Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 31/07/2017
Dọc
theo bải biển, người ta dựng lên một tượng
đá, hình người đàn ông gầy còm, ôm bà vợ trên tay, quần áo rách bương cùng đứa
con gái ngơ ngác đứng bên cạnh và cái nghĩa địa nhỏ đặt lưa thưa rãi rác những
viên đá nhỏ xíu, được xem là biểu tượng để nhớ lại những gì xãy ra trong cuộc nội
chiến gần ba thập niên ở Tích Lan, nhưng hình như nó không đem lại tốt đẹp như
người ta muốn.
Bức tượng đá được khánh thành hôm
18 tháng 5 năm 2016, kỷ niệm lần thứ năm, ngày cuộc chiến kết thúc, và cũng được
xem như để cử hành ngày chiến thắng của chính phủ Tích Lan đối với nhóm loạn
quân người Tamil. Một năm sau, cảnh sát được lệnh tòa án, ngăn chận linh mục
Elil Rajendram, linh mục người Tamil, là người hậu thuẩn cho dự án này, không
được chủ tọa lễ đặt thêm một số viên đá, có khắc tên những người Tamil đã chết
trong suốt cuộc chiến. Ngày hôm sau, sau khi có sự kháng cáo của luật sư
Kumaravadivel Guruparan, chủ tịch phân khoa luật của trường đại học Jaffna, tòa
án đồng ý cho linh mục Rajendram làm việc đó nhưng chỉ được làm trong khuôn
viên nhà thờ, tên của nạn nhân từ đó nằm khuất mắt công chúng không ai biết tới
và cũng trong thời gian này, linh mục Rajendram đã bị chính quyền mời tới hạch hỏi bốn
năm lần. Cảnh sát cho biết, tên người trên một số viên đá là tên của những người
loạn quân tổ chức LTTE (Liberation Tigers of Tamils Eelam), được biết đến dưới
tên “Tamil Tigers”, mặc dù luật sư Guruparan nói rằng, việc kỷ niệm tưởng nhớ
tên của những người LTTE không cấm trong bất cứ đạo luật hiện hành nào của Tích
Lan, trong buổi lễ, cảnh sát không đưa ra bằng chứng cụ thể để xác định tên tuổi
của người thuộc nhóm LTTE, mà chỉ dựa trên nghi ngờ.
Mullivaaikaal, bải biển nơi có sự việc xãy ra, địa điểm chính, nằm dọc
theo một cửa biển hẹp, nơi loạn quân Tamil Tigers, bị quân đội Tích Lan tàn sát
trong một trận chiến đẩm máu nhất của cuộc nội chiến tháng 5 năm 2009, có hàng
chục ngàn người chết, chính quyền Tích Lan đã cho dựng lên một số bia đá, hình
tượng kỷ niệm sự chiến thắng và công nhận chiến tranh không còn nữa nhưng cái
chiến thắng đó, không là của những ai, đã tham gia trong hàng ngủ LTTE hay thường
dân Tamil, người đã chịu nhiều đau khổ vì chiến trận. Từ chối không cho những
gia đình bình thường vui mừng hay ngay cả tưởng nhớ người chết, chính quyền
Tích Lan cho rằng, họ phải thỏa mản áp lực từ các nhóm Phật giáo bảo thủ, một
khi họ không đồng ý cho phép những tên loạn quân sắt máu khủng bố Tamil Tigers
được cái vinh hạnh này. Người đứng đầu chính quyền tỉnh Northern, cũng là cựu
thẩm phán tối cao pháp viện Tích Lan, ông Canagasabapathy Vigneswaran, đã lên
tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền lợi người Tamil trong những năm gần đây.
Được hỏi tại sao ông không có thể đặt một bức tượng kỷ niệm người Tamil
chết ngay trước văn phòng mình, vì ở đó có nhiều khoảnh đất trống kế bên cổng
vào, ông có hơi buồn buồn trả lời, nếu ông tạo áp lức nhiều hơn trong vần đề
này, ngay cả ông có thể ngồi tù, chính quyền đã có quá đủ những cuộc họp dài về
chuyện dựng tượng tưởng nhớ rồi, hảy để cho ai đó làm. Cũng cùng câu hỏi đó với
một sĩ quan cao cấp của quân đội, ông này nhìn nhận, trong chiến trận, quân đội
Tích Lan có gây ra một số hành động không đúng và tàn nhẩn nhưng người dân miền
Nam Tích Lan vẫn còn có nhiều ý kiến tiêu cực và ác cảm với nhóm LTTE, cho nên
việc lập nên biểu tượng tưởng nhớ nạn nhân người Tamil hay loạn quân LTTE bị
ngăn cản, đó là do xã hội chớ không phải do quân đội muốn như vậy, nhưng theo
cá nhân vị sĩ quan này, ông tin rằng những mô hình tưởng nhớ sẽ xảy ra trong
tương lai, đồng thời như ông ghi nhận, nhiều tiến bộ đã được thấy, cho tới hôm
nay, ngay cả các buổi lễ tưởng niệm tư nhân bị cấm đoán nhưng việc cữ hành với
công chúng thì không sao.
Cuộc nội chiến 30 năm ở Tích Lan vẫn còn là một đề tài tranh cải nhưng kể
từ khi tổng thống Maithripala Sirisena, người có đầu óc thực tiển và ôn hòa lên
nắm quyền năm 2015, với sự hậu thuẩn của nhóm sắc tộc thiểu số Tamil, hòa hợp
hòa giải đã được đưa ra bàn cải trước công chúng, chính quyền hiện nay, đã cho
thiết lập một văn phòng đoàn kết và hòa giải (ONUR), đứng đầu bởi cựu tổng thống
Chandrika Kumaratunga. Nhiều kế hoạch và chương trình đoàn kết và hòa giải có
giá trị đã được đưa ra, tập trung vào các lảnh vực cần quan tâm đến như tuổi trẻ,
huấn luyện nghề, đời sống canh nông và xây dựng nhà cửa cho những người dân bị
mất mác, thiệt hại phải tỵ nạn vì cuộc chiến, nhưng ở tỉnh Northern, nơi có đa
số người sắc tộc Tamil sinh sống, cũng là nơi chiến trận ác liệt nhất, vẫn còn
tỏ ra hoài nghi về thực tâm của chính quyền, vì hầu hết dự án, từ trên xuống dưới
đều do giới chức chinh quyền và lực lượng an ninh cảnh sát làm lấy, những thứ
mà người dân địa phương chú tâm là, người mất tích, đất đai bị quân đội chiếm
đóng.
Một số quan sát viên thời cuộc, chẳng hạn như ông Ruki Fernando, một người
hoạt động cho nhân quyền tranh cải về hiệu quả của các dự án hòa giải mà chính
quyền đưa ra, ông cho rằng cho tới khi nào, những vấn đề nói trên được đưa ra
bàn luận công khai, hiện thời các dự án này không gây được niềm tin của người
Tamil bao nhiêu, cũng theo ông, thay vì hành xử quyền lãnh đạo của mình, chính
quyền Colombo lại trở thành con rối cho quân đội và giới bảo thủ cực đoan Phật
giáo. Trong suốt cuộc chiến, một con số người dân đã phải chạy bỏ nhà cửa ruộng
vườn tại vùng bắc và đông Tích Lan, khi họ trở lại nhà năm 2009, đất đai của họ
đã bị quân đội chiếm đóng, ngay tại bán đảo Jaffna không thôi, quân đội hiện giữ
hơn 10 ngàn mẫu đất, phân nửa số đó đang dùng làm căn cứ quân sự. Quân đội không phủ nhận, cho biết tiến trình
hoàn trả đất đai đã có nhiểu tiến bộ nhưng nhấn mạnh, vì lý do an ninh cho nên
chưa được hoàn tất như dân chúng đòi hỏi.
Trong mấy tháng vừa qua, đã có nhiều cuộc biểu tình do dân làng tổ chức,
yêu cầu các lực lượng an ninh hoàn trả tài sản cho họ, đây là một chuyện không
thể nào có trong thời gian mà cựu tổng thống cực đoan Mahinda Rajapaka cầm quyền.
Trong khi các cuộc biểu tình như thế gây được sự chú ý mạnh mẽ từ báo chí và
các đảng chính trị Tamil, và có vài trường hợp, dân làng thành công nhưng phần
lớn đều bị người ta bỏ lơ, cũng có những lần tập trung tưởng niệm tại nhiều địa
điểm khác, đòi hỏi chính phủ cho biết tin tức về những người mất tích trong chiến
tranh. Từ năm 1994, chính quyền nhận hơn 65 ngàn khiếu nại có liên quan tới người
mất tích, vì không có giấy khai tử nên thân nhân còn sống đã gặp rắc rối trong
việc mở trương mục ngân hàng, thừa kế hay tái kết hôn. Việc này kéo dài khá lâu,
cho tới ngày 20 tháng 7 vừa qua, chánh quyền Tích Lan mới chính thức cho thiết
lập “văn phòng người mất tích”. Đất đai, người mất tích và bia tượng tưởng niệm
là những thí dụ quan trọng của việc hòa giải, những thử thách tương tự cũng đã
gây khó khăn không ít, kình chống nhau trong xã hội như tại bắc Ái Nhĩ Lan trước
đây, giáo dục, dự án phát triển có thể tiến hành được, nếu những vấn đề nhạy cảm
này vẫn chưa được nêu lên.
Quốc tế hiện đang thúc đẩy một sự chuyển đổi
công lý rộng lớn tại Tích Lan, cả hai, hệ thống tòa án cũng như các ủy hội đặc
biệt cho các vấn đề hòa giải, xem ra không có nơi nào sẽ dễ dàng thực hiện, nhưng
dù sao đi nữa, trong cùng một lúc, việc trưng bày tên của một số nạn nhân chiến
tranh người Tamil, trên bờ biển miền bắc Tích Lan có thể gọi là một chỗ nhỏ
nhoi cho một sự bắt đầu.
Thuyên Huy
Mon 31.07.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét