Trong lịch sử, nhân loại đã từng
trải qua các thời kỳ, tại các địa phương khác nhau hay những nhóm dân
tộc khác nhau sẽ có những phong cách khác nhau về trang phục. Quần áo và
trang sức phản ánh được người ở nơi ấy đối với cái đẹp có sự cảm thụ
như thế nào. Bài viết này đưa độc giả vào những diễn biến lịch sử về
trang phục người Tây Phương thời cổ đại(*)
Lịch sử phục trang phục của nền văn minh cổ đại Tây Á
Ai Cập
là một nước có nền văn minh cổ đại, tuy nhiên những trang phục được lưu
lại là không nhiều; chúng ta chỉ có thể thông qua những bức bích họa cổ
để hiểu được hình thức trang phục cổ đại của họ. Do thời tiết vô cùng
nóng nực mà người dân ở Ai Cập hầu như mặc rất ít quần áo, vật liệu may
mặc cũng chỉ là những chất liệu lanh mỏng.
Những
người đàn ông của tầng lớp quý tộc chủ yếu mặc một chiếc váy gọi là
“thắt lưng vải”, phần trên thân để trần hoặc mặc một chiếc áo ngắn cổ
tròn. Người phụ nữ nơi đây có trang phục là chiếc áo dài Trường Sam bó
sát người, cổ tròn hoặc một chiếc váy đầm kéo dài từ phần ngực đến mắt
cá chân, kết hợp mang một chiếc đai vắt trên vai. Những người dân bình
thường và nô lệ sẽ mặc những loại vải có chất liệu dày hơn, thậm chí họ
để thân thể trần, chỉ lấy một miếng vải nhỏ để che phần thân dưới.
Đối với
những người Sumer đầu tiên sinh sống tại lưu vực sông Lưỡng Hà, các nhà
khảo cổ học hiện đại cũng không biết nhiều về quần áo trang sức của họ.
Nhưng từ những pho tượng được khai quật, ít nhất cũng thấy được nửa phần
dưới của họ mặc váy hoặc một loại vải choàng qua vai quấn quanh người
dài đến mắt cá, được suy đoán là của những người dân du mục từ phía bắc
của vùng Trung Á tới. Kiểu áo choàng qua vai có thể dành cho cả đàn ông
và phụ nữ, sau đó cách ăn mặc này tiếp tục ảnh hưởng đến những người
Babylon và Assyria.
Người
Assyria và người Babylon thuộc về tộc người Do Thái đến từ sa mạc Ả Rập,
trang phục của họ ngoài áo choàng giống người Sumer, cũng có một loại
áo tay ngắn, dài đến đầu gối và một chiếc đai trên phần bả vai. Vật liệu
sử dụng chủ yếu là len.
Cuối
cùng là một đế quốc hùng mạnh với quyền lực vượt xa Ai Cập, đó là Ba Tư.
Ba Tư thậm chí đã có một số cuộc tấn công vào Hy Lạp cổ đại. Nổi tiếng
trong đó là chiến dịch chạy marathon nhằm tấn công thành bang Hy Lạp cổ.
Phong cách trang phục nơi đây về cơ bản kế thừa áo choàng từ người
Sumer nhưng nó được may rộng hơn, vật liệu không chỉ là len mà còn là
lụa, vải lanh đến từ Trung Quốc, ngoài ra trên trang phục còn thêu nhiều
hoa văn đẹp mắt. Trong thời điểm đó, kỹ thuật nhuộm vải rất phát triển,
quần áo của người dân đa số là màu đỏ, xanh dương, trắng. Quan chức và
quý tộc thường mặc quần áo có màu xanh tím than.
Thời kỳ
cổ đại cũng xuất hiện một loại dạng thức giống như “quần”, trang phục
này đối với các dân tộc coi váy làm đồ mặc chủ yếu tại Tây Á về hình
thái có chút bất đồng. Trong lịch sử, đại đế Alexander đã chinh phục đế
quốc Ba Tư; vì Alexander áp dụng chính sách Hy Lạp hóa trong những khu
vực mà ông chinh phục, nên trang phục trên hai bờ sông Lưỡng Hà dần dần
trở thành phong cách ăn mặc Hy Lạp.
Diễn biến của trang phục Tây phương
1. Hy Lạp cổ đại – Trang phục váy hình vuông
Hy Lạp
cổ đại là gốc rễ của nền văn minh phương Tây, chứ không phải là một
vương quốc thống nhất. Hy Lạp do đông đảo các quốc gia (gọi là thành
bang) cùng tạo thành một vòng tròn văn hóa, có phạm vi ước chừng từ
Macedonia ở Balkan đến Kerry ở biển Địa Trung Hải. Các đảo bao gồm Biển
Aegean và nhiều quốc đảo trên Biển Ionian, cũng như các khu vực duyên
hải nhỏ của Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).
Theo các nghiên cứu khảo cổ học hiện nay, văn hóa Minos trên đảo Crete (đảo lớn nhất và đông dân nhất của Hy Lạp, và là đảo lớn thứ năm tại Địa Trung Hải)
nảy nở sớm nhất trong khu vực Địa Trung Hải; theo các hiện vật khai
quật được, niên đại thời kỳ hưng thịnh của nó ước chừng từ năm 3.000 đến
năm 1.100 trước Công Nguyên.
Từ những
bức bích họa có tại cung điện, thấy rằng đàn ông chủ yếu là mặc váy
“thắt lưng vải”, áo của phụ nữ là áo ngăn tay bó sát thân kết hợp với
một chiếc váy hình chuông nhiều tầng. Đàn ông và phụ nữ đều đeo thắt
lưng da để thắt chặt eo. Những trang phục và lời nói người Minos khác
với những trang phục của những thành bang khác, vì vậy mà có học giả đem
văn minh cổ đại của Minos và văn minh Hy Lạp tách biệt ra độc lập với
nhau.
Năm 776
trước công nguyên, người Hy Lạp đã tổ chức Thế vận hội Olympic đầu tiên,
đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ thịnh vượng của nền văn minh Hy Lạp cổ
đại. Trong 250 năm sau, các thuộc địa của các thành phố Hy Lạp cổ đại
trải dài trên khắp bờ biển Địa Trung Hải, bao gồm những nơi như Tiểu Á
và Bắc Phi. Tại thời điểm này, trọng tâm nền văn minh Hy Lạp cổ đại dần
dần tập trung tại Athens và Sparta.
Các
thành bang Hy Lạp cổ đại được phân bố rộng rãi, mặc dù trang phục đa
phần giống nhau về ngoại hình, nhưng vì sự bất đồng địa phương mà vật
liệu may mặc cũng có sự khác biệt nhất định. Trang phục Hy Lạp cổ đại
được gọi là bào y (Chitonic), về cơ bản là một tấm vải trắng lớn cuốn
quanh người, sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ không lớn, chỉ ở việc
cách cuốn tấm vải trên thân là khác nhau.
Trang
phục của nam giới không thay đổi nhiều, quần áo ở phần thân dưới giống
như ở Ai Cập và khu vực sông Lưỡng Hà, tất cả đều được sử dụng một chiếc
váy. Chlamys là tên một trang phục mặc từ phía trên dành cho nam giới,
tương tự như một chiếc áo khoác ngoài, dài 5 thước Anh (1 thước Anh =
0,3048m) , rộng 3 thước Anh, phủ qua vai trái, che cánh tay trái.
Phong
cách của quần áo nữ giới được chia thành ba loại: Doric, Loric và
Peplos. Hai cái tên đầu tiên được lấy từ tên của hai cây cột trụ trong
ngôi đền Hy Lạp cổ đại, phong cách Doric là phong cách trang phục đơn
giản, giản dị còn phong cách Loric nhấn mạnh sự phức tạp cầu kỳ hoa lệ.
Sự khác biệt giữ Peplos và Doric là ở phần đai, Doric có phần đai giấu
trong áo trong khi Peplos thì lộ ra ngoài.
2. Thời kỳ La Mã cổ đại – Vải dạng hình cung cuốn quanh thân thể
Nền văn
minh Hy Lạp cổ đại không chỉ phát triển mạnh trong khu vực Hy Lạp, mà
còn lan truyền đến Trung Á và Bắc Phi bởi đại đế Alexander. Sau hàng
trăm năm thịnh vượng, cuối cùng cũng không tránh khỏi sự suy sụp. Người
La Mã cổ đại chinh phục ngày càng nhiều khu vực Hy Lạp vào năm 146 trước
Công nguyên, cùng với đó là sự thừa kế nền văn hóa Hy Lạp cổ đại. Trong
khía cạnh quần áo, họ cũng mặc áo choàng giống như người Hy Lạp cổ đại.
Ngoài
ra, người La Mã cổ đại cũng đã có phát minh riêng của họ: áo choàng này
được gọi là Toga chỉ được mặc bởi công dân La Mã, đó là khoác trực tiếp
một miếng vải hình vòng cung dài, tùy thuộc vào các dịp lễ mà nó sẽ được
khoác kiểu khác nhau. Các công dân bình thường mặc áo trắng, áo của các
quan chức và giáo sĩ có viền màu tím, các quan chức cao cấp có màu đỏ
thẫm, các tướng lĩnh và hoàng đế thì được thêu bằng sợi chỉ vàng trên áo
choàng màu tím. Ở La Mã cổ đại, màu trắng đại diện cho sự tinh khiết và
toàn vẹn, và màu tím được coi là một màu sắc cao quý.
(Còn tiếp)
Theo epochtimes.comUyển Vân biên dịch
(*) Khái niệm “Tây Phương” trong thời cổ đại được hiểu là các quốc gia khu vực Tây Á và quanh biển Địa Trung Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét