Bà Laleh, 47 tuổi,
làm thợ cắt tóc ở thủ đô Tehran, ngồi quây quần bên cạnh đám bạn, chung quanh
cái bàn tròn trong công viên “Thiên Đàng Của Mẹ”, cái công viên rộng xanh cỏ giữa
thủ đô Ba Tư, không ngần ngại tươi cười cho biết, bà thích cỗi bỏ cái khăn trùm
đầu từ lâu rồi, thoải mái trong bộ đồ với áo thung xanh lá cây mỏng, có thể nhìn
thấy suốt mấy sớ thịt trên bụng, Laleh đưa cao tay lên khoảng trời nắng ấm buổi
sáng nói cùng đám bạn, ở đây họ có thể mặc áo quần bình thường, mát mẻ, đó là
cái tự do mà bà đang thật sự tận hưởng. Đằng sau bà ta, đám đàn bà chừng sáu bảy
người, ai nấy đều mặc áo thung, quần “jean” bó sát chân, nhảy múa theo nhịp điệu
nhạc mang âm hưởng cỗ truyền pha chút cải sửa mà chính quyền cho phép,, một cô
trong số họ, trèo lên bàn, hào hứng lắc mông lên xuống, đi ngang qua, một nhóm
con gái trẻ mặc đồng phục nữ sinh, đội khăn choàng trắng trùm kín đầu, ngừng lại
nhìn phút chốc rồi bỏ đi, nói nhỏ với nhau gì đó. Cô y tá về hưu, bạn của bà
Laleh, thẳng thắn hơn nói rõ, cô ghét cái khăn trùm đầu, cô rất sung sướng khi
có thể tới một chỗ như chỗ này, đi đứng tự do, chơi đùa thể thao, tắm nắng mà
không cần phải trùm che gì cả.
Tại Ba Tư, nhảy múa
và ca hát nhạc phương tây là điều cấm kỵ, trong tháng qua, đã có bốn em trai và
hai em gái bị bắt vì dám tập dạy các điệu vũ phương Tây, trong đó có loại múa
Zumba của Colombian, dùng cho các buổi tập thể dục, thu hình rồi trình chiếu
trên các trang mạng điện tử như Telegram hay Instagram, thêm vào đó, đám trẻ bị
thêm cái tội không ăn mặc đúng cách theo luật văn hóa hồi giáo Ba Tư, quy luật
bắt buộc phụ nữ phải đội khăn trùm đầu và không được hở hang ngoài nơi công cộng.
Cũng theo luật của Ba Tư, đàn bà con gái không được nhảy múa trước mặt đàn ông
không quen biết, mà không phải là người trong gia đình nhưng mấy lúc gần đây,
điệu múa Zumba và các điệu vũ có dính dáng tới phương tây đều bị cấm mọi nơi,
ngay cả tại các phòng tập thể dục dành riêng cho phụ nữ.
Tại thủ đô Tehran của
nước Cộng hòa Hồi giáo Ba Tư, đàn bà phải tuân theo quy luật ăn mặc của chính
quyền, khăn trùm đầu, quần dài phủ tới chân và áo thụng dài che kín mông, ai vi
phạm sẽ bị bắt giữ và trừng phạt bởi những nhân viên công lực, của lực lượng có
tên “cảnh sát đạo đức luân lý”. Nhưng ở đây, tại công viên “Thiên Đàng Của Mẹ”,
đàn bà con gái tự nhiên treo khăn choàng đầu và áo thụng trên các nhánh cây cao
gần bên, quanh đâu đó, thì không bị gọi là vi phạm gì cả, đây là cái công viên
duy nhất dành cho phụ nữ ở Tehran, một công trình khá nhiều người biết tới mới
được mở rộng trên khắp nước này. Công viên “Thiên Đàng Của Mẹ” khánh thành lần
đầu tiên vào năm 2008 rồi vài cái nữa tiếp theo đó tại nhiều thành phố khác, tại
thành phố du lịch Isfahan hiện có tới năm công viên tương tự.
Trong khi công viên
dành riêng cho phụ nữ cũng có tại Tây Hồi, A Phú Hản và Saudi Arabia, là nơi để
bảo đảm họ không bị những vụ quấy nhiễu tình dục thì tại Ba Tư, các công viên
này lập ra, ngoài mục đích trên cũng nhắm tới vấn đề sức khỏe. Reza Arjmand, một
nhà xã hội học tại trường đại học Lund ở Thụy Điển, người vừa xuất bản quyển
sách về công viên, nói rằng, sự thiếu hụt chất sinh tố D là một vấn đề cần lưu
ý tại nhiều thành phố ở Ba Tư, nơi phụ nữ bị buộc phải che trùm kín người tại
những nơi công cộng và thường sống trong các căn chung cư có cửa sổ nhỏ hẹp
không đủ ánh nắng mặt trời. Trong bản khảo sát năm 2001 của bộ y tế Ba Tư, cho
thấy có mức báo động vì quá nhiều đàn bà phụ nữ bị bệnh loảng xương, theo
Arjmand, vì đó chính quyền Ba Tư cho tiến hành dự án lập nên các công viên loại
này. Theo truyền thống, không có chuyện lo lắng, bận tâm gì tời việc phụ nữ Ba
Tư đi lòng vòng ở công viên, sau ngày có cuộc cách mạng 1979, chính quyền Ba Tư
cho rằng công viên dành cho phụ nữ không cần thiết nữa nhưng khi khám phá ra,
thế hệ sau này có quá nhiều rũi ro về sức khỏe, vì những bà mẹ không mạnh khỏe
cho lắm, cho nên chính quyền bắt đầu nghĩ lại chuyện công viên lần nữa.
Tuy nhiên việc lập
nên những công viên dành riêng cho phụ nữ, cũng gặp phải một số chỉ trích đáng
kể từ giới phụ nữ như bà Roya, một nữ văn sĩ, không cho tên thật, cho biết các
công viên này là một sự sĩ nhục, bà thề không bao giờ tới đó, khi tách rời đàn
ông đàn bà ra hai nơi khác nhau, làm sao họ học hỏi được sự liên hệ, đối xử
nhau theo cung cách bình thường, điều này sẽ dẩn đến một hoàn cảnh khá nguy hiểm.
Chỉ trích đồng thời cũng có từ những người Ba Tư bảo thủ, Ali Entezahi, một nhà
xã hội học thân chính quyền cho rằng, tại các công viên cho phép cổi bỏ khăn
trùm đầu chỉ gây ra lầm lẫn giữa giới phụ nữ với nhau, vì họ sẽ có thể bắt đầu
nghi ngờ tới sự cần thiết phải che phủ mình tại nơi công cộng bất cứ lúc nào.
Tại công viên
“Thiên Đàng Của Mẹ”, đàn bà con gái cùng ăn trưa với nhau tại những căn lều
thoáng bóng mát, số khác tập thể dục với các dụng cụ lắp đặt ngoài trời, đứng
chờ mua nước ngọt trước quầy bán hàng hay bận bịu la hét con trẻ, đám người này
mặc áo thung, quần sọt nhưng lẩn lộn có ai đó vẫn còn trùm khăn choàng đầu và
áo thụng dài. Chung quanh công viên là dãy hàng rào sắt cao che khuất bên
ngoài, toán nữ cảnh sát trong đồng phục xanh dương, bao tay trắng, còi thổi
trên tay, đi lên đi xuống quan sát tất cả mọi thứ, mọi người, tuyệt đối không
được phép chụp hình.
Tuy nhiên, quan sát
một cách tỉ mĩ hơn, các công viên loại này không thực sự thân thiện cho phụ nữ
như tên gọi, mặc dù có hai ba khu vườn chơi cho trẻ em nhưng không có chổ để
thay tả hay lo vệ sinh tắm rửa cho em bé, con trai trên năm tuổi không được
vào, theo Arjmand, khởi đầu chính quyền tuyên bố sẽ hỏi ý kiến và mời phụ nữ
tham dự vào dự án phát triển, thiết kế nhưng cuối cùng, công viên được làm theo
ý của những người đàn ông, Ba Tư có rất nhiều nữ kiến trúc sư và chuyên viên
phát triển đô thị tài giỏi nhưng họ không bao giờ được hỏi ý kiến. Tìm chỗ
thích hợp cho công viên cũng là một vấn nạn lớn, vì nếu không đúng chỗ, gần các
khu chung cư nhà ở, đàn ông có thể nhìn thấy bên trong công viên từ các cửa sổ
hay sân thượng. Kết quả là, nhiều nơi đồng trống xanh mát lại nằm xa ngoài vùng
phụ cận ngoại ô, xa xôi không tiện đi lại cho một số lớn đàn bà con gái, một số
công viên phải đóng cửa sớm để tránh sự gặp gỡ giữa đàn bà con gái không phủ
khăn choàng đầu hay không mặc áo thụng dài và đám nhân viên đàn ông tới làm
công việc tưới nước, cắt tỉa cây cỏ.
Rốt cuộc, trong thực
tế, chính quyền Ba Tư lập nên công viên dành riêng cho phụ nữ nhưng xem ra
không màng xét tới phẩm chất cần có đủ để gây ra sức hấp dẩn người tới, tuy vậy,
nếu nhìn chung chung, người ta có thể đồng ý là, ít ra sự có mặt của các công
viên như công viên “Thiên Đàng Của Mẹ” ở Tehran cũng đã gây được vài điểm tích
cực, không cần biết người ta nhìn công viên như thế nào nhưng quả thật có một
nhóm phụ nữ hưởng được nhiều lợi ích từ nó, đối với những người phụ nữ trong
các gia đình thuần đạo, các công viên này là nơi duy nhất mà họ có thể vui chơi
thoải mái ngoài trời mà không cần đội khăn trùm phủ đầu như bao nhiêu năm qua,
từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Có thể nói, đúng vậy, những công viên này đã
tách rời và cô lập được phụ nữ khỏi các nơi công cộng như chính quyền Ba Tư muốn,
nhưng bên cạnh đó, đồng thời nó cũng mang đến cho một số không ít trong giới phụ
nữ cái tự do thật sự mà từ trước tới nay họ chưa hề có được, cái tự do cho phép
họ nói ra ý tưởng thù ghét cái khăn trùm phủ đầu của mình.
Thuyên Huy
Monday 21.08.2017
(Ảnh 1: Phụ nũ Iran sau 1979 )
(Ảnh 2 : 1 trong 9 người mẫu Iran bị CS sách nhiểu vì ko có khăn trùm đầu) - từ Google
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét