Cống
hiến lớn nhất của Pereira được ghi nhận, đó là cô đang phát triển một
loại keo sinh học có khả năng hỗ trợ làm lành những vết thương bên trong
cơ thể.
Maria
Pereira là nữ nhà khoa học 31 tuổi người Bồ Đào Nha, một trong những
nhà lãnh đạo trẻ, nhà tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực dược phẩm và
công nghệ sinh học. Năm 2015, cô được tạp chí Forbes xếp vào danh sách
30 Under 30 trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Tờ
Business Insider cũng từng bình chọn Pereira vào danh sách Top Leaders
Under 40, từ khi cô còn đang học tiến sĩ kỹ thuật sinh học tại Viện Công
nghệ Massachusetts (MIT).
Cống
hiến lớn nhất của Pereira được ghi nhận, đó là cô đang phát triển một
loại keo sinh học có khả năng hỗ trợ làm lành những vết thương bên trong
cơ thể. Một ngày nào đó, loại keo này có khả năng thay đổi cách chúng
ta tiến hành những cuộc phẫu thuật truyền thống, thậm chí xóa sổ sự tồn tại của chỉ khâu y khoa.
Maria
Pereira là nữ nhà khoa học 31 tuổi người Bồ Đào Nha đang phát triển một
loại keo có thể dán liền những vết thương trong cơ thể
Maria
Pereira hiện đang là Giám đốc sáng tạo và người đứng đầu bộ phận nghiên
cứu của Gecko Biomedical, một công ty được thành lập vào năm 2013 có
trụ sở tại Paris.
Từ
năm 2009, trong khoảng thời gian Pereira làm việc tại Bệnh viện Nhi
Boston, cô đã tham gia vào một dự án phát triển phương pháp chữa dị tật
tim bẩm sinh cho trẻ em.
Những
trái tim bị dị tật, nhưng vô cùng mong manh của những đứa trẻ, khó có
thể chống chọi với phẫu thuật và những vết khâu bằng chỉ. Do vậy,
Pereira biết rằng cô sẽ phải lựa chọn một cách tiếp cận khác.
Pereira
đã làm việc và phát triển được một vật liệu có tính chất đặc biệt. Ở
điều kiện bình thường, nó có dạng keo như mật ong, nhưng khi được chiếu
dưới ánh sáng có tần số nhất định, vật chất này lại chuyển thành cấu
trúc linh hoạt và sau đó hòa tan được.
Vật
liệu này có thể chống chọi được với điều kiện ẩm ướt trong cơ thể, đồng
thời co giãn linh hoạt được với trái tim khi nó hoạt động. Bởi vậy, nó
thực sự hứa hẹn. "Lúc nào tôi cũng thích sáng tạo", Pereira nói. Sau đó, cô đã biến dự án nghiên cứu của mình thành Gecko Biomedical và chuyển tới Pháp làm việc.
"Lúc nào tôi cũng thích sáng tạo", Pereira nói.
Vật
liệu đặc biệt của Pereira kỳ diệu như thế nào? Nó thực chất là một
polyme có khả năng chống thấm nước và máu. Và đây là một kịch bản:
Giả
sử, có một trái tim bị rách và các bác sĩ cần làm gì đó để khiến nó
lành lại. Thông thường, họ sẽ phải mổ lồng ngực của bệnh nhân, sau đó
khâu vết rách trên tim lại. Nhưng Pereira tin rằng có một cách tiếp cận
khác ít xâm lấn hơn, hiệu quả và để lại ít nguy cơ biến chứng sau phẫu
thuật.
Cô
sẽ dùng vật liệu của mình, ban đầu có dạng keo như mật ong, để quét lên
vết rách. Sau đó, Pereira dùng ánh sáng để chiếu vào đó. Một khi vật
liệu hấp thụ ánh sáng, nó sẽ đông lại thành một chất rắn nhưng linh hoạt
để ngăn máu chảy.
Vật liệu polyme đang được Maria Pereira được quét lên vết rách trên một quả tim
Loại
keo đặc biệt sẽ dính lại vết rách, cho đến khi cơ thể tự chữa lành được
cho trái tim của nó. Đến thời điểm này, chất keo của Pereira sẽ tan dần
vào máu, và sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể.
Vật
liệu của Pereira nhắm đến việc hỗ trợ cơ thể tự chữa lành, rồi sau đó
tự phân hủy và đào thải ra khỏi cơ thể. Bởi những ưu việt này, nó có thể
thay thế các phẫu thuật đòi hỏi cấy ghép những cấu trúc (đinh, ghim,
chỉ…) vĩnh viễn hoặc lâu dài vào cơ thể.
Chiếu sáng sẽ khiến vật liệu rắn lại nhưng vẫn có tính chất linh hoạt để phù hợp với hoạt động của tim
Vào
thời điểm này, SETALUM, sản phẩm đầu tiên của Gecko đã nhận được chứng
nhận CE Marking của Liên minh Châu Âu. Nó là một loại chất kết dính
thương thích sinh học, có thể được dùng để trám ngoài vết khâu sau phẫu
thuật mạch máu.
Giám
đốc điều hành Gecko, Christophe Bancel, cho biết kế hoạch của công ty
là hợp tác với các đơn vị khác để đưa sản phẩm này ra thị trường. Bằng
cách đó Gecko có thể tập trung hơn vào nghiên cứu, tiếp tục tạo ra nhiều
ứng dụng cho loại polyme của họ hơn nữa.
Những
ứng dụng mà loại vật liệu này hướng đến, bao gồm cả mục đích sử dụng
bên trong và bên ngoài cơ thể. Nó thậm chí có thể cạnh tranh cả với chỉ
khâu y tế, giúp chữa lành các vết thương bên ngoài cơ thể mà không cần
động dao kéo.
Ngoài
ra, tiềm năng của loại polyme mà Pereira đang phát triển không chỉ dừng
lại như một chất kết dính sinh học. Nó cũng có thể tạo thành cấu trúc
3D, hoạt động như một giàn giáo giúp mô phát triển trên đó. Polyme này
cũng có khả năng bọc cho các loại thuốc phát hành chậm, nhờ tính chất
phân hủy sinh học của nó
Bancel
hi vọng rằng các bác sĩ phẫu thuật và đơn vị y tế sẽ để ý đến vật chất
mới này. Từ đó, họ có thể phát triển thêm nhiều ý tưởng, sử dụng nó một
cách sáng tạo giúp đưa nghiên cứu của Pereira vào thực tiễn.
Tham khảo Businessinsider, Time
Phát minh mới: Keo y tế giúp vết thương hở mau lành
Để
đóng miệng các vết thương hở, các bác sĩ thường phải dùng các loại chỉ
tự tiêu để khâu, hoặc dùng bấm kim y tế, tuy nhiên cả hai cách nêu trên
đều không làm cho vết thương hoàn toàn kín miệng được.
Theo Engadget,
đối với các vết rách ở bên trong cơ thể tại các vị trí rất khó để thực
hiện việc khâu kim, hoặc vết rách trên các cơ quan nội tạng thường xuyên
co giãn (như phổi), thì hai phương pháp nêu trên hầu như không hiệu
quả. Một hướng giải quyết vấn đề này là sử dụng các loại keo dán, nhưng
trên thị trường hiện nay chưa có loại keo nào đạt các tiêu chuẩn để có
thể được sử dụng một cách hiệu quả trong ngành y tế.
Mới
đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern đã phát triển thành
công một loại keo dán y tế có thể thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe trong
phẫu thuật.
Nasim Annabi, tác giả của nghiên cứu cho biết:
"Keo
phẫu thuật tốt cần đáp ứng các tiêu chí: co giãn tốt, độ dính cao,
không độc hại và tương thích sinh học. Hầu hết các loại keo trên thị
trường đều chỉ có một hoặc hai thuộc tính trên. Sản phẩm của chúng tôi
có tên gọi là MeTro, hoàn toàn tương thích sinh học bởi được tạo ra bằng
các protein tương tự như protein tạo nên chất elastin trong cơ thể
người. Bằng cách thay đổi sự tập trung của các protein đó, chúng tôi đã
tạo ra được keo nước MeTro với các cấp độ đàn hồi khác nhau. Đặc biệt,
MeTro sẽ khô chỉ trong 60 giây dưới tác dụng của tia UV".
MeTro
hiện đã được thử nghiệm trên chuột để đóng miệng các vết rách trên động
mạch, cũng như các lỗ thủng trên phổi, đồng thời nó cũng thành công khi
thử nghiệm trên phổi heo, dưới điều kiện phổi liên tục phồng lên và xẹp
xuống. Các nhà nghiên cứu dự định sẽ thử nghiệm trên cơ thể người trong
thời gian đến.
"Tính
ứng dụng của loại keo này là rất lớn, từ việc chữa trị các nội thương
nghiêm trọng ngay tại hiện trường các vụ tai nạn giao thông hay trên
chiến trường, đến việc nâng cao tính hiệu quả của việc đóng miệng các
vết rạch trong phẫu thuật tại bệnh viện",Anthony Weiss, nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney và đồng tác giả nghiên cứu cho biết thêm.
(Hoa Huỳnh chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét