1- Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẻ, gọi là AN LẠC.
2- Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời, gọi là AN BÌNH.
3- Khi mình nở được nụ cười trên môi, gọi là AN VUI.
4- Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập, gọi là AN TRÚ.
5- Khi tâm mình không còn một chút giao động, gọi là AN TÂM.
6- Khi mình cảm thấy thanh thản không còn vướng bận, gọi là AN NHÀN.
7- Khi mình cảm nhận được sự mát mẽ trong lành, gọi là AN NHIÊN.
8- Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có, gọi là AN PHẬN.
9- Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che, gọi là AN TOÀN.
10- Khi mình sống đoàn kết hòa hợp với mọi người, gọi là AN HÒA.
11- Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn, gọi là AN CƯ.
"Nghìn thu đời vẫn ngược xuôi,
(Theo Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, con đường đi đến thành công của mỗi người cũng có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên muốn đi đến thành công, điều không thể thiếu ở mỗi con người đó là chữ “tâm”. Cái tâm chính là nền tảng cho mọi thành công trong xây dựng sự nghiệp.
Tâm là một khái niệm trừu tượng nhưng rất gần gũi với con người. Làm thế nào để có thể điều khiển được tâm theo hướng tích cực, đó mới là điều quan trọng. Người có tâm thì làm việc gì họ cũng suy nghĩ đến người khác, người vô tâm là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, còn người có dã tâm luôn có những suy nghĩ hoặc hành động làm tổn hại người khác. Nếu có tài mà không có tâm, thì cũng không đem lại lợi ích gì cho xã hội. Chữ tâm không tự nhiên mà có, mà đó là kết quả quá trình rèn luyện của bản thân, do giáo dục của gia đình cũng như xã hội, hay do môi trường sống ảnh hưởng.
Mỗi người đều lựa chọn một công việc phù hợp với khả năng của mình, điều quan trọng là việc bạn đang làm có chân chính không, bạn có hết lòng vì công việc chưa… Nếu bạn là người kinh doanh, vì lợi nhuận mà bất chấp lương tâm cho ra đời những sản phẩm chất lượng không tốt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây guy hại cho xã hội thì việc làm giàu nhanh chóng bị sụp đổ. Chữ tâm không chỉ là đạo đức trong kinh doanh, mà là nhân tố góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu. Nếu là công chức nhà nước, bạn nên đặt hết tâm huyết và trách nhiệm vào công việc mà mình đảm nhận. Điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công, cho dù có khó khăn đến đâu. Đừng vì ganh ghét, đố kỵ, đừng vì quyền lợi, địa vị mà bất chấp mọi thủ đoạn. Chúng ta nên sống đúng với cái tâm AN của mình, không nên vì một phút nông nổi mà đánh mất nó, làm cho mọi người ngày càng rời xa mình.
Trong cuộc sống cũng như công việc, ai cũng cần phải sống có tâm, làm chủ được tâm mình, khống chế những suy nghĩ tiêu cực và phát huy những ý nghĩ tích cực. Có như vậy, chúng ta mới cảm thấy cuộc sống thật tốt đẹp và có ý nghĩa. Tâm không chỉ là đạo đức mà còn là thế giới tình cảm, tâm lý bên trong của con người. Tâm còn là biểu hiện sự cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, lúc khó khăn.
Trong nhịp sống hiện đại, việc giữ Tâm an, cho Tâm luôn trong sáng, vững vàng là thật cần thiết. Mong sao mỗi con người chúng ta, dù đi đâu, làm gì cũng đều phải nhớ “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”, như lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - để có được TÂM AN VẠN SỰ AN!
Thơ:
An vui nhân loại mới thanh bình,
Sống cho yên phận giữ tâm minh.
Hồ Xưa sưu tầm, sắp xếp lại___________________________ ___________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét