Sau khi tôi đăng bài „Bức tường Berlin“
https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1824950290856369
có một số bạn gọi phone hoặc gửi email thắc mắc về việc Liên Xô chiếm nước Áo rồi sau rút ra. Đây là một sự kiện lịch sử quan quan trọng, ít được biết đến ở Việt Nam nên cần nói rõ.
Đế quốc Áo (Austria, Österreich), từng một thời làm mưa làm gió dưới triều đại Habsburg, sau chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ còn lai một vùng đất bé nhỏ khoảng 85 ngàn km² và khoảng 8,5 triệu dân. Toàn bộ các vùng Hungary, Tiêp-Khắc, một phần Nam-Tư (Jugoslavia) và lưu vực sông Danube của Rumani đã tách ra độc lập.
Người Áo cùng chủng tộc German, nói tiếng Đức, văn hóa Đức nên bị Hitler (cũng là người Áo) mê hoặc và năm 1938 đã quy thuận sát nhập vào đế chế của Nazi. Do vậy Mỹ, Anh, và Liên Xô (sau này có thêm Pháp dây máu ăn phần) đã thỏa thuận chia cắt nước Áo ra 4 phần, y như nước Đức và thủ đô Berlin để „Phi phát xít hóa“ (tức là tẩy rửa các tư tưởng phát xít)
Nước Tiệp Khắc cũng bị Hitler sát nhập như nước Áo từ 1938, nhưng người Séc và Slovac không chấp nhận mình là dân tộc Đức. Ở đó phong trào chống phát xít Đức luôn tồn tại, với những cuộc nổi dậy đẫm máu. Việc lực lượng kháng chiến Tiệp-Khắc, cả cộng sản lẫn tư sản, đều có tiếng nói trong liên minh chống Hitler đã giúp cho nước Tiệp Khắc không bị chia 4 như Đức, Áo và Berlin. Mặt khác, chiến thắng vang dội của liên quân Tiệp Khắc-Liên Xô ở Dukla (do tướng Tiệp Svoboda đồng chỉ huy) đã khiến cho Tiệp Khắc được đứng trong hàng ngũ phe XHCN cho đến 1989 :-)
Năm 1945 Hồng quân Liên-Xô tiến như vũ bão từ Đức, Hungary và Tiệp Khắc vào giải phóng một vùng rất lớn của nước Áo, tức là ngoạm miếng bánh to hơn phần được Stalin, Roosevelt và Churchill chia nhau tại hội nghị Yalta. Gặp nhau tại Potsdam sau chiến thắng, hai ông kia đã đề nghị Stalin rút về ranh giới như đã thỏa thuận. Stalin đồng ý và rút quân ngay (không lẽ vì lúc đó Mỹ vừa thả hai quả bom nguyên tử ở Nhật? )
Tuy vậy phần lãnh thổ Áo do Liên Xô chiếm đóng vẫn là vùng giàu có nhất, với hơn 60% dân số, bao gồm ba thành phố lớn là Wien, Linz và Saint Pölten. Từ 1945 đến 1955, Liên Xô cũng tìm cách xây dựng một nhà nước công nông trên vùng chiếm đóng ở Áo. Khổ nỗi là ở Áo tổ chức cộng sản quá yếu. Số ít những người cộng sản Áo trong suốt những năm bị Hitler chiếm đóng, cũng không tổ chức nổi một vài hoạt động kháng chiến.
Tất cả các nhà nước XHCN ở Đông Âu đều được dựng lên bởi những người cộng sản đã kháng chiến chống phát xít, kể cả ở Đức. Đó là vốn liếng chính trị quan trọng của họ trong dân chúng (như trường hợp quân đội Tiệp Khắc thân Liên Xô nêu trên).
Các chính khách tư sản của Áo đã khôn khéo chung sống với Liên-Xô 10 năm liền và cuối cùng, với sự giúp đỡ của Mỹ, Anh, Pháp, chèo lái đạt được thỏa thuận „Trung lập hóa nước Áo“, ký vào ngày 15.5.1955 với cả 4 cường quốc. Liên Xô vui vẻ rút quân khỏi nước Áo vào cuối năm 1955, sau khi đã tháo gỡ toàn bộ công nghiệp Áo để bồi thường chiến tranh. Người Áo xót của, nhưng cũng thở phào nhẹ nhõm, nhất là khi nhìn sang các nước Đông Âu đang ầm ầm quốc hữu hóa, hợp tác hóa, cải cách ruộng đất, cờ xí rợp trời. Mỹ, Anh, Pháp cũng rút đi sau đó và nước Áo thống nhất.
Nước Áo đã ít bị tàn phá trong chiến tranh thế giới II, nay lại thoát các biến động chính trị, không phải nổi dậy như ở Đức, Hungary, không bị xe tăng Liên Xô chà nát như ở Tiệp Khắc, tránh được bao đau thương.
Người Áo cho là họ gặp may, không phải tiến lên Chủ nghĩa Xã hội như các nước láng giềng và do đó, vẫn giữ được các nét văn hóa cũng như bảo vệ được thiên nhiên, cảnh quan thơ mộng của vùng núi Alpe. Thực tế cho đến nay, nước Áo tuy là một trong những nước giàu có nhất châu Âu, đã không phát triển công nghiệp nặng, không nấu thép, không làm xe hơi… 68% thu nhập quốc dân dựa vào dịch vụ, trong đó du lịch chiếm phần quan trọng nhất.
Chỉ riêng việc lo tổ chức các lễ hội kỷ niệm, hết Amadeus Mozart, Franz Schubert, Josef Haydn đến Franz Lachner đã thu hút rất nhiều tinh hoa nghệ thuật thế giới về Áo. Dãy núi Alpe với tuyết trắng phủ trên đỉnh quanh năm luôn đón chào khách trượt tuyết mùa đông và khách nghỉ mát mùa hè.
Làng Hallstatt thật ở Áo với cảnh quan thiên nhiên thơ mông
Cũng nhờ vậy mà ngày nay, cả thế giới đều sửng sốt trước những ngôi
làng đẹp như tranh của nước Áo. Đến nỗi các trọc phú Trung Quốc đã bỏ
tiền ra copy 100% làng Hallstatt của Áo về xây ở Quảng Đông. Dù thiết kế
giống đến đâu thì độ tinh khiết của không khí và nước ở Hallstatt
„nhái“ biết bao giờ mới được như ở Áo? Dù bắt chước cả viên gạch lát
đường trong làng thì cảnh quan bên ngoài cả trăm năm nữa mới thơ mộng
được như ở Áo.
Làng Hallstatt copy 100% tại Quảng Châu
Giả sử hồi đó Liên Xô không rút quân, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Áo ra đời, tồn tại đến hôm nay. Giả sử Tưởng Giới Thạch bắt sống Mao tại
Diên An, xây dựng Trung Hoa dân quốc trên toàn lục địa thì không biết
đảng và chính phủ Áo có sang copy Cấm Thành về Wien không nhỉ?
Trong cái may có cái nhiều cái rủi. Vì không có liên minh XHCN nên Áo chỉ mời được người Thổ sang làm thuê bên họ từ những năm 70. Công nhân Việt không ai chịu đi hợp tác lao động bên đó. Nay người Áo nghiện phở hay hay bánh cuốn phải sang tận chợ tận Đồng Xuân ở Berlin, Sapa ở Praha hay sang Budapest để thưởng thức. Giá làm móng tay bên Áo cũng cao hơn ở các nước lân cận
Vignette mua theo tháng hoặc 10 ngày để đi trên xa lộ. dán trên kính xe ô-tô. Mua bằng card credit, không bán bằng tiền lẻ :-)
Du lịch Áo sống bằng hàng chục triệu du khách đi xe hơi vào ra nước
này hàng năm, do vậy đi xa lộ của Áo phải trả tiền cho nhà nước, gọi là
Vignette. Lịch sử trớ trêu là nhà nước TBCN ở Áo đã không tạo điều kiện
cho các đại gia Áo xây BOT, dân có nhiều tiền xu mà không biết tiêu ở
đâu :-)
Köln 20.8.2017.
https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1824950290856369
có một số bạn gọi phone hoặc gửi email thắc mắc về việc Liên Xô chiếm nước Áo rồi sau rút ra. Đây là một sự kiện lịch sử quan quan trọng, ít được biết đến ở Việt Nam nên cần nói rõ.
Đế quốc Áo (Austria, Österreich), từng một thời làm mưa làm gió dưới triều đại Habsburg, sau chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ còn lai một vùng đất bé nhỏ khoảng 85 ngàn km² và khoảng 8,5 triệu dân. Toàn bộ các vùng Hungary, Tiêp-Khắc, một phần Nam-Tư (Jugoslavia) và lưu vực sông Danube của Rumani đã tách ra độc lập.
Người Áo cùng chủng tộc German, nói tiếng Đức, văn hóa Đức nên bị Hitler (cũng là người Áo) mê hoặc và năm 1938 đã quy thuận sát nhập vào đế chế của Nazi. Do vậy Mỹ, Anh, và Liên Xô (sau này có thêm Pháp dây máu ăn phần) đã thỏa thuận chia cắt nước Áo ra 4 phần, y như nước Đức và thủ đô Berlin để „Phi phát xít hóa“ (tức là tẩy rửa các tư tưởng phát xít)
Nước Tiệp Khắc cũng bị Hitler sát nhập như nước Áo từ 1938, nhưng người Séc và Slovac không chấp nhận mình là dân tộc Đức. Ở đó phong trào chống phát xít Đức luôn tồn tại, với những cuộc nổi dậy đẫm máu. Việc lực lượng kháng chiến Tiệp-Khắc, cả cộng sản lẫn tư sản, đều có tiếng nói trong liên minh chống Hitler đã giúp cho nước Tiệp Khắc không bị chia 4 như Đức, Áo và Berlin. Mặt khác, chiến thắng vang dội của liên quân Tiệp Khắc-Liên Xô ở Dukla (do tướng Tiệp Svoboda đồng chỉ huy) đã khiến cho Tiệp Khắc được đứng trong hàng ngũ phe XHCN cho đến 1989 :-)
Năm 1945 Hồng quân Liên-Xô tiến như vũ bão từ Đức, Hungary và Tiệp Khắc vào giải phóng một vùng rất lớn của nước Áo, tức là ngoạm miếng bánh to hơn phần được Stalin, Roosevelt và Churchill chia nhau tại hội nghị Yalta. Gặp nhau tại Potsdam sau chiến thắng, hai ông kia đã đề nghị Stalin rút về ranh giới như đã thỏa thuận. Stalin đồng ý và rút quân ngay (không lẽ vì lúc đó Mỹ vừa thả hai quả bom nguyên tử ở Nhật? )
Tuy vậy phần lãnh thổ Áo do Liên Xô chiếm đóng vẫn là vùng giàu có nhất, với hơn 60% dân số, bao gồm ba thành phố lớn là Wien, Linz và Saint Pölten. Từ 1945 đến 1955, Liên Xô cũng tìm cách xây dựng một nhà nước công nông trên vùng chiếm đóng ở Áo. Khổ nỗi là ở Áo tổ chức cộng sản quá yếu. Số ít những người cộng sản Áo trong suốt những năm bị Hitler chiếm đóng, cũng không tổ chức nổi một vài hoạt động kháng chiến.
Tất cả các nhà nước XHCN ở Đông Âu đều được dựng lên bởi những người cộng sản đã kháng chiến chống phát xít, kể cả ở Đức. Đó là vốn liếng chính trị quan trọng của họ trong dân chúng (như trường hợp quân đội Tiệp Khắc thân Liên Xô nêu trên).
Các chính khách tư sản của Áo đã khôn khéo chung sống với Liên-Xô 10 năm liền và cuối cùng, với sự giúp đỡ của Mỹ, Anh, Pháp, chèo lái đạt được thỏa thuận „Trung lập hóa nước Áo“, ký vào ngày 15.5.1955 với cả 4 cường quốc. Liên Xô vui vẻ rút quân khỏi nước Áo vào cuối năm 1955, sau khi đã tháo gỡ toàn bộ công nghiệp Áo để bồi thường chiến tranh. Người Áo xót của, nhưng cũng thở phào nhẹ nhõm, nhất là khi nhìn sang các nước Đông Âu đang ầm ầm quốc hữu hóa, hợp tác hóa, cải cách ruộng đất, cờ xí rợp trời. Mỹ, Anh, Pháp cũng rút đi sau đó và nước Áo thống nhất.
Nước Áo đã ít bị tàn phá trong chiến tranh thế giới II, nay lại thoát các biến động chính trị, không phải nổi dậy như ở Đức, Hungary, không bị xe tăng Liên Xô chà nát như ở Tiệp Khắc, tránh được bao đau thương.
Người Áo cho là họ gặp may, không phải tiến lên Chủ nghĩa Xã hội như các nước láng giềng và do đó, vẫn giữ được các nét văn hóa cũng như bảo vệ được thiên nhiên, cảnh quan thơ mộng của vùng núi Alpe. Thực tế cho đến nay, nước Áo tuy là một trong những nước giàu có nhất châu Âu, đã không phát triển công nghiệp nặng, không nấu thép, không làm xe hơi… 68% thu nhập quốc dân dựa vào dịch vụ, trong đó du lịch chiếm phần quan trọng nhất.
Chỉ riêng việc lo tổ chức các lễ hội kỷ niệm, hết Amadeus Mozart, Franz Schubert, Josef Haydn đến Franz Lachner đã thu hút rất nhiều tinh hoa nghệ thuật thế giới về Áo. Dãy núi Alpe với tuyết trắng phủ trên đỉnh quanh năm luôn đón chào khách trượt tuyết mùa đông và khách nghỉ mát mùa hè.
Làng Hallstatt thật ở Áo với cảnh quan thiên nhiên thơ mông
Làng Hallstatt copy 100% tại Quảng Châu
Trong cái may có cái nhiều cái rủi. Vì không có liên minh XHCN nên Áo chỉ mời được người Thổ sang làm thuê bên họ từ những năm 70. Công nhân Việt không ai chịu đi hợp tác lao động bên đó. Nay người Áo nghiện phở hay hay bánh cuốn phải sang tận chợ tận Đồng Xuân ở Berlin, Sapa ở Praha hay sang Budapest để thưởng thức. Giá làm móng tay bên Áo cũng cao hơn ở các nước lân cận
Vignette mua theo tháng hoặc 10 ngày để đi trên xa lộ. dán trên kính xe ô-tô. Mua bằng card credit, không bán bằng tiền lẻ :-)
Köln 20.8.2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét