Cái ý nghĩ, khi được nói rõ ra và ai cũng dùng một cách giống
nhau thì trở thành một cái ý nghĩa, và khi có từ điển giải thích
thì trở thành một định nghĩa. "Định" được ít hay nhiều, sai hay
đúng là tùy theo khả năng của người viết từ điển.
Chữ dictionary hay wortbuch (sách tiếng) là dễ hiểu, còn như
phân biệt từ điển với tự điển, chẻ sợi tóc làm hai… thật ra cũng
không quan trọng gì, vì đối với tiếng Tàu, nó sống nhờ nơi cái
hình vẽ mà gọi là chữ/tự đó nên cái chữ viết nó “định đoạt sự
sống còn của tiếngTàu”. Họ có đến 8 tiếng nói khác nhau!
Người Việt không có chữ viết hồi xưa mà tiếng Việt vẫn còn,
mà lại còn một cách ngon lành là vì đời sống của tiếng Việt
không hề định đoạt bởi cái chữ Việt, dầu là chữ khoa đẩu, chữ
nôm hay chữ abc hiện nay. Vậy thì nó dựa vào cái gì mà tồn tại
qua mấy ngàn năm? Nhờ vào cái phát âm của nó khá đồng
nhất, từ một triệu người cách đây 2000 năm cho đến 89 triệu
người Việt bây giờ.
Không như tiếng Tàu, đọc 6 cho đến 8 cách mà chỉ viết một
cách, nhờ đó mà sống còn nhờ cái xi măng chữ viết nhưng vì thế
mà không dám thay đổi chữ viết, dù là Khổng Tử hay Mao
Trạch Đông, vì nếu viết chữ Tàu theo cách abc thì sẽ bị tan rã
về văn hoá và chính trị ngay. Vì vậy mà các nhà ngữ học Tây
Phương vẫn nói rằng cái chữ viết của Tàu là "a millstone
around their neck", một cái gông cùm chữ nghĩa! Chứ còn
tiếng Việt, muốn viết bằng chữ nôm hay chữ abc cũng là tiếng
Việt thôi, không ai đọc hơn ai, thua ai, khác ai cả cho dù đó là
một em bé 6 tuổi hay ông Phạm Quỳnh,Trần Trọng Kim đi nữa.
Tuy nhiên, có đôi khi phát âm trẹ, khác đi một chút mà sinh ra
hiểu lầm, và đó là những câu chuyện "yui yui" về Việt Ngữ sau
đây.
Câu chuyện vui mở đầu:
Từ ngữ "vênh váo như bố vợ phải đấm".
Nếu là phải đấm thì vô nghĩa …có gì mà vênh váo? Thật ra,
phát âm câu ấy là: vênh váo như bố vợ "phải đám” có nghĩa là
"kiếm được, gặp được một đám, một mối lương duyên cho con
gái mình!" Tiếng Việt còn có tương đương: phải duyên, phải
phận, phải đôi phải lứa, phải kiếp, phải cách, phải lẽ, phải lòng,
phải đạo v.v..nhiều lắm, đó là nghĩa tốt. Còn như "phải", nghĩa
xấu, cũng có: phải gió, thằng phải gió nó đ… em ra!, phải bịnh,
phải bị, phải thua, phải phạt vạ…
Câu chuyện bí mật thứ hai:
Mặt trời hay mắt trời?
Tất cả mấy chục ngôn ngữ ở Đông Nam Á (Mường, Khmer,
Lào, Thái, Miến Điện, Malay, Indonesia, Chàm (cả thảy chừng
400 triệu người) đều có ý nghĩ, ý nghĩa, định nghĩa, phát âm,
phát vần, phát giọng, viết ra là m-ă-t, và đều hiểu là con mắt
của trời. Không có một ai hiểu là cái mặt của ông trời cả, trừ ra
người Việt. Sao vậy? Vì rằng hiểu là mắt thì hợp lý, hợp nghĩa,
hợp ý hơn nhiều. Thí dụ: Ánh "mắt" trời thay vì "ánh mặt" trời.
Tia sáng của con mắt trời thay vì tia sáng "của cái mặt" ông trời
(sic). Mắt trời chiếu sáng, chứ sao cái mặt mà lại chiếu sáng
cho được! Con người tiền Việt đã thấy con mắt của mình và
gọi nó là mắt. Nhìn lên trời, họ gọi cái vật tròn và rất sáng ấy là
con mắt luôn dù chỉ một con (sic). Còn như gọi nó là cái mặt
thì hơi kì quặc, thiếu nhiều thành phần cơ thể (anatomical) quá
để tạo ra một ý niệm so sánh rằng đó là cái mặt, dù là cái mặt
của ông ấy…ông Trời! Ý niệm rằng đó là con mắt thần thì dễ
hiểu và dễ chấp nhận hơn.
Câu chuyện vui thứ ba:
“Ăn cháo đá bát"
Theo miền Trung và Nam, câu này có nghĩa là vô ơn bạc
nghĩa nghe có vẻ hợp lý. "Ăn cháo đái bát/miền Bắc cũng
nghĩa đó nhưng thử hỏi, lấy cái hợp lý hợp tình hợp cảnh mà
xét, có ai dám ăn tô cháo người ta cho ăn mà ngay sau đó dám
ngang nhiên vén, mở, hay tụt quần/váy mà đái vào đó không?
Khó tin quá, nếu không nói là kì quặc.
Câu chuyện thứ tư:
"Tai vách, mạch rừng"
Tôi thích thành ngữ này vì nó đối chọi chan chát. Cái vách
cũng nghe được, khu rừng cũng có mạch nước ngầm chảy ra, ý
nói con người nên cẩn thận, cái bí mật gì cũng có thể bị tiết lộ.
Nhưng có người lại cho là: "tai vách, mạch dừng". Dừng là cái
nan tre của một tấm phên giữa hai lớp đất sét trát hai bên, họ
giải thích như thế. Nhưng nếu vậy thì "mạch" của cái "dừng" là
cái gì vậy? Lại vô nghĩa! Phải hiểu là mắt của cái dừng, tấm
phên tre có nhiều kẻ hở giữa các nan tre mà người miền Trung
thường gọi là «mắt cáo». Hóa ra, cái nghĩa của nó là cái vách
cũng có «tai nghe», cái dừng cũng có «mắt thấy».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét