Từ lâu những triết gia và các nhà khoa học vẫn luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến sau khi chết. Liệu có tồn tại sự sống sau khi chết, hay liệu chúng ta chỉ đơn giản biến mất vào cõi hư vô?
Có khả năng sẽ không tồn tại cái chết
theo cách chúng ta vẫn thường định nghĩa. Một lý thuyết khoa học mới gợi
ý rằng cái chết không phải là sự kiện cuối cùng như chúng ta vẫn tưởng.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học báo
cáo rằng họ đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của vũ trụ
song song (vũ trụ tồn tại đồng thời nhưng không tiếp xúc với vũ trụ
chúng ta).
Khám phá này dẫn chúng ta đến một chủ đề gợi nhiều suy nghĩ gọi là “thuyết sinh tâm”.
TS Robert Lanza, bác sĩ, nhà khoa học, nhà lý thuyết và tác giả của cuốn sách “Thuyết sinh tâm” – Tại sao sự sống và ý thức là chìa khóa để hiểu được bản chất thực tại của vũ trụ, cho rằng có rất nhiều lý do tại sao chúng ta sẽ không chết.
Đối với ông cái chết không phải là sự
kết thúc, như rất nhiều người nghĩ. Chúng ta tin rằng chúng ta sẽ chết,
bởi vì đó là điều chúng ta đã được dạy, TS Robert Lanza nói trong cuốn
sách của mình.
Liệu chúng ta có tiếp tục sống trong một vũ trụ song song?
Có rất nhiều thử nghiệm khoa học đã nghiêm túc chất vấn cụm từ cái chết, như chúng ta vẫn thường hiểu.
Theo vật lý lượng tử, một số quan sát
nhất định không thể được dự đoán một cách chính xác. Thay vào đó, có một
loạt các quan sát tiềm năng, mỗi cái có một xác suất khác biệt.
Cách giải thích mang tính “nhiều thế
giới”, tuyên bố rằng mỗi một trong số các quan sát tiềm năng này sẽ
tương thích với một vũ trụ khác biệt, một khái niệm thường được gọi là
“đa vũ trụ (multiverse)”.
TS Robert Lanza đã đưa những lý thuyết
này tiến một bước còn xa hơn nữa. Ông tin rằng “có vô vàn vô số các vũ
trụ, và tất cả mọi thứ có thể xảy ra sẽ xảy ra trong một vũ trụ nào đó”.
Năng lượng của bạn không bao giờ chết
Cái chết không có bất kỳ hình thức thực
tại nào trong những viễn cảnh này. Tất cả các vũ trụ khả thi đều tồn tại
đồng thời, bất kể sự kiện gì xảy ra trong một trong những vũ trụ đó.
Tuy rằng các cá nhân độc lập rốt cục rồi
sẽ tự hủy (chết), nhưng cái cảm giác thực tại rằng ‘Tôi là ai!?’ sẽ chỉ
hiện hữu dưới dạng thức một nguồn năng lượng với cường độ 20 watt bên
trong não bộ. Nhưng năng lượng này không mất đi vào lúc chết. Một trong
những tiên đề chắc chắn nhất trong giới khoa học là năng lượng không bao
giờ mất; nó không tự sinh ra cũng không tự mất đi [mà chỉ chuyển từ
dạng này sang dạng khác hay chuyển từ vật này sang vật khác]”. Nói cách
khác, nó được bảo tồn.
Loại năng lượng này có thể truyền từ thế giới này sang thế giới khác.
Tầm quan trọng của Ý thức
“Hãy xem xét nguyên lý bất định, một
trong những phương diện nổi tiếng và quan trọng nhất trong cơ học lượng
tử. Các thí nghiệm đã xác nhận rằng nó được xây dựng vào kết cấu của cái
thực tại, nhưng nó chỉ có lý nếu đứng trên quan điểm của thuyết sinh
tâm.
Nếu thật sự có một thế giới ngoài đó với
các hạt chỉ va đập khắp mọi nơi, thì chúng ta có thể đo lường các tính
chất của chúng. Nhưng chúng ta không thể. Tại sao cái tính chất bạn
quyết định đo lường ở một hạt lại quan trọng đến vậy?
Hãy xem xét thí nghiệm khe đôi: nếu một
người “quan sát” một hạt hạ nguyên tử hay một tia sáng đi xuyên qua hai
khe đôi biệt lập trên một tấm chắn, nó sẽ biểu hiện như là một hạt và
tạo ra các “dấu vết” cứng trên tấm chắn thứ hai đặt đằng sau hai khe đôi
đó chịu trách nhiệm đo lường các lực tác động.
Giống như một viên đạn nhỏ, theo logic nó sẽ đi xuyên qua khe này hoặc khe kia.
Nhưng nếu các nhà khoa học không quan
sát đường chuyển động của cái hạt này, thì nó sẽ hiển thị trạng thái của
các sóng, từ đó tạo ra mô thức giao thoa, cho phép nó cùng lúc đi xuyên
qua cả hai cái khe.
Tại sao cái hành động quan sát đơn thuần
của chúng ta lại có khả năng thay đổi cái thực tại này? Câu trả lời:
Bởi vì thực tại là một quá trình đòi hỏi phải có sự hiện diện của ý thức
của chúng ta”, TS Lanza nói.
Bạn sẽ không tồn tại nếu thiếu một ý
thức. Một trong những lý do TS Robert Lanza nghĩ bạn sẽ không chết, là
bởi vì bạn không phải là một vật thể. Bạn là một sinh mệnh đặc biệt.
Theo thuyết sinh tâm, không gì có thể tồn tại nếu thiếu ý thức. Hãy nhớ
rằng bạn không thể nhìn xuyên qua lớp xương bao xung quanh não bộ của
bạn.
Không gian và thời gian không phải là
các vật thể cứng, thay vào đó chúng là các công cụ bộ não của chúng ta
sử dụng để đan kết mọi thứ lại với nhau.
Mọi thứ bạn nhìn thấy và trải nghiệm
ngay lúc này là một cơn lốc thông tin xuất hiện trong đầu bạn. Không
gian và thời gian chỉ đơn giản là các công cụ đóng vai trò sắp xếp mọi
thứ lại với nhau.
TS Lanza chỉ ra rằng cái chết không tồn tại trong một thế giới không có khái niệm không gian và thời gian.
Không có sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nó chỉ là một ảo giác kiên trì bướng bỉnh.
Sự bất tử không có nghĩa là một sự tồn
tại vĩnh cửu trong thời gian mà không có điểm kết thúc, thay vào đó nó
nằm bên ngoài sự khống chế của thời gian.
Albert Einstein từng nói: “Thực tại chỉ là một ảo giác dai dẳng đến ngoan cố”.
Làm sao chúng ta biết được cái gì là
thực tại và cái gì không? Làm thế nào chúng ta biết chắc được bộ não
đang không cung cấp cho chứng ta một ảo giác về một thế giới hiện thực?
Quý Khải (theo Message to Eagle)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét