Đọc trên Vietnamnet thấy bài viết hay hay và
lại rất thực tế theo nhãn quan nghề nghiệp nên copy lại để các cựu nhà
giáo chúng ta cùng tìm hiểu.
VN.
Nghịch lý ở Việt Nam hay ở Mỹ?
Ở Mỹ, nếu cuối năm trẻ học lớp một tuyên bố thích đi học, đó chính là thành công của giáo viên trong cả năm.
Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”
Một
nghịch lý lạ lùng: Học vỡ lòng phải học ngày học đêm mới mong theo kịp
chương trình, trong khi học thạc sĩ, tiến sĩ lại phởn phơ “học mà chơi,
chơi mà học”.
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học?
Để
vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn mình luyện viết trong các lò
luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp ĐH, công chức chỉ
cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học.
|
Chẳng học gì, suốt ngày chỉ chơi thôi
“Đi
học dễ quá, chẳng học gì suốt ngày chỉ chơi thôi”- đó là tuyên bố “xanh
rờn” của Nhím, con gái anh Minh (hiện đang học tại trường tiểu học
Garvy J Elementary School, Chicago, Mỹ).
Ở
lớp Nhím, đầu năm học các cô giáo đều nhắn nhủ các phụ huynh rằng, nếu
cuối năm các cháu tuyên bố thích đi học thì đó là thành công lớn nhất
trong cả năm. Thầy cô ở đây luôn nhắc đi nhắc lại với phụ huynh rằng,
đừng bao giờ ép con làm bài tập quá nhiều. Điều mà thầy cô ở trường mong
muốn chỉ là các cháu có học và có làm bài. Không cần số lượng.
Buổi
sáng, Nhím thức dậy lúc 7h30, bé tự chuẩn bị quần áo, vệ sinh cá nhân,
ngồi vào bàn ăn sáng. Vợ chồng anh Minh chỉ làm công việc duy nhất là
chuẩn bị đồ ăn trưa để Nhím mang đến trường. Trong ba lô đi học của Nhím
cũng chỉ có thế, không có sách vở bởi những thứ này đã để ở lớp.
Buổi
học của Nhím bắt đầu từ 8h30 nhưng chỉ cách đó 10 phút bé mới từ nhà đi
bộ đến trường. Được đi học là điều mà Nhím vô cùng thích thú. Lớp học
của Nhím được bố trí rất lạ, ngồi trong lớp, học sinh tự do thảo luận
vấn đề cô giáo giao. Lớp học như một vườn bách thú thu nhỏ bởi ngoài
sách vở, tranh ảnh, đàn piano, còn có cả những vật nuôi nhỏ như thỏ,
chuột lang, rắn, cá, kỳ nhông, rùa, ếch... và cả những gốc cây to.
Học
về quả bí ngô thì các cháu được đi thăm trang trại cả một ngày. Học về
chim và muông thú, các cháu cũng được trực tiếp đi đến vườn bách thú.
Khi học về vẽ tranh, các cháu được tự vẽ những gì mình thích.
Chiều
đến, khi tan học, Nhím được chơi thoải mái. Sau khi ăn tối xong, cả nhà
đang ngồi xem ti vi thì Nhím mang một tờ bài tập đã được cô in sẵn cho
rồi hỏi cả nhà xem hôm đó áo của mỗi người có bao nhiêu cái khuy. Người
trả lời phải có chữ ký. Chỉ có thế, Nhím đã làm xong bài tập về nhà.
Hằng ngày, Nhím chỉ mất khoảng 5 – 10 phút là xong bài tập. Thời gian
còn lại của buổi tối, Nhím chơi đùa, tìm hiểu những thông tin phù hợp
với lứa tuổi trên mạng.
Nhím
cũng không hề chạy đua hết lớp luyện chữ đẹp đến lớp tính nhanh. Nếu
cháu muốn, bố mẹ chỉ cho đi học thêm các môn nghệ thuật (nhạc, họa,
kịch..) hoặc thể lực (bơi lội, bóng đá, bóng chày..)
“Ngồi
trên ghế nhà trường chỉ học cái gì cần cho cuộc sống, cuộc sống tức
thời và làm nền cho cuộc sống tự học sau này. Cái gì chưa cần thì tước
bỏ, không học để tích kiến thức, vất vào kho trí nhớ. Trước khi giải bài
toán phải biết bài toán ấy sẽ giúp được những việc gì. Có lẽ vì thế,
trẻ con ở đây học nhàn mà khi lớn lại làm được việc”- anh Minh chia sẻ.
Gồng mình “săn” bằng cao học
“Học
xong cái bằng thạc sĩ chắc em chết mất. Em cố học cái bằng này cho xong
rồi không bao giờ học nữa”- đó là câu mở đầu khi Hà chia sẻ về việc học
thạc sĩ Quản trị kinh doanh bên Mỹ của mình.
Tốt
nghiệp đại học Thương Mại, Hà quyết tâm lấy bằng thạc sĩ ở Mỹ để mở
mang đầu óc. Tuy nhiên, cú sốc lớn nhất của Hà sau 4 năm học đại học
nhàn tênh ở Việt Nam chính là việc học hành cực kỳ căng thẳng ở Mỹ.
Hàng
ngày, Hà phải dậy từ rất sớm, chuẩn bị sách vở cũng như máy ghi âm lên
giảng đường. Ở ngoài hành lang có thể cười nói vô tư nhưng khi đã vào
lớp là phải rất trật tự. “Không khí lớp ồn ào nhất là khi thầy đưa ra
một vấn đề, học viên bắt đầu thảo luận, tranh luận, sau đó phản biện lại
thầy giáo về nội dung đó thôi chứ không bao giờ có chuyện, học viên
ngồi “buôn dưa lê, bán dưa chuột” ngoài chủ đề.
Việc những học viên cao học hàng ngày lên thư viện tìm kiếm tài liệu nghiên cứu phục vụ cho quá trình học tập là chuyện "thường ngày ở Mỹ (Ảnh minh hoạ: Getty) |
Lớp
Hà cũng như hầu hết các lớp thạc sĩ khác ở Mỹ, thầy giáo rất ít khi
điểm danh, nhưng ai nấy đều đi học rất nghiêm túc. Bởi nếu không học,
thi sẽ trượt là điều đương nhiên. Mỗi một kỳ học, Hà phải làm từ 3-5 cái
tiểu luận và bài kiểm tra, mỗi cái tiểu luận, Hà làm đến cả tháng trời
mới xong.
Sau
khi học trên lớp xong, Hà chỉ tranh thủ ăn trưa qua quýt rồi lại lên
thư viện ngồi học. Hà ngồi bóc băng ghi âm và nghe lại những gì thầy
giảng trên lớp, sau đó cô bắt đầu tìm tài liệu nghiên cứu về những vần
đề thầy nêu. Nếu có gì thắc mắc, Hà gửi email hỏi lại thầy và thầy có
nhiệm vụ giải đáp ngay tức khắc.
Với
Hà, để hoàn thành một bài tiểu luận là cả một quá trình cô tìm tòi tài
liệu trong thư viện, trên mạng. Việc làm tiểu luận ở Mỹ rất nghiêm túc,
bất cứ trường đại học nào của Mỹ cũng có phần mềm kiểm tra tiểu luận, vì
thế không ai dám copy tiểu luận của ai bởi nếu bị phát hiện sẽ bị đưa
ra hội đồng kỷ luật và nhận điểm 0 ngay lập tức. Chình vì thế, “có cho
tiền” Hà và các bạn cùng lớp cũng không dám copy.
Điều
mà Hà ngạc nhiên nhất khi học thạc sĩ ở đây là lớp Hà có không nhiều
người bản xứ. Sau nhiều lần tìm hiểu, cô mới “ngã ngửa” ra rằng, thạc sĩ
hay tiến sĩ ở đây rất khó xin việc. Bởi nếu cùng một công việc, một
người tốt nghiệp đại học, thậm chí là học hết cấp 3 mà làm được họ chẳng
tội gì tuyển tiến sĩ hay thạc sĩ.
Quan
điểm về sử dụng nguồn nhân lực tại Mỹ cũng như những nước phát triển
khác đã xác định rõ mục tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là cung cấp đội
ngũ các nhà khoa học có trình độ phục vụ cho công tác giảng dạy đại học
và nghiên cứu, không nhằm mục đích thành công chức lãnh đạo.
Và
nếu ở Việt Nam quan điểm như vậy được áp dụng thì phong trào cán bộ đua
nhau đi học thạc sĩ, tiến sĩ (dù là “học giả để lấy bằng thật”) có lẽ
sẽ giảm đi rất nhiều.
Mẫn Chi (ghi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét