Kỷ niệm 100 năm vũ nữ người Hà Lan, Mata Hari bị xử bắn vì làm gián
điệp hai mang cho Pháp và Đức trong Đệ Nhất Thế Chiến, thành phố
Leeuwarden nơi bà sinh ra, tổ chức một cuộc triển lãm về “nữ điệp viên
đẹp nhất mọi thời đại”. “Huyền thoại và cô gái” mở ra từ ngày 29/10/2017
đến 02/04/2018.
Lần đầu tiên một viện bảo tàng trưng bày 150 tài liệu hành chính,
quân sự cùng nhiều hình ảnh, vật dụng gắn liền với cuộc đời của Mata
Hari. Đấy là những chứng vật làm nên huyền thoại Mata Hari, từ một cô
gái hiền lãnh trở thành một điệp viên sừng sỏ nổi tiếng của thế kỷ 20.
Trong số những đồ vật được trưng bày, khách tham quan chú ý nhiều đến chiếc ghim gài áo bằng vàng, có nạm hạt trai mà Mata Hari đặc biệt yêu thích và bà đã nhờ một sĩ quan người Đức trao lại cho con gái mình, cuối 1916, khi biết là sẽ không thoát khỏi lưới tư pháp. Bên cạnh món đồ trang sức đó, là phán quyết sau cùng của tòa án, với chữ “Tử Hình” viết bằng tay. Đặt sát bên là lệnh hành quyết được ký vào năm 1917.
Ngược thời gian, bảo tàng Leeuwarden đưa khách tham quan đến với cả cuộc đời của Margaretha, từ thủa thiếu thời là cô học trò không mấy xuất sắc, cho đến lúc cô gái lấy nghệ danh là Mata Hari hay quãng đời cô được làm mẹ và cả những bức thư cuối đời, nói lên niềm tuyệt vọng của một tù nhân trước giờ bị hành quyết.
Tên thật là Margaretha Gertruida Zelle, cô ly hôn với người chồng năm 1902. Một năm sau, cô đặt chân đến Paris và cô vũ nữ từ miền bắc Hà Lan này đã nhanh chóng chính phục Kinh Đô Ánh Sáng. Với cách uốn mình độc đáo, với y phục rất nhẹ nhàng đầy gợi cảm, Margaretha trở thành một chủ đề bất tận của làng báo Paris, làm điên đảo biết bao tâm hồn. Trong số ấy có rất nhiều các bậc vương tôn công tử và kể các các quan chức trong chính quyền Pháp đầy thế lực.
Năm 1916 do mang nợ quá nhiều, Mata Hari chấp nhận để một vị mạnh thường quân người Đức trả nợ cho cô, đổi lấy nhiều thông tin tình báo moi được từ các quan chức Pháp. Từ một vũ nữ có sức quyến rũ khác người, Mata Hari nhẹ nhàng bước vào thế giới của các nhà điệp viên, mang số hiệu H21.
Ngày 15/10/1917 Margaretha bị đem ra xử bắn ở Vincennes vì tội gián điệp. 41 tuổi, Mata Hari vĩnh viễn đi vào huyền thoại.
Trong số những đồ vật được trưng bày, khách tham quan chú ý nhiều đến chiếc ghim gài áo bằng vàng, có nạm hạt trai mà Mata Hari đặc biệt yêu thích và bà đã nhờ một sĩ quan người Đức trao lại cho con gái mình, cuối 1916, khi biết là sẽ không thoát khỏi lưới tư pháp. Bên cạnh món đồ trang sức đó, là phán quyết sau cùng của tòa án, với chữ “Tử Hình” viết bằng tay. Đặt sát bên là lệnh hành quyết được ký vào năm 1917.
Ngược thời gian, bảo tàng Leeuwarden đưa khách tham quan đến với cả cuộc đời của Margaretha, từ thủa thiếu thời là cô học trò không mấy xuất sắc, cho đến lúc cô gái lấy nghệ danh là Mata Hari hay quãng đời cô được làm mẹ và cả những bức thư cuối đời, nói lên niềm tuyệt vọng của một tù nhân trước giờ bị hành quyết.
Tên thật là Margaretha Gertruida Zelle, cô ly hôn với người chồng năm 1902. Một năm sau, cô đặt chân đến Paris và cô vũ nữ từ miền bắc Hà Lan này đã nhanh chóng chính phục Kinh Đô Ánh Sáng. Với cách uốn mình độc đáo, với y phục rất nhẹ nhàng đầy gợi cảm, Margaretha trở thành một chủ đề bất tận của làng báo Paris, làm điên đảo biết bao tâm hồn. Trong số ấy có rất nhiều các bậc vương tôn công tử và kể các các quan chức trong chính quyền Pháp đầy thế lực.
Năm 1916 do mang nợ quá nhiều, Mata Hari chấp nhận để một vị mạnh thường quân người Đức trả nợ cho cô, đổi lấy nhiều thông tin tình báo moi được từ các quan chức Pháp. Từ một vũ nữ có sức quyến rũ khác người, Mata Hari nhẹ nhàng bước vào thế giới của các nhà điệp viên, mang số hiệu H21.
Ngày 15/10/1917 Margaretha bị đem ra xử bắn ở Vincennes vì tội gián điệp. 41 tuổi, Mata Hari vĩnh viễn đi vào huyền thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét