Di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
HUYỀN SỬ VỀ VUA THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG
Sơn Tùng
Truyền thuyết "Cẩu chủa cheng Vùa” của người Tày Cao Bằng
Năm
1963, khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện truyền thuyết "Cẩu
chủa cheng Vùa" (dịch là "Chín chúa tranh vua") một câu truyện cổ rất
phổ biến trong vùng đồng bào Tày, Cao Bằng. Theo Ngày xưa, vào thời vua
Thục của nước người Tày, Thục Chế là ông vua đầu tiên đã lập ra nước
Nam Cương giáp nước Văn Lang, xưng là An Tự Vương đóng đô ở Nam Bình
(vùng Cao Bình, huyện Hòa An, Cao Bằng ngày nay).
Hình tượng vua Thục Phán - An Dương Vương
Thục
Phán nói: Ta còn ít tuổi, nên các ngài cho rằng, ta chưa xứng đáng làm
vua chăng? Cả nước có 9 chúa và chỉ có một vua, bây giờ ta sẽ ra điều
kiện, tất cả cùng thi đấu võ, nếu ai thắng thì sẽ được nhường ngôi. Từng
vị chúa của chín vùng lần lượt ra thi đấu trổ tài nhưng cuối cùng không
có chúa nào thắng.
Sau
đó Thục Phán lại tiếp tục tổ chức cuộc thi, ai giỏi nghề nào thì thi
nghề ấy hẹn trong 3 ngày 3 đêm trước gà gáy sang canh năm, ai làm nhanh
làm tốt nhất nhanh nhất thì sẽ được nhường ngôi. Thục Phán chọn chín
nàng cung nữ sắc đẹp vẹn toàn lại giỏi làm kế mỹ nhân đi theo mỗi chúa.
Các chúa vừa làm việc của mình vừa mải mê si lượn và ăn chơi với các cô
gái đẹp nên hết ngày này sang ngày khác, cuối cùng không có hoàn thành
kế hoạch của Thục Phán đã giao ước cuộc thi. Thục Phán cùng chín chúa
giao ước là mỗi người tự mình làm công việc mà mình cảm thấy giỏi nhất
và sẽ làm tốt nhất.
Chúa
Trương Thiết Vận ở mường Háng Khà - chúa vùng Quảng Uyên, Cao Bằng ngày
nay giỏi nghề rèn nên giao ước làm cái kim, mài lưỡi cày thành kim, mặc
dù cái kim đã làm xong nhưng chưa kịp khoan lỗ để xâu chỉ.
Chúa
Lục Văn Thặng ở mường Tổng - chúa vùng Thin Tẳng, Trịnh Tây, Quảng Tây,
Trung Quốc giỏi nghề đục đẽo đá và vùng quê mình có nhiều đá thì giao
ước làm đôi guốc bằng đá nhưng cuối cùng mặc dù hình hài đôi guốc đã
xong nhưng chưa đục lỗ để xâu quai. Đôi guốc đá đó hiện nay vẫn còn dấu
tích ở Bản Thảnh, xã Bế Triều, huyện Hoà An.
Khu di tích Cổ Loa (ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội)
Chúa
Lý Kim Đán ở mường Phịa Nưa - chúa vùng Thạch An, Cao Bằng ngày nay
giỏi bắn cung thì giao ước sẽ dùng cung bắn rụng hết lá trên cây một đa,
nhưng đã hết thời hạn cuối cùng vẫn còn sót hai lá ở trên ngọn.
Chúa
Hoàng Tiến Đạt ở mường Háng Cáp (chúa vùng Hòa An, Cao Bằng ngày nay)
giỏi làm nghề nông thì đi lấy mạ ở Phiêng Pha, huyện Nguyên Bình về cấy ở
cánh đồng Tổng Chúp (Nam Bình), đến hết hạn vẫn còn bỏ dở một khoảng
bằng cái nón.
Chúa
Đàm Việt Dũng ở mường Pác Măn - chúa vùng Long Châu, Quảng Tây ,Trung
Quốc giỏi làm thơ thì giao ước sẽ là 100 bài thơ nhưng đã hết ngày thi
rồi vẫn làm chưa đủ 100 bài thơ.
Chúa
Lâm Tuyền Thượng ở mường Vỏ Slốc – chúa vùng Hà Quảng, Cao Bằng giỏi
xây thành lũy thì nhận nung gạch xây thành nhưng đến ngày cuối cùng vẫn
còn thiếu hai cái cổng thành.
Chúa
Lương Ngọc Tặng ở mường Háng Riềng – chúa vùng Phục Hòa, Cao Bằng ngày
nay giỏi làm thuyền thì hứa sẽ làm thuyền nhưng hết hạn cũng chưa làm
xong. Mặc dù đã làm xong một chiếc thuyền to, tuy vậy vẫn chưa kịp lật
ngửa lên để hoàn thành. Chiếc thuyền hiện nay vẫn còn là một quả đồi ở
bản Khau Lừa, xã Bế Triều, huyện Hòa An ngày nay.
Chúa
Hà Thanh Giang ở mường Co Sầu, Trùng Khánh giỏi võ thì hứa sẽ tập võ
thật giỏi và điêu luyện để thi múa võ, mặc dù chúa Hà Thanh Giang đã rất
giỏi nhưng chưa đạt đến trình độ điêu luyện và diệu nghệ của công phu.
Chúa
Nông Quang Thạc ở Háng Mường - chúa vùng Bảo Lâm, Bảo Lạc, Cao Bằng thì
giao ước sẽ đi sang Mường Hác lấy trống đồng, mang trống đồng về đến
đèo Cao Bắc do mệt quá nên đã ngủ say thiếp để trống lăn xuống dốc núi,
trống lăn kêu vang cả một vùng. Các chúa khác nghe tiếng trống rất to
nên đã tưởng chúa Nông Quang Thạc thắng cuộc và tất cả đều bỏ cuộc thi.
Do
đó, cuối cùng thì Thục Phán vẫn ngự trị ngai vàng. Sau vua Thục Phán
dẫn dắt Nam Cương trở nên hùng mạnh, sát nhập nước Văn Lang kế
bên đang suy yếu lập nên nước Âu Lạc, ngôi hiệu là An Dương Vương và
dời đô về thành cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Nhiều mối liên hệ mang tính chứng cứ khoa học
Như
vậy là từ thành Bản Phủ - Thục Phán đã tổ chức cuộc thi và giành thắng
lợi trước các chúa. Nay các địa danh, các câu truyện gắn liền với cuộc
thi vẫn còn in sâu đậm trong ký ức nhân dân. Đồng thời, trong tâm thức
dân gian vẫn còn nhiều tập tục - có thể gọi là một loại hình văn hoá tộc
người lưu lại và liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương và thành Cổ
Loa.
Đó
là các biểu tượng Rùa vàng, Gà trắng, trong đó gà trắng phá hoại việc
xây thành Cổ Loa, Rùa vàng giúp xây thành. Gà trắng và Rùa vàng có thể
gọi là những linh vật có ý nghĩa biểu tượng trong dân tộc Tày. Hiện nay
nhân dân vẫn coi Rùa vàng là thần rùa giúp sức, phù trợ nhân dân làm
những việc tốt đẹp, ân nghĩa, chống lại ma quỷ, kẻ thù...
Trong
dân tộc Tày, con Rùa được nhân dân quý trọng tôn thờ. Con gà thì lại
khác, biểu tượng gà là "vật kí thác linh hồn", gà gắn liền với bóng đêm
và sự chết chóc; hiện nay trong đồng bào Tày vẫn coi "Ma gà" (Phi Cáy)
là hiện tượng đáng sợ, vì nó gây tai hoạ cho con người khi bị "Ma gà"
nhập.
Hiện
nay người Tày vẫn coi gà trắng là "Cáy khoăn", tức là gà gọi hồn. Khi
làm lễ "Dòn lầu" cho trẻ em, thường sách theo con gà và thường dùng gà
trắng để phục vụ trong lễ này. Như vậy là gà trắng đã thành tinh nó bị
coi là con vật mang tai hoạ đến con người. Vì vậy đồng bào Tày kiêng
nuôi gà trắng, kiêng thịt gà trắng trong những dịp lễ vui mừng...
Từ
những quan niệm đó đến những phong tục, tập quán của người Tày về Rùa
vàng và Gà trắng, có thể thấy rõ "Sự tương đồng với những chi tiết trong
truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa". Những nét tương đồng ấy
phải chăng có cội nguồn từ nguồn gốc Tày cổ của Thục phán - An Dương
Vương. Vì nhà vua là Tày cổ nên những quan niệm, phong tục cổ của người
Tày đã được đưa đến vùng đất Cổ Loa.
Không
chỉ như vậy mà gần đây (Những năm 1960 của thế kỷ trước) ở Cao Bằng còn
lưu truyền "Slửa Nộc Soa" (tức áo lông chim trĩ) và "Slửa Nổc Cốt" (tức
áo lông chim Bìm Bịm) và một loại sang hơn là "Slửa Cáy Nhùng" tức áo
gà công. Đó là những chiếc áo gần với chiếc "áo lông ngỗng" của Mỵ Châu -
và Mỵ Châu cũng chính là biến âm của tiếng Tày "Mẻ Chủa" hay "Mẻ Chẩu"
đều là Bà chúa, Bà chủ. Ngay cả địa danh Cổ Loa, các nhà ngôn ngữ - dân
tộc học lịch sử đã phân tích nguồn gốc biến âm từ Kẻ Lũ, những địa danh
có tên Kẻ ở Cao Bằng không phải ít, gần thành Bản Phủ bên kia Sông Bằng
có Kẻ Giẳng, Kế Nông... Rồi Cả Lọ, Co Lỳ tương ứng với Cà Lồ ở Cổ Loa...
Rất
nhiều những địa danh xung quanh thành Cổ Loa và Bản Phủ có sợi dây liên
hệ và đó là những chứng tích cho ta thấy rõ mỗi dây liên hệ giữa kinh
đô Nam Bình với kinh đô Loa Thành của Thục Phán - An Dương Vương. Đó là
quá trình phát triển hợp lý liên tục, có tính kế tục. Điều đó góp phần
làm sáng tỏ và khẳng định chắc chắn giả thuyết: Thục Phán có nguồn gốc ở
Cao Bằng đã tham gia vào việc thành lập nước Âu Lạc, đóng góp vào quá
trình dựng nước trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử Việt Nam.
Sơn Tùng
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét