Cuối
tháng 9/2017, các nhà khảo cổ vừa đưa ra một vài bằng chứng mới cho
thấy người cổ đại đã xây kim tự tháp Ai Cập như thế nào. Họ đã tìm thấy
ghi chép từ một mẩu giấy cói, khai quật được một hệ thống dẫn nước và
chiếc thuyền dùng làm nghi lễ có tuổi thọ 4500 năm.
Quan điểm của giới khảo cổ học chủ lưu
Các nhà
khảo cổ học tin rằng các Đại Kim tự tháp ở Ai Cập đã được xây dựng bởi
vương quốc cổ đại vào khoảng năm 2500 TCN, mục đích chính là để làm lăng
mộ cho các pha-ra-ông và hoàng hậu. Đại Kim tự tháp của Giza bao gồm
khoảng 2,3 đến 2,5 triệu tảng đá, với khối lượng trung bình là 2,5-15
tấn.
Giới
khảo cổ nói chung đều đồng ý rằng các tảng đá granite trong hầm mộ của
kim tự tháp bằng cách nào đó đã được khai thác ở khu vực Aswan cách đó
853km về phía nam, và các tảng đá vôi bao phủ là đến từ vùng Tura cách
đó chỉ vài dặm, nhưng vì các tảng đá này đều rất lớn, mỗi người lại có ý
kiến riêng về cách thức vận chuyển. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa
ra và tuyên bố đã giải quyết được bí ẩn các kim tự tháp.
Nhưng ngoài những gì chúng ta có thể nhìn thấy và đo lường được, phần còn lại hầu hết chỉ là các lý thuyết.
Thực tế là, chúng ta thực sự không biết chắc chắn lý do xây dựng các
công trình này, ai xây dựng chúng, chúng ta thực sự không biết chính xác
tuổi của chúng và làm sao mà một xã hội thời kỳ đồ đồng nguyên thủy có
thể xây dựng ra những công trình khổng lồ này.
Không
chỉ vậy, có một sự thật khó tin về kích thước của Đại Kim tự tháp so với
Trái Đất: Nếu lấy chiều cao của kim tự tháp và nhân nó với 43.200, bạn
sẽ có được bán kính của Trái Đất. Không chỉ vậy, nếu lấy chu vi đáy của
kim tự tháp và nhân nó với 43.200, bạn sẽ có chu vi xích đạo của Trái
Đất. Tại sao lại là 43.200? Con số không phải là ngẫu nhiên, nó đến từ
một chuyển động chính của trái đất gọi là tiến động trục của Trái Đất. Kim tự tháp được xây dựng và mã hoá với kích thước chính xác của Trái Đất với tỷ lệ 1: 43.200.
Giả thuyết từ phát hiện năm 2014
Giả
thuyết lớn gần đây nhất được đưa ra vào năm 2014 bởi một kỹ sư người Hà
Lan. Ông tuyên bố rằng các tảng đá đã được vận chuyển bằng cát, nước và
một tấm trượt bằng gỗ
Theo một bộ phim tài liệu mới của Anh có tên là “Egypt’s Great Pyramid: The New Evidence”
(Kim tự tháp Ai Cập: Bằng chứng mới) có bằng chứng mới cho thấy 2 khối
đá vôi và granite được vận chuyển bởi hàng nghìn người lao động dọc theo
sông Nile trên những chiếc thuyền bằng gỗ được buộc chặt bằng dây
thừng. Các con kênh đặc biệt giúp đưa khối đá đến một cảng nội địa nằm
gần đáy của Kim tự tháp Giza.
Khác nhà
khảo cổ đã tìm thấy một phần của cuộn giấy cói được làm từ ruột cây
papyrus, một một loại lau sậy mọc trên các vùng đất ẩm ở châu thổ sông
Nin. Tác giả của cuộn giấy được cho là một người Ai Cập có tên Merer.
Merer viết rằng ông là người giám sát một nhóm 40 người đàn ông Hy Lạp;
họ chèo các thuyền gỗ dọc theo dòng sông Nin để chở 150.000 tấn đá vôi
cho lăng mộ của pha-ra-ông Khufu vào năm 2600 TCN. Merer giải thích rằng
các con thuyền được buộc chặt với nhau bởi dây thừng, giúp giữ chúng an
toàn trong khi di chuyển.
Bên cạnh
cuộn giấy cói, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một hệ thống kênh
rạch và một chiếc thuyền được dành cho nghi lễ tín ngưỡng, chứng thực
cho những gì mà Merer đã viết, rằng nhóm 40 công nhân lành nghề của ông
đã đào các con kênh để đưa nước từ dòng sông đến kim tự tháp.
Phát hiện mới này có thực sự giải thích được về cách xây dựng các kim tự tháp?
Đại Kim tự tháp Khufu là công trình lớn nhất ở cao nguyên Giza. Nó được xây dựng từ 2,5 triệu khối đá.
Giả sử
thực hiện phương pháp khai thác và vận chuyển các khối đá bởi mỗi nhóm
40 người như trên, tổng thời gian khai thác, vận chuyển, đánh bóng và
lắp đặt mỗi khối đá không dưới 2 ngày. Vậy để có thể xây dựng được kim
tự tháp Khufu, người ta cần mất tối thiểu 2,5 triệu khối đá x 2 ngày = 5
triệu ngày với 1 nhóm lao động 40 người.
Giả sử
các pha-ra-ông có thể huy động được 1.000 nhóm lao động đồng thời trên
công trường, thì cũng phải mất đến 500.000 ngày làm việc, tương đương
với 1.370 năm với có thể xây dựng xong kim tự tháp Khufu. Thật khó tin
rằng một lăng mộ lớn có thể được xây dựng trong thời gian dài như vậy.
Ngoài
ra, ở khu vực cao nguyên Giza còn có tượng nhân sư vốn là đá vôi nguyên
khối với kích thước sau khi tạc xong là 72mx19m. Nếu cho rằng tượng nhân
sư được xây dựng cùng cách như các kim tự tháp thì người ta cần phải
vận chuyển nó từ mỏ đá đến khu vực này như thế nào? Bởi không thể vận
chuyển theo cùng một cách với các khối đá xây kim tự tháp.
Ngoài ra, các nhà khoa học khác cũng đã phát hiện được rằng bản thân các đại kim tự tháp và tượng nhân sư có dấu hiệu bị ngập trong nước biển hàng nghìn năm
với các biểu hiện xói mòn của nước biển, dẫn đến giả thuyết rằng các
công trình này hẳn phải được xây dựng lâu hơn 2.500 năm TCN rất nhiều.
Rõ ràng,
việc xây dựng các Đại Kim tự tháp không chỉ khó khăn mà còn vô cùng tốn
kém và phức tạp, liệu các pha-ra-ông thời cổ đại có thể tốn nhiều tiền
của và công sức đến vậy chỉ để xây cho mình một lăng mộ? Trong khi đó,
cũng đã có lý thuyết và kiểm chứng xác định rằng không chỉ các Đại Kim
tự tháp ở Giza mà còn rất nhiều các kim tự tháp khác trên thế giới được xây dựng vì mục đích làm cơ sở năng lượng.
Một cách giải thích dung hòa được các bằng chứng
Các nhà
khảo cổ đã phát hiện có đến 118 kim tự tháp được xây dựng ở Ai Cập. Tuy
vậy, đa số đều nhỏ, có chiều cao vài chục mét. Chỉ một số rất ít các
công trình có quy mô và kích thước lớn tương tự như 3 đại kim tự tháp
Khufu (Kheops), Khafre, Menkaure ở cao nguyên Giza – có chiều cao trên
100m. Các công trình nhỏ này không cầu kỳ như các kim tự tháp lớn, thậm
chí chúng được xây dựng một cách cẩu thả và không bền vững.
Người ta
cũng phát hiện rằng ở Sudan, một nước láng giềng của Ai Cập, có hơn 250
kim tự tháp, chiều cao chỉ từ 6 – 60m, tương tự như các công trình nhỏ ở
Ai Cập, nhưng chúng có độ dốc cao hơn nhiều. Các kim tự tháp tại Sudan
được xây dựng từ khoảng năm 1070 đến 350 TCN, và hoàn toàn được sử dụng
để mai táng các vị vua và hoàng tộc.
Điều này dẫn đến một cách giải thích khác:
Các công trình khổng lồ như 3 kim tự tháp ở Giza – Ai Cập được xây dựng
bởi các nền văn minh tiền sử cách thời điểm hiện nay đã hàng chục ngàn
năm. Các nền văn minh tiền sử này xây dựng các kim tự tháp với mục đích
không phải làm lăng mộ mà với mục đích khác, ví dụ như làm cơ sở năng
lượng. Khi các nền văn minh tiền sử bị hủy diệt, các kim tự tháp vẫn tồn
tại, thậm chí chúng đã từng chìm dưới nước biển rồi lại nổi lên mặt đất
do các biến đổi địa chất.
Tại nền văn minh 5.000 năm lần này, những người Ai Cập cổ đại đã phát
hiện ra các công dụng đặc biệt của các đại kim tự tháp, trong đó có tác
dụng giữ cho xác người chậm phân hủy, nên họ đã đưa hài cốt của các
Pha-ra-ông vào trong đó.
Những người Ai Cập và Sudan bắt trước thiết kế của các đại kim tự tháp
và xây lên các công trình nhỏ để làm lăng mộ cho các hoàng hậu hoặc các
Pha-ra-ông sau này. Nhưng do trình độ kỹ thuật thấp hơn nên các kim tự
tháp xây dựng 5.000 năm trở lại đây thường nhỏ, xấu hơn và kém chất
lượng so các đại kim tự tháp của văn minh tiền sử.
Việc xây dựng các kim tự tháp nhỏ 5.000 năm trở lại đây đã làm cho con
người hiện nay bối rối, không thể giải thích rõ ràng nguồn gốc của các
kim tự tháp khác nhau.
Giả
thuyết này cũng phù hợp với phát hiện mới của kỹ sư người Hà Lan năm
2014: người Ai Câp xây dựng các kim tự tháp nhỏ vào khoảng 2.500 năm
TCN.
Còn vô
số những bí ẩn của thế giới vẫn đang hiện hữu xung quanh chúng ta. Để có
thể lý giải được chúng, con người cần không ngừng tìm tòi và khám phá.
Nhưng tìm tòi và khám phá thôi có lẽ cũng là chưa đủ, chúng ta đôi khi
cũng cần phải thay đổi quan niệm và nhận thức của mình để có thể tiếp
thu những điều mới mẻ, thậm trí là trái ngược với những quan niệm trước
đây.
Đến bây giờ, bạn nghiêng về giả thuyết nào được trình bày trên đây?
VCCorp.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét