Thanh thiếu niên sinh ra trong thời đại của điện thoại thông minh có tỷ lệ tự tử hoặc trải nghiệm trầm cảm cao hơn trước đây.
Smartphone giờ đây là vật dụng không thể thiếu với nhiều người dùng.
Không đơn thuần chỉ là thiết bị nghe gọi, một chiếc iPhone 7 hay Galaxy
S8 ngày nay có thể trở thành trợ lý số, máy ảnh cá nhân, giao tiếp bạn
bè qua mạng xã hội và nhiều tính năng thú vị khác. Nhưng smartphone cũng
được cho là sở hữu tác động không mong muốn liên quan đến chính đời
sống sức khỏe con người do nhu cầu không ngừng nghỉ của một xã hội liên
tục kết nối.
Đây cũng là chủ đề mà tác giả Jean M. Twenge nói đến trong bài viết Có phải điện thoại thông minh đang giết chết một thế hệ? đăng trên tạp chí The Atlantic.
Trong đó, cô nhấn mạnh những người lớn lên trong một thế giới bị chi phối bởi điện thoại thông minh có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm sinh lý nhiều hơn thanh thiếu niên từ các thế hệ trước.
Twenge phân loại những người sinh ra từ năm 1995 đến 2012 vào một nhóm mà cô gọi là iGen và nghiên cứu những vấn đề mà những đứa trẻ này – những người chưa bao giờ biết đến cuộc sống mà không có Internet gặp phải.
“Không phải là một sự cường điệu khi mô tả iGen đang bên bờ vực của
một cuộc khủng hoảng tinh thần tồi tệ nhất trong nhiều thập niên. Phần
lớn sự suy thoái này đều bắt nguồn từ chính điện thoại của họ”, Twenge
viết. Các số liệu mà cô thu thập được cũng cho thấy iGen có tỷ lệ tự tử
hoặc trầm cảm cao hơn với thế hệ
Millennials (còn gọi là thế hệ Y – những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000).
Một trong những điều trớ trêu của iGen là mặc dù dành nhiều thời gian dưới cùng mái nhà với người thân nhưng thiếu niên ngày nay khó có thể nói rằng gần gũi với cha mẹ hơn thế hệ trước. “Nhiều người nói với tôi, bạn bè họ và cả gia đình họ ít trò chuyện với nhau. Họ chỉ nói “Được rồi, được rồi, hay cứ làm bất cứ điều gì” ngay khi họ vẫn đang chăm chú vào chiếc điện thoại. Họ thực sự không chú ý tới chính gia đình của họ”, bài viết của Twente có đoạn.
Một người bạn là chuyên gia tâm lý của cô cũng cho biết đã thử dành phần lớn kỳ nghỉ hè để kết nối với bạn bè. Nhưng hầu hết chúng đều qua tin nhắn văn bản, Snapchat hoặc Facebook và Twitter. Chúng ta sử dụng điện thoại nhiều hơn với chính bản thân với những con người thật sự.
Twenge cũng trích dẫn các nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh có xu hướng không hài lòng nhiều hơn về cuộc sống so với những người ít sử dụng điện thoại.
“Chúng ta đang quan tâm quá nhiều đến mặt tốt mà quên đi những hệ lụy ngày càng nhiều của smartphone”, Twenge đưa ra lời cảnh báo.
Việt Nam Mới
Đây cũng là chủ đề mà tác giả Jean M. Twenge nói đến trong bài viết Có phải điện thoại thông minh đang giết chết một thế hệ? đăng trên tạp chí The Atlantic.
Trong đó, cô nhấn mạnh những người lớn lên trong một thế giới bị chi phối bởi điện thoại thông minh có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm sinh lý nhiều hơn thanh thiếu niên từ các thế hệ trước.
Twenge phân loại những người sinh ra từ năm 1995 đến 2012 vào một nhóm mà cô gọi là iGen và nghiên cứu những vấn đề mà những đứa trẻ này – những người chưa bao giờ biết đến cuộc sống mà không có Internet gặp phải.
Thế hệ iGen chỉ quan tâm tới kết nối kỹ thuật số, ít hài lòng về cuộc sống và dễ mắc các chứng bệnh về tâm thần. |
Millennials (còn gọi là thế hệ Y – những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000).
Một trong những điều trớ trêu của iGen là mặc dù dành nhiều thời gian dưới cùng mái nhà với người thân nhưng thiếu niên ngày nay khó có thể nói rằng gần gũi với cha mẹ hơn thế hệ trước. “Nhiều người nói với tôi, bạn bè họ và cả gia đình họ ít trò chuyện với nhau. Họ chỉ nói “Được rồi, được rồi, hay cứ làm bất cứ điều gì” ngay khi họ vẫn đang chăm chú vào chiếc điện thoại. Họ thực sự không chú ý tới chính gia đình của họ”, bài viết của Twente có đoạn.
Một người bạn là chuyên gia tâm lý của cô cũng cho biết đã thử dành phần lớn kỳ nghỉ hè để kết nối với bạn bè. Nhưng hầu hết chúng đều qua tin nhắn văn bản, Snapchat hoặc Facebook và Twitter. Chúng ta sử dụng điện thoại nhiều hơn với chính bản thân với những con người thật sự.
Twenge cũng trích dẫn các nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh có xu hướng không hài lòng nhiều hơn về cuộc sống so với những người ít sử dụng điện thoại.
“Chúng ta đang quan tâm quá nhiều đến mặt tốt mà quên đi những hệ lụy ngày càng nhiều của smartphone”, Twenge đưa ra lời cảnh báo.
Việt Nam Mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét