Nước Đức có nền kinh tế hùng
mạnh nhất châu Âu, giành nhiều giải Nobel hơn bất cứ nước nào trong thế
kỷ 20, là một cường quốc khổng lồ. Bí quyết của họ rất đơn giản: Coi
trọng giáo dục trẻ em. Ở Đức, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội.
Vài hôm trước, tôi tham dự tiệc cưới của
một người bạn. Trên bàn tiệc có một người mẹ trẻ dẫn theo cậu con của
mình cùng đi. Nhưng cậu bé đó rất nghịch ngợm, cứ xoay chiếc bàn ăn quay
tít. Mọi người đã ngồi vào bàn nhưng mẹ cậu vẫn điềm nhiên như không,
chẳng buồn ngăn con lại.
Mọi người ngồi chung bàn nhưng vì mới
quen biết nên ai cũng ngại không nói ra. Đến khi người phụ nữ trẻ dẫn
con vào nhà vệ sinh, mọi người không hẹn mà gặp đều nói: “Thằng bé bất lịch sự quá đi! Mà bà mẹ cũng không ý tứ gì nữa!”.
Ở Việt
Nam, sẽ không có ai nói với bạn rằng con bạn thật mất lịch sự nhưng mọi
người đều sẽ không ưa chúng, thấy khó chịu trong lòng. Chúng ta đều coi việc im lặng “không nói” như một phép lịch sự. Tục ngữ có câu: “Vợ người khác mới đẹp, con mình mới hay”. Cho nên ai cũng cho rằng con mình thì mình dạy, người khác không được phép can thiệp.
Điều này khiến tôi bất giác nhớ tới một câu chuyện khác…
Mỗi người Đức đều có trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ
Một
lần nọ, tôi ra ngoài đi chơi cùng một cô bạn người Đức. Tới khu ngoại
ô, chúng tôi đến gần một dòng sông nhỏ chảy ven đường. Tôi nhìn thấy một
đứa trẻ đang câu cá. Bên cạnh cậu bé lại có tới hai chiếc cần câu. Cô
bạn người Đức thấy vậy, tỏ vẻ không vui, bèn bước tới hỏi cậu bé rằng: “Sao cháu lại có tới hai chiếc cần câu vậy?” (Ở Đức quy định mỗi người chỉ được sử dụng một chiếc cần khi câu cá).
Cậu bé ngơ ngác nói: “Cháu câu cá với bạn cháu ạ. Cậu ấy vừa đi vệ sinh”.
Cô bạn tôi vẫn không chịu rời đi mà đứng đấy đợi. Quả nhiên một lúc sau, cậu bé đi vệ sinh đã quay trở về.
Cô bạn người Đức lại hỏi tiếp: “Thế các cháu có giấy phép không? Đưa cô xem nào!” (Ở Đức quy định câu cá phải có giấy phép).
Hai đứa trẻ ngoan ngoãn vội vàng móc giấy phép từ trong túi ra đưa cho cô ấy: “Có ạ, cô xem này”.
“Thế hai cháu có nhớ mang theo thước không đó?”. Cô bạn người Đức lại hỏi. (Ở Đức quy định cá được câu lên nếu đo mà thấy quá nhỏ, kích thước chưa đạt thì phải thả lại mặt nước).
“Cháu có mang ạ”, nói rồi, hai đứa trẻ lại nhanh chóng móc cuộn thước dây từ trong túi ra. “Ừ, thế thì được”, lúc này cô bạn người Đức mới kéo tôi rời đi.
Tôi đứng bên cạnh cứ tròn mắt hết nhìn
cô bạn lại nhìn sang hai cậu bé. Tôi chỉ thấy thật kỳ quặc, không biết
vì sao cô bạn mình lại thích quản người khác đến vậy.
“Hai đứa trẻ đó là con nhà họ hàng cậu à?”, tôi băn khoăn.
“Không phải”, người bạn đáp.
“Thế là con bạn cậu à?”, tôi lại hỏi.
“Cũng không nốt. Mình không quen chúng. Đi ngang qua đây thì gặp thôi”, cô bạn thản nhiên đáp.
Tôi há hốc miệng ngạc nhiên: “Gì cơ? Không quen sao? Sao có thể vậy được? Thế thì sao chúng lại phải nghe cậu dạy dỗ kia chứ?”.
“Giáo dục là trách nhiệm của
toàn xã hội. Trẻ nhỏ là tương lai của nước Đức. Mỗi người Đức chúng tôi
đều có trách nhiệm giáo dục chúng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu”, cô bạn tôi nhẹ nhàng nói.
Tôi trầm
tư suy nghĩ hồi lâu, rồi liên tưởng đến một cảnh tượng. Khi bước trên
đường phố Việt Nam, bạn có dám lớn tiếng trách mắng những đứa trẻ mình
không quen biết hay không? E rằng chúng chẳng thèm để tâm tới bạn hoặc
sẽ có người tiến tới và mắng bạn ‘nhiều chuyện’!
Trong thời gian ở Đức, tôi luôn suy nghĩ vấn đề này: Vì sao xã hội Đức lại văn minh như vậy, người Đức lại nhận được sự tôn trọng tại hầu hết các nơi trên thế giới?
Sau khi trải nghiệm nền giáo dục của nước Đức, tôi hầu như đã có thể tìm ra một phần đáp án. Điểm hơn người của họ được bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.
Trong
mắt rất nhiều người, sở dĩ nước Đức có thể vùng lên sau khi bị tàn phá
bởi 2 cuộc chiến tranh thế giới chính là bởi tính cách cẩn trọng và cần
lao của mình. Nhưng để có được một tính cách và tố chất cao như vậy, người Đức đã thực sự việc coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Cũng giống như Martin Luther King Jr., lãnh tụ của cuộc vận động dân quyền của người da đen tại Mỹ từng nói: “Sự
phồn vinh của một quốc gia không được quyết định bởi nguồn quốc khố dồi
dào, không được quyết định bởi thành quách vững chắc, cũng không được
quyết định bởi sự hoa lệ của những kiến trúc hạ tầng công cộng. Điều này
được quyết định bởi tố chất văn minh của công dân nước đó, tầm mắt nhìn
xa trông rộng và phẩm chất cao thượng của nhân dân“.
Ý chí Đức đã được hun đúc ngay từ bục giảng của giáo viên tiểu học
Sau khi chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871) kết thúc, người Đức giành thắng lợi vang dội. Moltke, nguyên soái của nước Phổ nói: “Sự thắng lợi của ý chí Đức sớm đã được quyết định trên bục giảng của các giáo viên tiểu học!”
Thực sự thì thầy cô giáo ở
nước này có mức lương cao và phúc lợi tốt. Ở Đức, giáo viên tiểu học và
trung học là công chức của quốc gia, được đảm bảo sẽ không bị sa thải,
không bị thất nghiệp.
Ở Đức,
nghề giáo viên tiểu học, trung học có thu nhập rất tuyệt vời. Theo thống
kê của chính phủ, lương trả cho giáo viên tiểu học và trung học nhiều
gấp 3 lần thu nhập bình quân của người Đức.
Thu nhập
bình quân hàng năm của giáo viên tiểu học, trung học của Đức là trên
45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng). Con số này tương đương với thu nhập
trước thuế bình quân của nhân viên tại những công ty đa quốc gia nổi
tiếng của Đức. So với các ngành khác, lương của giáo viên tiểu học và
trung học rất đúng với cái mác “Giai tầng thu nhập vừa và cao”.
Giữa
những khu vực khác nhau, những ngôi trường khác nhau, thu nhập của giáo
viên cũng có sự chênh lệch nhất định nhưng không quá lớn, nhiều nhất là
khoảng 30%. Bởi vì điều xã hội Đức khó chấp nhận nhất chính là sự bất
công. Giá trị này đã ngấm vào huyết mạch của họ, ngưng kết thành nền văn
hóa của dân tộc.
Nhìn
khắp thế giới thì thu nhập của giáo viên trung học và tiểu học của Đức
cao hơn hẳn những nước công nghiệp khác, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau
Thụy Sỹ. Nhưng tương đương với
đãi ngộ đó, thầy cô giáo lại phải nỗ lực nhiều hơn. Thu nhập và đãi ngộ
tốt đã khiến tiêu chí xét tuyển đầu vào của các thầy cô giáo trung học
và tiểu học được nâng lên rất cao. Ở Việt Nam, sinh viên chính quy hoặc
thạc sĩ, tiến sĩ đều có thể trực tiếp tới giảng dạy tại các trường trung
học và tiểu học. Ở Đức, tình huống lại phức tạp hơn nhiều.
Ở Đức muốn làm giáo viên không hề dễ dàng, chí ít là bạn phải vượt qua 3 cửa ải, tất cả đều không hề dễ dàng.
Đầu tiên
bạn phải lấy được học vị đại học chính quy hoặc trình độ cao hơn. Tiếp
đó bạn phải được huấn luyện chuyên nghiệp về tâm lý học, giáo dục học và
trải qua một cuộc thi sát hạch do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Cuối
cùng, bạn phải tham gia cuộc thi xét duyệt về tư cách giảng viên do quốc
gia tổ chức và phải có được thành tích đạt tiêu chuẩn.
Khác với
Việt Nam, ở Đức “vào đại học rất dễ, nhưng tốt nghiệp thì vô cùng khó”.
Đây là quy định phổ biến trong giáo dục đại học, cao đẳng của quốc gia.
Ở Đức, chế độ đại học thường là đào tạo chuyên ngành khoa học kỹ thuật 4
năm, khoa học xã hội và nhân văn 5 năm, y khoa 8 năm. Hai năm đầu trong
trường đại học chỉ học những kiến thức cơ sở, nếu thi không qua thì
không được vào học tiếp kỳ 2.
Nhưng vào được kỳ 2 không có nghĩa là bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Kỳ 2 còn khắc nghiệt hơn nữa. Kỳ
này, bạn sẽ học những môn chuyên ngành, thi đỗ mới lấy được chứng nhận
học phần. Chỉ khi tích lũy đủ các học phần thì bạn mới có thể chạm tới
tấm bằng tốt nghiệp đại học. Yêu cầu học tập tại trường đại học rất cao.
Thêm vào
đó, khá nhiều sinh viên vừa phải làm thêm kiếm sống, lại vừa phải chăm
chỉ học tập theo những vị giảng viên “không biết linh động”. Do đó dù là
thi những môn cơ sở hay những môn học chuyên ngành, bạn cũng khó có thể
thuận buồm xuôi gió mà vượt qua. Thời gian học của sinh viên ở trường
lại tăng lên từng ngày.
Hiện nay sinh viên Đức từ khi nhập học
tới khi tốt nghiệp, bình quân phải mất 7 năm mới có thể ra trường. Số
người có thể tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ 4 – 5 năm là khá ít.
Nếu muốn làm giáo viên, sau khi chật vật lấy được tấm bằng đại học, bạn
còn phải đối mặt với cuộc thi tâm lý học và giáo dục học. Đặc biệt là
cuộc thi sát hạch tư cách giáo viên toàn quốc là khó khăn nhất, ước
chừng cũng phải mất khoảng 3 năm. Dù vậy, dù bạn dành bao nhiêu thời
gian để luyện thi thì cũng không chắc sẽ thi đậu trong kỳ thi sát hạch
tư cách giáo viên này.
Thêm vào
đó, tỷ lệ sinh của nước Đức từ thế kỷ 20 đến nay ngày càng giảm. Do đó
số lượng học sinh trung học, tiểu học ngày càng ít đi. Vị trí giáo viên
bị bỏ trống chủ yếu là do cắt giảm nhân viên tự nhiên. Chế độ mà nước
Đức thiết lập về cơ bản là cự tuyệt với những tệ nạn như chạy chọt, luồn
lách, “đi cửa sau”.
Những
người Đức thuần phác nếu muốn trở thành giáo viên tiểu học, trung học sẽ
phải cạnh tranh và trải qua sàng lọc rất gắt gao. Chỉ có những người
thực sự yêu nghề và có thực lực mới có thể trở thành giáo viên. Nhưng để
thực hiện được giấc mộng này thì bạn cũng phải đợi đến ngót nghét 30
cái xuân xanh mới mãn nguyện. Đó là lý do vì sao giáo viên tiểu học,
trung học ở Đức có địa vị cao như vậy, được cả xã hội nể vì.
Nước Đức cấm giáo dục trẻ nhỏ trước tuổi đi học?
Chúng ta thường đọc được trên mạng rằng “Đức cấm giáo dục trước tuổi đi học”.
Sự thực là những đứa trẻ ấy trước khi đến tuổi đi học không phải là
hàng ngày chỉ biết nô đùa, được thả rông như cỏ dại. Người Đức có cách
lý giải về giáo dục trước tuổi đi học khác với chúng ta. Các em cũng sẽ
được học một số điều, cặp sách của chúng cũng không nhỏ hơn của con em
chúng ta.
Ví như ở
trường mầm non, thầy cô sẽ dạy bọn trẻ làm thế nào có thể tự đi các
phương tiện giao thông để tìm về được đến nhà. Họ giáo dục chúng tuân
thủ trật tự xã hội như: Chấp hành luật lệ giao thông, ở nơi công cộng
không được nói lớn tiếng, thậm chí là làm thế nào để phân loại rác.
Nếu bọn
trẻ hứng thú với một môn học nào đó như âm nhạc, nghệ thuật hoặc thể dục
thể thao, thì chúng sẽ có quyền được học tập ở một vài ngôi trường và
hoặc tổ chức năng khiếu, thậm chí là miễn phí.
(Còn tiếp)
Theo Cmoney
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét