alaska rộng lớn và nguyên sơ đến mức nào. Đây thực sự đúng với nghĩa đen
tên gọi “Vùng đất lớn” của nó.
Thành phố Anchorage, nơi sinh sống của một nửa số dân ở Alaska
Alaska
sở hữu nhiều dãy núi hùng vĩ nhất thế giới, như dãy Brooks và Alaska.
Dãy Alaska cũng là nơi có ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ, núi McKinley với độ
cao hơn 6.700 mét, bao quanh bởi những ngọn núi cao khác. Từ trên trực
thăng nhìn xuống một thung lũng khổng lồ vây quanh bởi những ngọn núi
lớn hùng vĩ, con người sẽ thấy thực sự mất cảm giác về tỷ lệ và kích cỡ.
Thiên nhiên hoang sơ bên dòng sông Turner
Alaska
cũng là quê hương của những dòng sông băng, khoảng 5.000 con sông -
trong đó mỗi sông băng có diện tích lớn hơn cả Thụy Điển, và là nơi lý
tưởng để chơi thể thao, leo núi hay các môn thể thao tìm cả giác mạnh.
Là điểm đến của những dòng sông mang nặng thứ cá quý hiếm - cá hồi,
Alaska là nơi trú ngụ của nai sừng tấm Bắc Mỹ, dê núi, gấu đen và rái cá
biển... Các sinh vật ở Alaska được cho là rất quý hiếm, tồn tại từ thời
nguyên thủy đến nay, nên chính phủ Mỹ hiện không cho mở rộng khai
khoáng ở khu vực này.
Một góc của Rừng Quốc gia Tongas Alaska
Alaska
được gọi là “hộp băng”, nhưng sự thật nơi này không hoàn toàn chỉ là
tuyết. Mùa hè ở miền Trung Nam khu vực này kéo dài từ tháng 5 đến tận
tháng 10. Trong những tháng ấm áp nhất, nhiệt độ có thể dao động từ
15-20 độ C và bầu trời chan hòa ánh nắng. Mùa Đông có thể dài và lạnh
hơn, nhưng mùa Đông ở Alaska có sự hấp dẫn riêng của nó. Lúc này, Alaska
sôi động với những hoạt động và trò chơi dành cho cả trẻ con và người
lớn.
Có
thể vì được tận hưởng lâu nay không khí trong mát và thiên nhiên ưu đãi
nhiều, nên thực sự rất ít nơi nào trên thế giới con người với con người
lại đối xử chân thành và tin tưởng nhau như ở đây. Nếu bạn đến “Vùng
đất lớn”, hãy cố tận hưởng cảm giác bình an này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét