Tình trạng lạm dụng kháng sinh
đã làm xuất hiện siêu vi khuẩn kháng thuốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
cảnh báo đây là một trong những đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn
cầu.
Theo WHO, có khả năng tốc độ gia tăng sự
kháng thuốc của vi khuẩn sẽ vượt quá tiến trình điều chế thuốc kháng
sinh vốn đang diễn tiến rất chậm.
Nguy cơ ‘ngày tận thế’ của kháng sinh
Cha đẻ của kháng sinh, người phát hiện
ra Penicillin , ông Alexander Fleming ngay từ năm 1946 đã từng cảnh báo:
Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn tới tính kháng thuốc của vi khuẩn. “Những
người không ngần ngại sử dụng penicillin một cách tùy tiện sẽ phải chịu
trách nhiệm cho những người bị giết bởi vi khuẩn kháng penicillin. Tôi hy vọng chúng ta có thể tránh được loại bất hạnh này phát sinh”, ông nói với Thời báo Newyork.
Nhưng bất hạnh vẫn cứ phát sinh. Hiện
nay nhiều khu vực đã phát hiện sự xuất hiện siêu vi khuẩn. Một báo cáo
nghiên cứu cho biết, nếu các quốc gia toàn cầu vẫn không vì vấn đề lạm
dụng kháng sinh… mà hành động, ước tính đến năm 2050, cứ mỗi 3 giây siêu
vi khuẩn lại cướp đi sinh mạng của 1 bệnh nhân.
BBC Anh quốc ngày 31/10/2016 có bài viết “Kháng sinh đã đến tận thế chưa?”, lo âu trước nguy cơ ngày tận thế của kháng sinh, trong đó có đoạn: “Ở Ấn Độ, Trung Quốc, Papua New Guinea và Nga, số người nhiễm lao phổi kháng thuốc hiện đang gia tăng với tốc độ đáng sợ”.
Theo đà kháng sinh bị sử dụng một cách
rộng rãi, nhân loại đã bị đi lệch sang một hướng cực đoan; lạm dụng
kháng sinh dẫn tới sự xuất hiện của khuẩn kháng thuốc. Điều này có nghĩa
là nhân loại sẽ trở về thời đại chưa có kháng sinh, chính là nhiễm khuẩn nhẹ đều có thể mất đi tính mạng. Vấn
đề này thực sự nghiêm trọng hơn, bởi lẽ các chủng vi khuẩn đã được rèn
luyện và nay trở nên mạnh mẽ, độc hại hơn gấp nhiều lần.
Năm 2012 đã xuất hiện ước tính khoảng
450.000 trường hợp lao kháng thuốc. Trước mắt bệnh lao kháng thuốc đã
xuất hiện tại 92 quốc gia và khu vực, những bệnh nhân xuất hiện vi khuẩn
kháng thuốc này không thể không đối diện với liệu trình kéo dài hơn và
hiệu quả điều trị tương đối kém hơn. Những bệnh tật đã từng bị đánh bại
có khả năng một lần nữa lại trở thành chứng vô phương cứu chữa của nhân
loại.
Chuyên gia cảnh báo, một khi các siêu vi
khuẩn này mất kiểm soát, bệnh tật của nhân loại sẽ không có thuốc chữa,
mà tất cả nguyên nhân đều là do chúng ta đã lạm dụng kháng sinh.
Tây y dùng thuốc tiêu diệt bệnh khuẩn, Đông y dùng thuốc nâng cao sức đề kháng
Trước mắt, các nhà nghiên cứu của Tây y
đang cố gắng tìm ra phương án giải quyết nguy cơ kháng sinh, nhưng lại
đúng là đang ‘bó tay’. Ngoài hy vọng nghiên cứu chế tạo ra kháng sinh
mạnh hơn, họ cũng đang thử dùng phương án cấp tiến hơn, như là virus có
thể diệt vi khuẩn – phage (thực khuẩn thể). Nhưng nếu dùng virus diệt vi khuẩn, cuối cùng có thể bị tổn hại do chính virus này không? Không có ai biết trước được. Vậy thì nhân loại còn lối thoát nào khác chăng?
Bác sỹ nổi tiếng Đài Loan Hồ Nãi Văn khi được phỏng vấn đã bày tỏ, Trung y và y học Tây phương hiện đại khác biệt rất lớn.
Ông nói: “… Kháng sinh là có tính
chuyên nhất, vi khuẩn A chỉ có thể dùng kháng sinh A, vi khuẩn B chỉ có
thể dùng kháng sinh B, hiện nay khi đang vẫn chưa biết là loại vi khuẩn
nào, lập tức sử dụng ngay kháng sinh rồi, đây là việc làm rất vô trách
nhiệm. Kháng sinh nếu mà không tức khắc diệt được vi khuẩn, vi khuẩn này
có thể do kháng sinh mà sản sinh đột biến, thì sẽ có thể hình thành vi
khuẩn kháng thuốc càng mạnh”.
Ông giải thích: “Đông y trị bệnh và
Tây y trị bệnh hoàn toàn không giống nhau. Tây y là dùng kháng sinh để
diệt vi khuẩn, Trung y cũng dùng thuốc để diệt vi khuẩn, nhưng Đông y
tương đối gián tiếp. Đông y là dùng thuốc để bổ sung năng lực, năng
lượng của cơ thể, để diệt vi khuẩn, virus, do đó phương pháp là hoàn
toàn không giống nhau”.
“Kháng sinh khi diệt vi khuẩn gây
bệnh, có thể đồng thời giết chết vi khuẩn có ích của cơ thể, tế bào.
Đông y dùng thuốc chủ yếu là nâng cao sức đề kháng của tự thân, cơ thể
người có thể có thể tự động tiến hành tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập
kia”.
Chính khí tồn nội tà bất khả can (chính khí tồn tại, tà khí không thể xâm nhập được)
Sách y học Trung quốc cổ đại “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn”
trong “Thứ pháp luận” trang thứ 72 có ghi chép rằng: Hoàng Đế trách
trời thương dân hỏi thăm Kỳ Bá, như thế nào có thể tại thời điểm dịch lệ
lưu hành tránh không lây. Hoàng Bá nói: “Bất tương nhiễm giả, chính
khí tồn nội, tà bất khả can, tị kỳ độc khí, thiên tẫn tòng lai, phục
đắc kỳ vãng, khí xuất vu não, tức bất tà can”. Ý nói, con người nếu
có chính khí, thì không thể bị tà khí xâm nhiễu. Cũng chính là nói,
“chính khí” nếu mà rất mạnh, ngoại tà là không thể xâm phạm thân thể
được.
Vậy thì cái gì được gọi là chính khí đây?
Bác sỹ Hồ giải thích nói, khi hành vi và
tư duy của con người phù hợp chính đạo, thần kinh giao cảm và phó giao
cảm của cơ thể ở trong trạng thái cân bằng, sức đề kháng của cơ thể tăng
cao, khí âm tà kia khắc không thể xâm phạm cơ thể. Nguồn gốc y học
phương Đông chính là bắt nguồn từ Trung Hoa cổ xưa, gắn liền với âm
dương của Đạo gia, coi con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ rộng
lớn, vần xoay cùng với đất trời. Nếu cơ thể người sinh hoạt thuận theo
tự nhiên, theo Đạo thì sẽ đạt được trường thọ và khỏe mạnh.
Theo BS Hồ Nãi Văn, cổ nhân cho rằng “Ôn
dịch” hay chính là do bệnh tật, là do Ôn thần gieo rắc. Những người
phẩm hạnh đoan chính, tức là những người sở hữu chính khí, Ôn thần không
thể vào nhà họ được, không thể tùy tiện mà gây bệnh cho họ.
Ông lấy một ví dụ: Đời Thuận Trị triều
Thanh tháng 3 năm Giáp ngọ, tại Tấn Lăng, có một người gọi là Cố Thành,
con dâu là thị Tiền. Một lần khi đang về nhà mẹ đẻ thị Tiền, Cố Thành bị
ôn dịch, tình trạng nghiêm trọng. Cố Thành và con trai, con dâu tổng
cộng 8 người, đều lần lượt nhiễm bệnh, đột nhiên hấp hối. Sau khi biết
chuyện, Tiền thị vội vàng lập tức trở về nhà chăm sóc, nhưng mà song
thân ngăn cản.
Tiền thị nói: “Nếu tôi biết rõ họ bị
bệnh nguy mà lại nhẫn tâm không trở về, vậy thì tôi có khác gì loài cầm
thú? Tôi nhất định phải trở về chăm sóc cho họ, kể cả có chết cũng
không có gì phải hối tiếc cả”; thế là, cô nhanh chóng vội vàng trở về. Vừa đến nhà, thì nghe thấy tiếng nói: “Chúng thần hộ vệ hiếu phụ Tiền thị đã đến, chúng ta tức tốc tránh đi thôi!” Không bao lâu sau đó, cả nhà Cố Thành quả nhiên bình phục trở lại.
Một số khái niệm trong Đông y có thể có
chút lạ lẫm đối với những người chỉ quen tiếp cận Tây y từ trước đến
nay. Nhưng thực tế cho thấy trong Đông y truyền thống không bàn về virus
hay vi khuẩn, cũng không có kháng sinh… tuy nhiên Đông y cũng rất thành
công trong việc chữa trị các chứng bệnh nhiễm trùng. Phương pháp chữa
trị cũng không dựa trên nền tảng kháng khuẩn của thuốc, mà vẫn là quân
bình âm dương, bồi dưỡng khí, hạn chế thất tình (7 trạng thái cảm xúc
cực đoan)… để tăng cường chính khí, tăng cường sức chống chọi của toàn
thân thể đối với bệnh tật (tà khí).
Theo Epoch TimesLiên Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét