28 thg 3, 2020

Truyền thông ĐCSTQ buộc phải thừa nhận gia đình 3 người ở Vũ Hán bị tái phát bệnh

Vài ngày trước, các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin về một gia đình 3 người ở Vũ Hán đã tái phát bệnh sau khi được điều trị khỏi và về nhà. Dư luận cho rằng, điều này có nghĩa là những sự việc tương tự đã trở nên nghiêm trọng đến mức chính quyền không thể che giấu thêm được nữa.

Ngày 19/3, nhân viên y tế tại một bệnh viện tại Vũ Hán đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Ngày 19/3, nhân viên y tế tại một bệnh viện tại Vũ Hán đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 21/3, “Thời báo sức khỏe” (JKSB) đưa tin, một bác sĩ tuyến đầu từ Vũ Hán đã xác nhận với giới truyền thông rằng, ông đã gặp gia đình 3 người nhiễm viêm phổi Vũ Hán tái phát sau khi được chữa khỏi, hơn nữa trong đó có một người già 70 tuổi, bệnh tình “còn nghiêm trọng hơn” so với trước đó.
Vị bác sĩ này nói: “Bệnh tình của gia đình 3 người này trước đó không nghiêm trọng lắm, sau khi điều trị tại bệnh viện được chỉ định và đáp ứng các tiêu chí xuất viện, bệnh nhân đã được xuất viện ngay lập tức. Nhưng sau khi xuất viện lại xuất hiện các triệu chứng, tới bệnh viện chúng tôi để tái kiểm tra, kết quả kiểm tra là dương tính, toàn bộ đều đã nhập viện chữa trị, trong đó có một bệnh nhân lớn tuổi, bệnh tình còn nghiêm trọng hơn trước, đang được cứu chữa”.
Nói về trường hợp này, truyền thông Đại lục đã dẫn lời bác sĩ Dụ Thành Ba – Giám đốc khoa truyền nhiễm Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang, người đã từng tới hỗ trợ Hồ Bắc, ông giải thích, những bệnh nhân xuất viện có thể đã “phục hồi giả”, những bệnh nhân tái phát này có thể trước đó đã “phù hợp với tiêu chuẩn xuất viện”, nhưng không đạt được chữa khỏi lâm sàng thực sự, virus vẫn có thể tồn tại ở đường hô hấp dưới.
Dụ Thành Ba cho biết, về việc một số bệnh nhân tái phát có bệnh tình nghiêm trọng hơn trước, có thể là do bệnh nhân có một số bệnh nền liên quan.
Trên thực tế, gia đình 3 người ở Vũ Hán tái phát cũng không phải là trường hợp duy nhất.
Trang báo mạng “News 163” đưa tin, một phụ nữ họ Hoàng, 26 tuổi ở Nam Ninh, Quảng Tây, đã được đưa vào bệnh viện sau khi chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán vào ngày 30/1, chữa trị và xuất viện vào ngày 10/2, cũng tiếp nhận tập trung cách ly theo dõi trong 14 ngày, trở lại Bách Sắc vào ngày 25/2. Tuy nhiên, lúc người phụ nữ này tái kiểm tra tại Bệnh viện Nhân dân số 4 – Nam Ninh vào ngày 12/3 lại phát hiện tái phát, tái kiểm tra vào ngày 14 thì cô vẫn còn dương tính.
Điều đáng chú ý là vào ngày 14/3, trên mạng ở Trung Quốc từng lan truyền một đoạn ghi âm cuộc trò chuyện của một bác sĩ từng làm việc tại bệnh viện cabin Vũ Hán. Bác sĩ nói trong cuộc trò chuyện trực tuyến rằng, theo như anh biết, cả Bệnh viện Tim Châu Á và Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc đã dừng xét nghiệm huyết thanh cho bệnh nhân bị viêm phổi Vũ Hán, cả hai bệnh viện Đồng tế và Hiệp Hòa cũng không thể làm được, anh đoán là Vũ Hán đã yêu cầu ngừng toàn diện.
Bác sĩ này nói: “Bạn có thể tưởng tượng lý do đằng sau điều này, nó không liên quan gì đến y học, đều là ‘Chẩn đoán chính trị’, ‘Chữa khỏi chính trị'”.
Anh còn đề cập, bệnh viện cabin Vũ Hán nhanh chóng được dọn sạch, những người này về cơ bản không được kiểm tra theo yêu cầu, không thể xác định được là đã chữa khỏi hay chưa mà đã để họ về nhà, đây là một điều “cực kỳ đáng sợ”.
Anh nói rằng, ngay cả một bác sĩ bình thường cũng biết rằng để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, ít nhất “4 loại người” (bao gồm: bệnh nhân lây nhiễm, bệnh nhân nghi nhiễm, bệnh nhân phát sốt, bệnh nhân có tiếp xúc thân mật) đều phải được kiểm tra và sàng lọc trước khi xử lý thêm. Nhưng bây giờ Vũ Hán thậm chí không sàng lọc kiểm tra “4 loại người” này, những người bình thường khác muốn làm xét nghiệm cũng không được.
Theo thông tin công khai, hiện có 3 phương pháp phát hiện đáng tin cậy đối với virus Vũ Hán: Xét nghiệm Axit nucleic, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm kháng nguyên. Trong đó, xét nghiệm Axit nucleic là phương pháp phổ biến nhất, nhưng độ chính xác của phương pháp phát hiện này cũng không cao. Mặc dù tốc độ xét nghiệm huyết thanh chậm hơn (mất nửa ngày đến một ngày), nhưng độ chính xác cao hơn, đó là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện liệu các ca nhiễm được chữa khỏi có khỏi hẳn sau một thời gian điều trị hay không.
Phương án khám và chữa bệnh phiên bản thứ 7 mà ĐCSTQ công bố, cũng liệt kê các phương pháp xét nghiệm huyết thanh. Có tin nói rằng, các chuyên gia Trung Quốc có ý định phổ cập phương pháp xét nghiệm này đến các tổ chức cấp 1 trong cộng đồng. Tuy nhiên, đánh giá từ tình hình hiện tại, ý tưởng của các chuyên gia y tế rõ ràng không đáp ứng nhu cầu chính trị của ĐCSTQ, do đó không thể được đưa vào thực tế.
Minh Huy (Theo NTDTV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét