Trong
lịch sử, từ Thời kỳ Khai sáng, thời điểm chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa
duy nghiệm thiết lập sự thống trị niềm tin của công chúng, tôn giáo và
khoa học dường như nảy sinh những sự đối lập cơ bản.
Đó
là thời điểm mỗi bước tiến của khoa học càng làm suy yếu những gì được
giảng trong Thánh thư và cổ vũ chủ nghĩa vô thần. Tuy nhiên trớ trêu
thay, ở thế giới hiện đại, khi khoa học ngày một phát triển, khả năng
hiểu biết về vũ trụ vượt trội hơn bất kỳ giai đoạn nào của nền văn minh
này, thì nhiều khám phá lại cho thấy có một vị Thần sáng tạo ra tất cả.
Thậm chí nhiều nhà khoa học đang nói về Chúa Trời trong khi họ không hề có một đức tin tôn giáo nào.
Vũ trụ từng có một sự khởi đầu
Trong
quá khứ, phần lớn các nhà khoa học tin rằng vũ trụ của chúng ta chưa
từng có một sự khởi đầu. Điều đó có nghĩa là vật chất, không gian và
năng lượng hợp thành toàn vũ trụ vẫn luôn tồn tại như thế. Tuy nhiên,
vào đầu thế kỷ XX, quan niệm này bắt đầu bị lung lay khi nhà thiên văn
học Edwin Hubble phát hiện vũ trụ đang mở rộng. Bằng các phương pháp
phân tích ngược, các quy trình toán học, ông đã phát hiện ra vũ trụ
không thể tồn tại vĩnh cửu và nó cần phải có một sự khởi đầu.
Khi
đó, ý tưởng này đã vấp phải hoài nghi lớn trong cộng đồng khoa học gồm
nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Nhà thiên văn người Anh, Frederick Hoyle,
là người đặc biệt phản đối ý tưởng này, ông đã đặt một cái tên để châm
biếm cho sự kiện này là “Big Bang”.
Trớ
trêu là, cái tên để châm biếm lúc đó lại được cộng đồng khoa học chấp
nhận khi những bằng chứng cho ý tưởng đó ngày càng xuất hiện nhiều và
trở nên hấp dẫn. Điển hình như năm 1992, các thí nghiệm được tiến hành
trên vệ tinh COBE đã chứng minh rằng vũ trụ có một điểm khởi đầu, một vụ
nổ lớn với ánh sáng và năng lượng đáng kinh ngạc đã tạo ra mọi thứ từ
hư không.
Theo nhà thiên văn học Robert Jastow: “Hình
ảnh cho thấy sự bùng nổ của một quả bom hydro vũ trụ. Trong khoảnh khắc
đó quả bom này đã nổ tung đánh dấu sự ra đời của Vũ trụ”. Kết luận mà ông đưa ra là tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều xuất phát từ hư không.
Khoa
học không có khả năng cho chúng ta biết rằng điều gì hay ai đó đã khiến
cho vũ trụ này bắt đầu. Nhưng một số người tin rằng nó rõ ràng chỉ ra
một Đấng Tạo Hóa. Nhiều nhà khoa học trong số những người theo thuyết
Bất Khả Tri cho rằng chỉ có duy nhất một lời giải thích cho việc xảy ra
vụ nổ Big Bang đó là bởi bàn tay vĩ đại với năng lực thần thánh của Đấng
Sáng Thế.
Các
nhà vũ trụ học – những người chuyên nghiên cứu về vũ trụ và nguồn gốc
của nó đã sớm nhận ra rằng vụ nổ vũ trụ sẽ giống như một vụ nổ hạt nhân,
và không thể mang tới bất kể một sự sống nào trừ khi nó được thiết kế
một cách chính xác để làm như vậy. Và điều đó có nghĩa rằng người thiết
kế ra nó hẳn phải lên kế hoạch trước đó. Họ bắt đầu sử dụng những từ như
“Đấng Tạo Hóa”, “Siêu Trí Tuệ” hay thậm chỉ là “Đấng Tối Cao” để mô tả
về người thiết kế này.
Vũ trụ được tinh chỉnh cho sự sống
Dấu
vết của Thần ngày càng rõ rệt hơn khi khoa học đạt được những bước tiến
nhất định. Theo đó, các nhà vật lý đã phát hiện ra rằng để duy trì cho
sự sống, trọng lực và các định luật vật lý khác phải được điều chỉnh hợp
lý, nếu không vũ trụ sẽ không thể tồn tại.
Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking từng nói: “Nếu
tốc độ mở rộng trên mỗi giây sau vụ nổ Big Bang ít hơn một phần trăm
nghìn triệu (so với tốc độ đo được) thì vũ trụ sẽ sụp đổ trước khi nó
đạt đến kích cỡ hiên nay”.
Trái
lại, nếu tỷ lệ nở ra chỉ cần lớn thêm một phần nhỏ, tất cả các thiên
hà, ngôi sao và các hành tinh có thể đã không bao giờ hình thành, và
chúng ta sẽ không thể xuất hiện.
Sự
sống trên hành tinh chúng ta thậm chí cũng là một bất ngờ và thật sự
rất khó xảy ra. Kích thước, nhiệt độ, khoảng cách tới Mặt Trời, Mặt
Trăng và hệ thống Hóa sinh trên Trái Đất đã được sắp xếp theo một cách
vô cùng chính xác để có thể sinh sống được.
Nếu
chỉ có một trong những điều kiện này bị sai sót, thì sự sống trên hành
tinh này có lẽ không bao giờ tồn tại. Cơ hội để điều đó xảy ra là quá mơ
hồ, theo một nhà thiên văn học ước tính thì tỷ lệ để tồn tại một hành
tinh có điều kiện giống Trái Đất là 1 trong 1 nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ
nghìn tỷ nghìn tỷ hành tinh.
DNA – Kiệt tác của tạo hóa
Khái
niệm về Thần đã được giới khoa học đưa ra một cách thuyết phục hơn. Vào
năm 1953, các nhà sinh học phân tử đã phát hiện ra một thiết kế rắc rối
phức tạp trong thế giới vi mô của DNA. Phân tử nhỏ bé này được gọi là
“những bộ não” của mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta cũng như trong mọi
sinh vật sống khác.
Khám phá này đã khiến cho những người vô thần cuồng nhiệt nhất cũng phải
xem xét lại nhận định của mình. Sự tinh tế và phức tạp phi thường của
DNA đã dẫn dắt nhà khoa học Francis Crick thực hiện khám phá này. Ông
cho rằng nó không thể có nguồn gốc trên Trái Đất mà đã đến từ một nơi
nào đó ngoài không gian.
Crick
chỉ ra rằng một mẫu DNA rất nhỏ thôi cũng đủ chứa lượng thông tin khổng
lồ mà nếu viết ra giấy, tờ giấy có thể trải dài 5.000 lần quanh Trái
Đất. Các nghiên cứu sâu hơn đã phát hiện DNA hoạt động theo một ngôn ngữ
riêng của nó, và điều làm người ta bất ngờ là nó giống với mã lập trình
của phần mềm máy tính.
Sự
tinh tế đáng kinh ngạc của DNA thậm chí đã làm cho nhà vô thần học và
thực chứng nổi tiếng Antony Flew tin vào sự sáng tạo của Thần. Ông giải
thích rằng để tạo ra những sản phẩm phức tạp và tinh vi như DNA cần phải
có sự can thiệp của sinh mệnh có trí huệ cao siêu chứ không thể là sự
trùng hợp ngẫu nhiên, do đó ông đã dành gần 20 năm để nghiên cứu về lĩnh
vực này.
Sự sống và vũ trụ đều có dấu vết bàn tay của Đấng Tạo Hóa?
Phải
chăng các nhà khoa học giờ đây đã thuyết phục chúng ta rằng có một Đấng
Tạo Hóa đã để lại “dấu tay” của mình trong vũ trụ này? Mặc dù nhiều nhà
khoa học vẫn có khuynh hướng gạt Chúa Trời ra khỏi sự hình thành vũ
trụ, nhưng hầu hết đều nhận ra những sự liên quan đến niềm tin trong tôn
giáo qua những khám phá mới này.
Nhiều
nhà khoa học như Arthur L. Schawlow – Giáo sư tại Đại học Stanford và
là người đoạt giải Nobel vật lý, tin rằng những khám phá mới này chứng
minh bằng chứng thuyết phục cho sự tồn tại của một vị Sáng Thế Chủ. Ông
viết: “Với
tôi, dường như khi đối mặt với những điều kỳ diệu của cuộc sống và vũ
trụ, người ta phải hỏi tại sao chứ không phải làm thế nào. Những câu trả
lời duy nhất có thể là tôn giáo… Tôi tìm thấy sự cần thiết có một Chúa
Trời trong vũ trụ và trong cuộc sống của chính mình“.
Như
chúng ta đã thấy, khoa học không thể trả lời những câu hỏi về Đấng Sáng
Thế và mục đích của sự sống. Tuy nhiên, Kinh thánh đã đúng về sự sáng
tạo từ hư không và chắc chắn còn ẩn chứa nhiều huyền cơ khác nữa.
Và
mặc dù trên thực tế khoa học từng bị coi là mối đe dọa đối với tôn
giáo, nhưng hiện nay khoa học lại là một trong những công cụ lớn nhất để
chứng thực cho những gì được giảng trong tôn giáo về sự hình thành của
vũ trụ. Chân lý sẽ vĩnh viễn tồn tại, thuận theo sự tiến bộ, khoa học có
thể sẽ khẳng định được sự tồn tại của Thần, nhưng còn mục đích Thần
sáng tạo ra con người và vũ trụ là gì? Để trả lời những câu hỏi này,
khoa học có lẽ phải học hỏi rất nhiều từ tôn giáo.
Hoàng Anh (T/H )
(Từ Blog Phamvietđao )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét