Năm
tháng trôi qua, nơi ra đời 3 bài thơ Thu bất hủ vẫn giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội của vùng đồng quê chiêm trũng.
Trải
qua nhiều năm, ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến (đỗ Tam
Nguyên năm 1864 – 1865) một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc,
vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng. Nhà của cụ
Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nay đã trở thành Di tích lịch sử văn hóa cấp
Quốc gia.
Cổng
vào nhà cụ Nguyễn Khuyến rêu phong, cổ kính, ở trên có ghi ba chữ nho
“Môn Tử Môn”. Ông Nguyễn Thanh Tùng, hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ
Nguyễn Khuyến giải thích: “Môn Tử Môn” có nghĩa là cửa ra vào của học
trò, đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm
trò của cụ.
"Mặc
dù cụ Nguyễn Khuyến là quan to nhưng cổng lại nhỏ hẹp, nhô hẳn ra ngoài
hơi hình chữ V, ý của cụ là nhắc đất này chỉ dành cho con trưởng", ông
Tùng thuyết minh.
Qua
cửa “Môn Tử Môn” là một không gian rất giản dị. Nhà từ đường xây theo
phong cách truyền thống, phá cách. “Ngôi nhà có 7 gian, ngoài là đại tế,
trong là hậu cung. Chỉ những người được sắc phong thần thì mới được xây
như thế này. Hai cây nhãn trước cửa và một
cây bên hiên nhà do cụ Nguyễn Khuyến vào cung sinh nhật vua và xin 3 hột
nhãn về nhà trồng, ý nghĩa là bảng nhãn đỗ đầu ba khoa”, ông Tùng cho
biết.
Ngôi
nhà được làm lại năm 2013, toàn bộ gỗ lim của ngôi nhà được mua từ bên
Lào, bên trong treo những hình ảnh, cảnh trường thi, lễ xướng danh khóa
thi 1871 và hình ảnh cụ Nguyễn Khuyến lúc đỗ Tam Nguyên.
Giữa
nhà tế lễ và hậu cung là một khoảng sân nhỏ hình chữ Nhị, theo ông Tùng
giải thích, cách xây hình chữ Nhị như thế này chỉ những người nào có sắc
phong thần mới được xây, dân thường không được xây. Nhà hậu cung thấp
hơn nhà tế lễ là hàm ý mọi sự tinh hoa của
trời đất đổ về thấp, vun đắp cho linh hồn các cụ được tươi tốt. Các chữ
viết trên cột đều do cụ Tam Nguyên viết.
Ban
thờ cụ Tam Nguyên. Theo ông Tùng, ngôi nhà này nguyên bản được cụ thân
sinh của cụ Tam Nguyên dựng lên cách đây trên dưới 200 năm.
Bức
tượng tạc Tam Nguyên Yên Đổ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh của nhà điêu khắc Dương Đình Khoa tặng.
Bên
trong từ đường là những nghiên bút, sắc phong, câu đối gợi lên những lấp
lánh khoa bảng một thời. Đó là tấm biển “Ân tứ vinh quy”, “Nhị giáp
tiến sĩ” do vua Tự Đức ban cho Tam Nguyên Yên Đổ.
"Câu
đối trên thân cây dừa của của tiến sĩ tổng đốc Ninh Thái ngày xưa, nay
là tỉnh Thái Bình. Biết cụ Tam Nguyên rất dân dã và rất mến quê hương
nên tổng đốc đã tặng cụ câu đối bằng thân cây dừa khi cụ đỗ đầu ba
khoa", ông Tùng cho hay.
Cuốn
thư của cụ Dương Khuê tặng cụ Tam Nguyên khi cụ đỗ đầu ba khoa.
Khi
cụ Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba khoa, nhà vua ban tặng cho cụ bà (vợ Tam Nguyên) chiếc mũ.
Hình
ảnh cụ Tam Nguyên trong Lễ xướng danh khóa thi 1871 và hình ảnh cụ Nguyễn Khuyến lúc đỗ Tam Nguyên Yên Đổ.
Du
khách thăm nhà cụ Tam Nguyên sau khi thắp hương ở nhà hậu cung có thể
ghé thăm “ngõ trúc quanh co” và “ao thu lạnh lẽo” trong thơ Thu của cụ.
Vườn
rộng rào thưa... nay rất nhiều nhãn và có đường lát gạch cho khách tham quan.
Du
khách như lạc vào khu vườn cổ tích với nhiều loài hoa, cây lá xanh biếc,
có tiếng chim, tiếng ve kêu, có bướm bay đuổi nhau trong kẽ lá.
Một
góc ao thu, tre trúc đan cành, đâm lá, tạo thành một khoảng xanh rì ngăn
với cánh đồng trước mặt. Sớm, trưa, chiều tối tiếng chim hót rộn cả góc
vườn.
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét