2 thg 6, 2019

Ngắm cổng Ngọ Môn Huế “lột xác” với diện mạo mới sau khi được làm sạch bằng công nghệ của Đức

   BY CHIKO

Inline image
Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế được xem là công trình tiêu biểu cho văn hóa kiến trúc của kinh thành Huế xưa kia. Mới đây, công trình này vừa được làm sạch bằng công nghệ hơi nước nóng của Đức giúp loại bỏ rêu phong, bụi bẩn và tiêu diệt các vi khuẩn ký sinh trên bề mặt của công trình.
Ngay lập tức, cổng Ngọ Môn như được khoác lên mình một tấm áo mới và gây ngạc nhiên đối với người yêu mến cố đô Huế và du khách khi đến đây.
Ngọ Môn được biết đến là công trình kiến trúc được xây dựng từ thời vua Minh Mạng năm 1833, đây chính là cổng phía Nam của Hoàng thành Huế xưa kia đồng thời là cổng lớn nhất trong 4 cổng thành, chỉ dành riêng cho vua chúa đi lại hoặc khi tiếp đón các sứ thần từ nước khác tới.
Ngọ Môn bao gồm 5 cửa ra vào được chia thành hai phần chính đó chính, phần phía dưới là nền đài cùng với cổng và phía trên là lầu Ngũ Phụng. Chính vì vậy, người ta thường gọi kết cấu của Ngọ Môn là 5 cửa 9 lầu, trong đó 1 lầu vàng ở trung tâm và 8 lầu xanh hai bên.
Do nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng với đó là mưa gió quanh năm là điều kiện thuận lợi cho các loại rêu mốc, tảo, địa y, vi khuẩn phát triển trên bề mặt của Ngọ Môn. Điều này khiến cho công trình có vẻ đẹp cổ kính rêu phong tuy nhiên ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn di tích lịch sử này. Đặc biệt khi có một số loại cây mọc trên các vết nứt tại cổng thành.
Inline image
Chính vì vậy, mới đây một dự án của Tập đoàn Karcher (Đức) chi nhánh Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế được triển khai nhằm mục đích làm sạch bề mặt của khu du tích đồng thời trả lại vẻ đẹp ban đầu cho cổng Ngọ Môn. Đây là dự án nằm trong chương trình “Tài trợ văn hóa” của Tập đoàn Karcher với mục đích bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa có giá trị trên toàn cầu. Tập đoàn này tài trợ hoàn toàn máy móc, nhân sự và các công nghệ mới để làm sạch công trình.

Công nghệ mà Karcher sử dụng chính là công nghệ làm sạch bằng hơi nước nóng (steam cleaning) tiên tiến với hơi nước nóng lên đến 100 độ C được phun rửa áp lực cao giúp loại bỏ nhanh chóng các chất bẩn, tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn trên bề mặt công trình và sâu bên trong các hốc gạch đá.

Phương pháp này rất an toàn không chỉ không làm bào mòn trên bề mặt vật liệu mà còn làm chậm thời gian phát triển của rêu mốc và các tầng sinh học gây hại cho công trình.
Inline image
Sự khác biệt trước và trong quá trình làm sạch một mảng tường được các chuyên gia của tập đoàn Karcher thực hiện bằng phương pháp sử dụng hơi nước nóng.
Một bề mặt tường khu vực cổng Ngọ Môn trước khi được làm sạch với công nghệ tiên tiến của Đức phủ đầy nấm mốc, rêu phong.
Một bề mặt tường khu vực cổng Ngọ Môn trước khi được làm sạch với công nghệ tiên tiến của Đức phủ đầy nấm mốc, rêu phong.
Không chỉ tường mà cả các mái ngói cổ kính khu vực các tầng lầu phía trên đều bị các loại nấm mốc và vi khuẩn gây hại xâm chiếm.
Không chỉ tường mà cả các mái ngói cổ kính khu vực các tầng lầu phía trên đều bị các loại nấm mốc và vi khuẩn gây hại xâm chiếm.
Inline image
Còn đây là các mảng tường sau khi được làm sạch nhìn sáng sủa hơn hẳn và gần như các chất bẩn, nấm mốc và vi khuẩn ký sinh trên bề mặt gạch đá bị loại bỏ hoàn toàn.
Một góc công trình cụ thể của Ngọ Môn sử dụng công nghệ làm sạch trong chương trình bảo tồn di sản của tập đoàn đến từ nước Đức.
Một góc công trình cụ thể của Ngọ Môn sử dụng công nghệ làm sạch trong chương trình bảo tồn di sản của tập đoàn đến từ nước Đức.
Cận cảnh các mảng tường trước và sau khi được làm sạch ở khu di tích cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế.
Cận cảnh các mảng tường trước và sau khi được làm sạch ở khu di tích cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế.
Inline image
Trải qua các ngày làm việc tích cực các mảng tường được làm sạch nhanh chóng đồng thời mang lại hiệu quả cao nhờ công nghệ mới.
Không chỉ cổng Ngọ Môn, các khu vực xung quanh như lan can khu vực hồ phía trước đều được các chuyên gia của tập đoàn Karcher thực hiện việc làm sạch một cách cẩn thận.
Không chỉ cổng Ngọ Môn, các khu vực xung quanh như lan can khu vực hồ phía trước đều được các chuyên gia của tập đoàn Karcher thực hiện việc làm sạch một cách cẩn thận.
Màu sắc tinh khôi, sống động của các loại gạch và đá trang trí trên các khu vực cổng Ngọ Môn đang dần được trả lại.
Màu sắc tinh khôi, sống động của các loại gạch và đá trang trí trên các khu vực cổng Ngọ Môn đang dần được trả lại.
Inline image
Các người thợ Việt Nam đang hoàn thiện các công việc cuối cùng của dự án làm sạch Ngọ Môn Huế kết hợp với các chuyên gia Đức.
Hiện trạng công trình cổng Ngọ Môn khi chưa được làm sạch.
Hiện trạng công trình cổng Ngọ Môn khi chưa được làm sạch.
Còn đây là diện mạo hoàn toàn mới của cổng Ngọ Môn khi được làm sạch khiến toàn cảnh công trình trở nên nổi bật hơn thách thức thời gian và khí hậu.
Còn đây là diện mạo hoàn toàn mới của cổng Ngọ Môn khi được làm sạch khiến toàn cảnh công trình trở nên nổi bật hơn thách thức thời gian và khí hậu
Inline imageNhiều du khách trong nước và nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên với vẻ ngoài tươi mới, sống động của Ngọ Môn sau khi được làm sạch với công nghệ hơi nước nóng (steam cleaning) từ công ty uy tín trên thế giới.
Ngay lập tức, các hình ảnh mới của Ngọ Môn (Huế) sau khi được làm sạch bởi Tập đoàn Karcher (Đức) được đông đảo cộng đồng mạng đánh giá cao. Nhiều người tỏ ra bất ngờ với diện mạo mới của cổng chính khu vực Hoàng thành.
“Đẹp quá, cách đây mấy năm đi Huế có thăm Đại Nội và Ngọ Môn mà nhìn đen thui chán quá. Ai thích rêu phong mặc kệ chứ tôi thích sạch đẹp như thời vàng son thế này thôi”, tài khoản V. T. C nhận xét
“Tuyệt vời quá, nhìn sang trọng, sáng sủa và sống động hơn hẳn. Quan trọng là con cái chúng ta sau này đều được nhìn ngắm vẻ đẹp đó. Muốn đi Huế lại quá”, tài khoản H. M. D bình luận
“Cảm ơn công nghệ của Đức, một công nghệ uy tín kết hợp với cái tâm bảo tồn di sản của họ. Sang trọng tái hiện được phần lớn thời lịch sử vàng son của công trình kiến trúc thì không thích, lại thích rêu bám mốc xanh cơ qua bao năm hứng chịu mưa gió cơ”, tài khoản D. M. H chia sẻ
Trong khi đó, có một bộ phận cư dân mạng lại tỏ ra thích với vẻ đẹp cổ kính rêu phong của Ngọ Môn và cố đô Huế xưa kia hơn dù công nghệ mới giúp bảo tồn di tích tốt hơn.
“Mới nhìn khá sáng sủa tuy nhiên mình thích cái vẻ cổ kính rêu phong mà tinh tế ngày nào hơn”, tài khoản V. M. H nhận xét
Tài khoản C. D đồng tình “Giờ sạch quá nhìn không quen, cố đô là cứ phải rêu phong cổ kính một tí thì nó mới ra chất của công trình lịch sử hàng trăm năm chứ”.

(H,Phi chuyển )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét