"Qua" và "Bậu" đều là đại từ nhân xưng đặc trưng của miền Trung và miền Nam ngày xưa. Nhưng nó được dùng nhiều nhất là ở vùng đất phương Nam.
"Qua" là ngôi thứ nhất, nếu dùng riêng lẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi (là cô, chú, bác, anh, chị), nhưng khi dùng chung với "Bậu" thì nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai với người yêu hoặc với người mà họ có ngỏ ý thương mến.
"Bậu"
là ngôi thứ hai, là từ thân thương mà người con trai dùng để gọi vợ hay
người yêu hay người con gái mà họ đem lòng thương mến.
"Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ
Qua đây xa Bậu đêm ngày chờ trông."
Theo GS Lê Ngọc Trụ (1909-1979) gốc của từ "Qua" do chữ wá, hay đọc đúng hơn là u_á đọc theo giọng Triều Châu của chữ "ngã" tức là "tôi". Cũng có giả thiết khác rằng sự liên hệ từ "Qua" với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ lối giải thích của GS Lê Ngọc Trụ dễ chấp nhận hơn bởi sự giản dị.
“Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua
Hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua qua.”
Từ "Qua" được dùng rất nhiều trong các tác phẩm của Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884-1958) như: Thầy Chung trúng số, Tơ hồng vương vấn, Sống thác với tình, Ai làm được... và nhiều tác phẩm khác nữa.
Nếu "Qua" đã là từ Triều Châu thì "Bậu" cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914-1987) có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì trong tiếng Triều Châu "pa_u" hay "pấu" (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ bình thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như "cha pấu", "cha pa_u" (vợ tôi) "deo pa_u" (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt "tệ phu, tệ nội, hiền phụ, hiền thê...” Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là "bậu" và "Bậu" trở thành đại từ ngôi thứ hai.
"Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt
Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua."
Dù với cách lý giải nào thì từ "Qua" và "Bậu" cũng đều là từ ngoại lai. Tuy nhiên, khi được Việt hóa, "Qua" và "Bậu" trở thành những từ ngữ độc đáo của tình cảm thương yêu đôi lứa thật súc tích.
"Bậu qua phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau.”
Qua- Bậu tiêu biểu cho ngôn từ Việt hóa của miền đất phương Nam, trong đó bên cạnh tiếng Hoa còn phải kể tiếng Pháp, tiếng Miên... Từ ngữ Việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở miền đất phương Nam là vì điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây. Mặc dù, số từ ngữ Việt hóa rất nhiều nhưng đi vào ca dao, văn chương phương Nam mạnh mẽ nhất có lẽ là hai từ "Qua" và "Bậu" (chiếm hơn phân nửa).
"Trách mẹ với cha chớ Qua không trách Bậu
Cha mẹ ham giàu gả Bậu đi xa.”
"Bậu có chồng như cá vô lờ,
Tương tư nhớ Bậu, dật dờ năm canh."
"Bậu về kẻo mẹ Bậu trông,
Kẻo con Bậu khóc, kẻo chồng Bậu ghen."
"Ví dầu tình Bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rời Bậu ra
Bậu ra Bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.”
Nhà thơ Phạm Hải Đăng cũng sáng tác rất nhiều bài thơ có "Qua" và "Bậu" như:
BẼ BÀNG TÌNH QUA
Nói hoài Bậu hổng thèm nghe
Để Qua ấm ức đầy ghe đem dìa!
Vô tình trong buổi chiều kia
Bậu theo người khác, tình chia cách tình
Mình ên Qua đứng lặng thinh
Nhìn theo con nước lục bình trôi theo
Trách ên Qua kiếp bọt bèo
Sóng xô sóng đập, sóng leo mạn thuyền
Mé sông bến đợi mình ên
Bông Bần bông Mắm rơi lền trắng sông
Đường tình bạc bẽo long đong
Tình duyên dang dở đắng lòng Qua đau
Bậu ơi! còn có thương nhau
Cửa Vàm Qua đợi, trái sầu Qua mang
Sông năm bảy ngã đò ngang
Bậu không dìa nữa bẽ bàng tình Qua.
BẬU THÔI ĐƯA ĐÒ
Mưa chiều, Qua dõi mắt theo
Bến xưa tình cũ ai gieo câu thề
Bậu còn nhớ đến tình quê
Để Qua trông ngóng, khi về cô đơn
Bậu đi mưa gió dỗi hờn
Lòng Qua trĩu nặng như con đò chiều
Ngày nào tíu tít lời yêu
Tay Qua Bậu nắm nói điều mộng mơ
Sông Cửa Vàm thuở tình thơ
Qua thương Bậu nói: “mình chờ nhé Qua!"
Nào dè đâu, Bậu đã xa
Trầu cau chưa thắm, người ta lấy chồng
Đứng nhìn chim sáo sang sông
Để Qua lẻ bạn đau lòng Bậu ơi
Giờ đây, cách biệt phương trời
Quê nghèo miệt thứ, Bậu thôi đưa đò.
Ngày nay, "Qua" và "Bậu" đã trở thành dĩ vãng nhưng đối với những người con vùng đất phương Nam xưa, hai từ Qua - Bậu bình dị, chân quê này luôn gợi nhớ về một thời sơ khai với những tình cảm êm đềm, mộc mạc nhưng thấm đượm chân tình của những năm tháng cũ thân thương.
(H.Phi chuyển)
"Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ
Qua đây xa Bậu đêm ngày chờ trông."
Theo GS Lê Ngọc Trụ (1909-1979) gốc của từ "Qua" do chữ wá, hay đọc đúng hơn là u_á đọc theo giọng Triều Châu của chữ "ngã" tức là "tôi". Cũng có giả thiết khác rằng sự liên hệ từ "Qua" với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ lối giải thích của GS Lê Ngọc Trụ dễ chấp nhận hơn bởi sự giản dị.
“Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua
Hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua qua.”
Từ "Qua" được dùng rất nhiều trong các tác phẩm của Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884-1958) như: Thầy Chung trúng số, Tơ hồng vương vấn, Sống thác với tình, Ai làm được... và nhiều tác phẩm khác nữa.
Nếu "Qua" đã là từ Triều Châu thì "Bậu" cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914-1987) có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì trong tiếng Triều Châu "pa_u" hay "pấu" (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ bình thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như "cha pấu", "cha pa_u" (vợ tôi) "deo pa_u" (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt "tệ phu, tệ nội, hiền phụ, hiền thê...” Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là "bậu" và "Bậu" trở thành đại từ ngôi thứ hai.
"Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt
Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua."
Dù với cách lý giải nào thì từ "Qua" và "Bậu" cũng đều là từ ngoại lai. Tuy nhiên, khi được Việt hóa, "Qua" và "Bậu" trở thành những từ ngữ độc đáo của tình cảm thương yêu đôi lứa thật súc tích.
"Bậu qua phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau.”
Qua- Bậu tiêu biểu cho ngôn từ Việt hóa của miền đất phương Nam, trong đó bên cạnh tiếng Hoa còn phải kể tiếng Pháp, tiếng Miên... Từ ngữ Việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở miền đất phương Nam là vì điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây. Mặc dù, số từ ngữ Việt hóa rất nhiều nhưng đi vào ca dao, văn chương phương Nam mạnh mẽ nhất có lẽ là hai từ "Qua" và "Bậu" (chiếm hơn phân nửa).
"Trách mẹ với cha chớ Qua không trách Bậu
Cha mẹ ham giàu gả Bậu đi xa.”
"Bậu có chồng như cá vô lờ,
Tương tư nhớ Bậu, dật dờ năm canh."
"Bậu về kẻo mẹ Bậu trông,
Kẻo con Bậu khóc, kẻo chồng Bậu ghen."
"Ví dầu tình Bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rời Bậu ra
Bậu ra Bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.”
Nhà thơ Phạm Hải Đăng cũng sáng tác rất nhiều bài thơ có "Qua" và "Bậu" như:
BẼ BÀNG TÌNH QUA
Nói hoài Bậu hổng thèm nghe
Để Qua ấm ức đầy ghe đem dìa!
Vô tình trong buổi chiều kia
Bậu theo người khác, tình chia cách tình
Mình ên Qua đứng lặng thinh
Nhìn theo con nước lục bình trôi theo
Trách ên Qua kiếp bọt bèo
Sóng xô sóng đập, sóng leo mạn thuyền
Mé sông bến đợi mình ên
Bông Bần bông Mắm rơi lền trắng sông
Đường tình bạc bẽo long đong
Tình duyên dang dở đắng lòng Qua đau
Bậu ơi! còn có thương nhau
Cửa Vàm Qua đợi, trái sầu Qua mang
Sông năm bảy ngã đò ngang
Bậu không dìa nữa bẽ bàng tình Qua.
BẬU THÔI ĐƯA ĐÒ
Mưa chiều, Qua dõi mắt theo
Bến xưa tình cũ ai gieo câu thề
Bậu còn nhớ đến tình quê
Để Qua trông ngóng, khi về cô đơn
Bậu đi mưa gió dỗi hờn
Lòng Qua trĩu nặng như con đò chiều
Ngày nào tíu tít lời yêu
Tay Qua Bậu nắm nói điều mộng mơ
Sông Cửa Vàm thuở tình thơ
Qua thương Bậu nói: “mình chờ nhé Qua!"
Nào dè đâu, Bậu đã xa
Trầu cau chưa thắm, người ta lấy chồng
Đứng nhìn chim sáo sang sông
Để Qua lẻ bạn đau lòng Bậu ơi
Giờ đây, cách biệt phương trời
Quê nghèo miệt thứ, Bậu thôi đưa đò.
Ngày nay, "Qua" và "Bậu" đã trở thành dĩ vãng nhưng đối với những người con vùng đất phương Nam xưa, hai từ Qua - Bậu bình dị, chân quê này luôn gợi nhớ về một thời sơ khai với những tình cảm êm đềm, mộc mạc nhưng thấm đượm chân tình của những năm tháng cũ thân thương.
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét