IM LẶNG LÀ LỜI VÀNG
Lời nói là khuôn ngọc thép vàng,
Giao tình thân hữu nghĩa nhân gian.
Lời êm dịu mát tăng thông cảm,
Giọng gắt hung hăng dễ rẽ đàn.
Trí vững buông lơi thêm bước thiện,
Tâm hòa lặng tiếng đạt niềm hoan.
An vui hạnh phúc tìm im lặng,
Sống đẹp lời trao giọng nhẹ nhàng.
HỒ NGUYỄN (07-9-15)
Lời
nói là một nghệ thuật sống ở đời, là phương tiện chuyển ngân tiếng nói của con
tim và suy nghĩ của mình sang cho người khác. Phương tiện giao lưu thật tuyệt
vời.
Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng,
lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói”
nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hóa kỳ diệu, nhưng không
dễ thực hiện.
Thật
chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả
tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng.
He that to speak much
is much mistaken”.
“Tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng
Kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh”. (Khuyết danh)
Kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh”. (Khuyết danh)
Lone eagles, soaring in the clouds, fly with silent,
peaceful poise,
While turkeys, in their earth-bound crowds, fill the atmosphere with noise.
While turkeys, in their earth-bound crowds, fill the atmosphere with noise.
Silence is more musical than any song”.
Hay: Ralph Waldo Emerson:
Nhưng khi nào nên im lặng? Đó là:
1. Khi người khác buồn phiền,
đau khổ:
Biết vui với người vui, biết buồn với
người buồn. Đó là hành vi của người có văn hóa, tri thức, biết điều,
biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại
cười – hoặc ngược lại. Sự “nghịch lý” đó có thể khiến chúng ta trở
nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
2. Khi người khác suy tư, lao
động trí óc:
Sự im lặng là “cần thiết” của hoạt động
trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao cả, sự hiểu biết, sự trưởng thành,
sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô
tịch, còn ý chí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc
đời”. Thấy người khác trầm tư, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc
đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
3. Khi người khác không hiểu
mình:
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì việc làm tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc gánh lấy sự hiềm thù.
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì việc làm tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc gánh lấy sự hiềm thù.
4. Khi người khác nói về vấn đề
mình không am hiểu:
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa
cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn
im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng
mình là “cuốn bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng
ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả một đại
dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là
điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm
nhường mà biết im lặng.
4. Khi người khác khoe khoang,
lý sự:
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, mới khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, mới khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
5. Khi người khác không cần
mình góp ý kiến:
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối lý, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói quanh co sẽ đến chỗ cùng lý.
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối lý, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói quanh co sẽ đến chỗ cùng lý.
Cibbon
nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của
sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ và là cuộc sống.
Thầy Tuân Tử dạy: “Im lặng,
lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 bậc thang khác
nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. Tóm lại, im
lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hoá cao cấp.
Nói ra được thì tốt nhưng có khi im lặng lại
tốt hơn.
Ta nên học lắng nghe để hiểu, dừng lại
để thương. Nhưng khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã
biết buông bỏ ngạo mạn, biết đời sống là vô thường bất chợt.
Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh
ta nói: Trong cuộc sống, rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng; Bởi
vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác
nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ
thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện. Thì vậy, cuộc sống
là muôn màu!
Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói,
vào cuôc họp cứ huyên thiên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào
cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương.
Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ
cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?
Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có.
Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm
xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã
được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé
nát lòng người. Thành ra, người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn
người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!
Người ta càng về già càng thấy cô đơn,
hay hoài niệm về thời son trẻ rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ
tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới,
sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ
chịu im lặng!
Ta ví cuộc đời như trò chơi xếp chữ. Ai
cũng được phát cho 1000 miếng, ai cũng có thời gian hoàn thành giống
nhau. Chỉ có điều là con người ít khi kiên nhẫn chịu xếp cho mình đến
mảnh cuối cùng để tận hưởng vẻ đẹp thực sự nằm bên trong đâu đó.
Đa phần người ta than thở hoặc
nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, rối tung, mệt mỏi,
chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với
người kia?
Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự
tận tụy mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn thành nó, người ta đã âm thầm đi tìm, luôn
kiên nhẫn và im lặng. Người ta phải nhẹ nhàng tìm kiếm, kể cả chẳng may
ghép vài lần mà không đúng.
Thì đã sao? Ta có 1.000 cơ hội kia mà.
Lần này chưa được, lần sau sẽ được, chỉ cần bạn đủ niềm tin. Vì tin sẽ thấy,
tìm sẽ gặp. Nếu ta tin chắc chắn mình sẽ hạnh phúc thì đã có hạnh phúc rồi đấy.
Hạnh phúc ngay giây phút này đây, đó là
sự yên bình và thanh thản.
Không một chút quấy rầy, không chết
chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không? Nếu có nhiều hạnh phúc hơn
thế, hãy mang chia sớt nhé nhưng nhớ lặng thầm.
Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận.
Yên tâm !!!
____________
Chuyển từ
Dina Hồ Phượng.
Hồ Xưa sưu
tầm thêm và trình bày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét