11 thg 12, 2012

Hội ngộ tại Saigon ngày 22/11/2011 - Việt Nga


Hội ngộ tại Sai gòn (phần 1)
Dec 2, 2011 4:12 AM

Chúng tôi, một số cựu giáo sinh SPSG từ khắp mọi nơi như Mỷ,Canada,Úc ,Pháp,VN hẹn hò nhau hội ngộ tại Saigon để tham dự Đại hội gia đình SP và ra mắt kỷ yếu 50 năm SPSG (1962-2012).
Trong thời gian nằm tại SG chờ ngày trọng đại ấy,chúng tôi tổ chức những chuyến du ngoạn ngắn ngày,kết hợp thăm thầy cô củ,bạn bè và thân nhân...Cuộc  hội ngộ và rong chơi nào mà chẳng đong đầy hạnh phúc,huống chi đây là cuộc hội ngộ của những mái đầu bạc mà những bon chen,thăng trầm đời thường đã được quẳng lại sau lưng....
 Suốt cuộc hành trình và thời gian nghỉ ngơi tại nhà bạn bè, chúng tôi có dịp ôn lại kỷ niệm ,những chuyện vui...dại khờ,chuyện " quậy quọ" ...và cả những mối tình trong trẽo đầu tiên của tuổi học trò rồi chọc phá nhau,kết đôi nhau...nên trên xe không lúc nào ngớt tiếng cười đùa.Mọi người như quên hẳn áp lực của bệnh tật và tuổi tác,đường xa....
Sau buổi gặp tại nhà Hòa ở cư xá Phú Lâm A.Ngày 22 tháng 11,Đoàn gồm  10 người bắt đầu cuộc hành trình tại Q.7.Chúng tôi ghé thăm gia đình thầy Ng.Duy Linh,phu nhân của thầy  đang bệnh...
 Xe trực chỉ Hóc Môn thăm thân mẫu 1 bạn đồng môn-chị Hỏi.Bà cụ hiện nằm 1 chỗ gần chục năm.Giường bệnh sạch sẽ...nhờ có 5 người con gái thay nhau túc trực săn sóc đêm ngày.
Chúng tôi bảo nhau : nếu không phải là 5 người con gái thì liệu cụ có được chăm nom chu đáo như thê không ?.Vậy mà theo thói tục  của VN thường "trong nam khinh nữ",hể sinh con trai thường hớn hở.

Nhà  mẹ Hỏi.
.
.Sau đó chúng tôi thăm chùa Hoằng Pháp Hóc Môn,nơi từng được hân hạnh cung nghinh bức tượng Phật Ngọc lớn nhất thế giới, và ra nghĩa trang chùa  viếng mộ  song thân  anh Lộ - chồng V.Nga..Đây là 1 nơi an nghĩ rất tuyệt,sạch sẽ,yên tỉnh ,gần trung tâm TP,khó lòng có  được vào thời điểm hiện tại.
Tuy có người nói là thân xác là cát bụi nhưng việc  2 cụ nằm cạnh nhau là minh chứng cho cuộc sống hòa hợp mãi mãi "chim liền cánh,cây liền cành"để con cháu cảm nhận sự bình an mỗi lần thăm viếng mộ.

(trước chùa Hoằng Pháp
 Để giải quyết tiếng réo gọi của bao tử,chúng tôi tìm chỗ ăn sáng,phải đi tìm 2 nơi mới có vì lúc ấy hơn 9 giờ,cửa hàng bún giò heo nổi tiếng ở Hóc môn đã dọn hết hàng

(ăn sáng ở Hóc Môn

.
 Ăn chưa xong thì điện thoại Phi,VNga réo liên tục,,Dượng giaó Pham văn Toàn ( chồng chị Từ Cảnh)  hỏi đoàn đã đến đâu,không ai biết địa điểm ngoài Hỏi....
 Hỏi phải trở lại cơ quan làm việc.Xe trực chỉ Củ chi và quẹo tay phải vào Bình Dương.

Đường tương đối tốt nhưng đi cũng hơn tiếng.Dượng giáo lại gọi đt phàn nàn "mấy bà làm tôi phải mất công  nhốt ruồi...,tới đâu rồi?Mù tịt...đưa đt cho tài xế trả lời...
Gần 11g,xe vào địa phận Bình Dương,VNga ,Lựu gọi Toàn "Đừng  nhốt ruồi nữa,thả tụi nó ra đi...." nghe trong đt  2 ông bà cười ha hả...
Biệt thự của đôi Toàn Cảnh rất đẹp,,chung quanh là 1 vườn hoa xen lẫn cây ăn trái.Các cây xoài tứ quý lùn thấp mà trĩu trái. Nhà bếp rộng rãi,đầy đủ tiện nghi bày đầy thức ăn uống và hoa quả và buồn nhất không kiếm đâu ra 1 con ruồi....có lẽ dượng giáo Toàn "nổ' rồi



                                   1 góc  nhà Toàn Cảnh

Đúng giờ cơm trưa nên mọi người ngồi vào bàn vừa ăn vừa trò chuyện.
Tiếc là "bà cử nhựa" H.Điệp và Châu N. Diễm vắng mặt nên bị nhắc tên hoài,không biết các bạn ấy có 'ách xì",sổ mũi gì không?
Dượng giáo Lộ có mang theo máy quây phim nên lo trỗ tài quên cả ăn uống,máy ảnh Lợi,Lựu,Toàn,Châu thi nhau lóe sáng...
Ăn trưa,chuyện trò rôm rã...rồi mọi người vào 2 phòng máy lạnh nghĩ trưa tuy vậy cũng không dứt tiếng thì thầm 

Phòng ngủ.
Buổi chiều,xe đưa mọi người về thăm lại Bến Cát nơi Nga, Cảnh đã từng dạy học. Mọi thứ đều lạ lẫm,không còn dấu vết ngày xưa.Thầy hiệu trưởng trường cũ đã qua đời từ lâu,chỉ còn lại vợ thầy,tinh thần còn minh mẫn nhưng nay bà rất yếu chỉ có thể di chuyển trong 1  căn phòng chật hẹp.
Ngày xưa bà là 1 phụ nữ mặn mà, tốt bụng ...đã giúp đỡ, lo ăn uống,chỗ tá túc cho  các  cô giáo trẻ mới ra trường  phải nhận nhiệm sở nơi "đầu sóng ngọn gió"...

Trên đường về,đoàn ghé vào khu du lịch Đaị Nam.Hơn 5g chiều nên phòng vé đóng cửa,mọi người cuốc bộ vào trong tham quan trừ Nga, Hòa,An vì chân yếu không dám mao hiểm.
Khu du lịch nầy rất rộng lớn,mọi thứ đều nhân tạo...Những người gây dựng nên nó phải là những người  có đầu óc táo bạo và có lẽ đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền của để tạo ra vẻ hoành tráng ,đặc biệt như vậy


 Tình cờ được biết ngôi mộ thân phụ bạn Trần N.M.Châu lại ở Bình Dương, gần nhà bạn Cảnh, chúng tôi quyết định đến thắp nhang cho cụ.
Theo Châu ,lúc sinh thời,cụ là nhà điêu khắc và là một trong những người sáng lập ngành sơn mài ở Bình Dương,tiếc là cụ mất sớm khi 36 tuổi ( 1946)-lúc đó Châu chỉ 4 tuổi.
Nơi nầy không phải hoang vắng như 2 câu Kiều ;
            Một vùng cỏ áy bóng tà
Gió hiu hiu thổi một và bông  lau 
Khu đất trước kia thuộc sở hửu của ba Châu rộng mênh mông,có 1 cái hồ lớn để phục vụ cho việc làm sơn mài nay đã thuộc hàng chục hộ gia đình cư dân sở tại.Riêng phần mộ ông cụ nằm  1 bên lối vào  hàng mấy  chục căn phòng được cơi nới để cho thuê.
Dù không phải là người trong cuộc, một chút "chạm  vào quá khứ" cũng làm chúng tôi ngậm ngùi trước những đổi thay quá lớn:"Thương hải biến vi tang điền"
M.Châu bên mộ thân sinh
Thắp nhang viếng mộ
Sau đó chúng tôi đến viếng Chùa Bà,nơi những người có kinh doanh hay tới cầu khẩn xin xỏ cho được mua may bán đắt. Rất nhiều người bán vé số đến mời mua,chúng tôi chọn mua vé của 1 cụ già và  1 anh khiếm thị.Lựu vào cầu Bà cho trúng số độc đắc để có thể  đưa hết mọi người trong đoàn thăm Paris....Nhưng có lẽ lời cầu xin chưa thành tâm lắm nên hôm sau dò số "trật lất"..thôi tạm giã từ giấc mộng...PARIS.

Buổi  chiều  ăn cơm dân  dã ở nhà hàng Hải Phương : cơm cá mặn,tép rang,canh rau,nước mắm kho quẹt ,rau luộc.Dù mang tiếng là dân  dã nhưng giá cả cũng thuộc hạng đại gia nhưng ngon và lạ miệng.
Buổi tối Toàn,  Cảnh đưa mọi người đi uống cà phê ở  Cung Đình.Quán nầy rất rộng,những căn nhà rường , hòn non bộ, đèn đuốc xếp đặt rất hợp lý, tạo một khung cảnh  gợi nhớ đến các cung điện cổ kính ở Huế, chỗ ngồi rộng rãi,sạch sẽ và mát tuy vậy việc lên xuống nhiều bậc thang có vẻ thích hợp với đôi chân những người trẻ tuổi hơn.Quán phục vụ nhiều thức uống khác nhau nhưng không có chè...
Về lại  biệt thư Toàn Cảnh,mấy bà lăn vào 2 phòng máy lạnh đánh một giấc ngon lành, đến 5g sáng lại rì rầm nói chuyện.
6g sáng 23/11,tranh thủ ra vườn lại quay phim chụp hình....
Chủ nhà  rất nhả ý hái tặng cho đoàn 1 trái xoài rất to trên cây.

Lựu cầm trái xoài                                                                                                                           
 XE đi Long Khánh thăm nhà Tạ Huê.Toàn ,Cảnh  có việc không đi theo đoàn được,hẹn ngày 24 gặp nhau tại Vũng Tàu...Thiếu người đấu khẩu vì Dượng giáo Toàn( nổ)  không đi theo nên gà Gaulois ( Lựu) quay sang tấn công 2 người hiền nhất trong đoàn là Phi- Châu. Tuấn ,Lợi ngày xưa đi học rất hiền nhưng thỉnh thoãng cũng chêm vào vài câu "đáng giá"nên nhờ vậy đường BD-LK có vẻ ngắn hơn.
9g sáng  23/11 ghé nhà Tạ thị  Huê ở Long Khánh. Gọi chủ nhà  ra dẫn đường vì  trong đoàn chỉ có  Phi đi thăm Huê 1 lần cách nay mấy tháng nhưng cũng không nhớ lối vào
Từ ngày ra trường đến nay,bây giờ mọi người mới gặp lại Huê.Cô gái mỏng manh ,tóc xỏa ngang vai ngày nào nay đã lên chức bà.Mất mấy phút để mọi người nhận ra nhau vì từ đầu năm nay chỉ nhìn ảnh nhau  qua internet mà thôi. Vợ chồng Huê ở cạnh nhà  mẹ chồng,bà cụ 94 tuổi,vẫn rất khỏe mạnh,rất vui khi thấy đoàn người đông đảo đến nhà.Vợ chồng Huê tỏ ý tiếc không thể đi theo đoàn được vì Huê đang bị chứng mất ngủ...Hẹn gặp nhau ngày 1/1/2012
Đoàn lại tiếp tục cuộc hành trình  đến Vũng Tàu...
Mới tới cửa TP.VT ,cảm thấy gió biển nồng nàn mùi muối mặn.
Đoàn ghé Rạch Dừa thăm cửa hàng bách hóa của con gái Phi.Thật đáng nễ,cháu chưa đầy 40 mà có 1 căn nhà lầu,1 cửa hàng nhóc đầy hàng hóa. Cách nay  khoãng 30 năm,lúc gần bằng tuổi  cháu,chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy.Mọi người khen Phi là 1 bà mẹ tuyệt vời,có công giúp đỡ con xây dựng sự nghiệp.
Kế tiếp,chúng tôi ghé nhà thăm thân mẫu bạn Phan T.Đức (k,3).Cụ đã 87 tuổi,mái tóc trắng phau,khuôn mặt rất phúc hậu .Vừa rồi, cụ bị té,không đi được,chỉ có thể di chuyển trong một không gian hẹp...
Thăm bà cụ mẹ Đức
Đoàn đến nhà Phi lúc hơn 11 g....nghỉ ngơi một lúc rồi đi ăn trưa.Phi đã lo hết mọi thứ từ chỗ nghỉ đến cà phê,trái cây ăn chơi.Nhà Phi rất rộng, có 1 trệt 2 lầu rất kiên cố.Buổi sáng sớm có thể lên sân thượng tập thể dục,hít thở không khí trong lành.Châu, Đức về nhà, nhưng vẫn tắm biển và ăn uống cùng đoàn.
Những ngày ở VT rất vui và thoải mái không thể quên : Đức giở món tủ thể dục dưởng sinh ra dạy mọi người,vui nhất là động tác "nắm đuôi trâu". Tuấn  tập thiền..
Trong đoàn có Tuấn ăn chay đã 20 năm,nhưng mọi người không phải lo vì khi đi chơi Tuấn mang thức ăn riêng cho mình.
Buổi tắm biển đầu tiên không có kinh nghiệm đem cát bám vào quần áo về nhà Phi,bửa sau đó đã tìm được chỗ giũ sạch cát bụi trước khi vào nhà,chưa hỏi Phi sau khi đoàn đi rồi Phi có thuê người hốt cát hay không?
 Thấy Phi bao giờ cũng lo toan mọi thứ cho bạn nên mọi người hết sức cảm kích
1 góc nhà Phi với bảng chào mừng.
Ngày 24,vợ chồng Toàn Cảnh ra VT,vậy là có đủ mọi thứ chuyện để nói.Nga, Lựu hỏi dượng giáo Toàn có đi qua kho đạn Long Bình không?...
 Dượng giáo  trêu hôm nay  có mấy bà hai lúa đi tắm biển vì hôm ấy trời quá nóng và nắng to,chỉ có Lựu là đường hoàng diện áo tắm,mấy người khác bê nguyên đồ bộ,khăn nón đầy đủ ra biển...
Buổi trưa đoàn đi ăn đặc sản ở quán Gành Hào gồm mực sữa chiên giòn,lẩu hải sản,cá kèo kho tộ,tôm..
.
Buổi chiều,Toàn Cảnh phải trở về Bình Dương có việc,Lợi,An theo về vì Lợi  bay ngày 27/11.
Buổi tối,mọi người đi taxi ra Mũi Đá ăn tối (8 người),uống cà phê nhìn biển,nhìn ghe thuyền qua lại nhấp nhô đèn đuốc... rồi đi bộ về nhà nằm xem  phim dượng giáo Lộ quay các chặng đường đã đi qua.
Ngày 25, vợ chồng Nga- Lộ,Hòa ,Tuấn ,Lựu về SG bằng xe Hoa Mai.
Trước khi lên đường có 1 bữa ăn sáng tại nhà với đủ các loại xôi và cà phê đủ 8 người.
    Thật là 1 cuộc hội ngộ khó quên,1 chuyến đi  đầy vui vẻ ,nồng ấm tình bằng hửu.
Ở tuổi nầy mà có được niềm vui như thế không phải dễ dàng
Dượng giáo Lộ quay phim, Minh Châu chụp hình.
Hẹn nhau gặp lại ngày 30 để lên Tây Ninh thăm  đồng môn củ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét