26 thg 8, 2017

Chuyên gia khuyến cáo đừng nói 7 lời ‘sát thương’ này với trẻ, nhưng #1 là câu cửa miệng của phụ huynh Việt

Khi trẻ có lòng tin ở cha mẹ và được đối xử tôn trọng, chúng sẽ dễ dàng chia sẻ những mong muốn của mình.
Làm cha mẹ đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm ngay cả với việc lựa chọn từ ngữ khi nói ra. Những câu có ‘tính sát thương’ có thể làm thay đổi tính cách của một đứa trẻ hoặc khiến chúng khi lớn lên có đạo đức kém.
Chúng tôi xin chia sẻ những câu nói của miệng của nhiều cha mẹ và người lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần ở trẻ. Hãy thay đổi trước khi quá muộn để con bạn là một đứa trẻ hạnh phúc!
1. ‘Người lớn nói phải nghe!’
6
Khi bạn nhắc nhở con bằng câu này, trẻ có thể nghĩ: “Tất cả người lớn đều thông minh và tốt bụng. Mình phải làm như họ nói.” Cụm từ này rất nguy hiểm vì đứa trẻ bắt đầu tin tưởng vào người lớn, kể cả người lạ và không tin họ có thể làm điều xấu.
Câu chính xác bạn nên nói với con là: “Con cần lắng nghe lời khuyên của bố mẹ.” Điều này giúp trẻ phát triển tư duy phê bình và sự cảnh giác cần có đối với một người lạ.
2. ‘Con đừng khóc nữa’
Nghe được điều này, trẻ có thể nghĩ: “Thể hiện cảm xúc ra ngoài là việc xấu. Mình sẽ bị la mắng vì khóc.” Vì thế, con có thể lớn lên cùng sự im lặng và tự ti. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm hay muộn sẽ biểu hiện bằng sự gây hấn hoặc nước mắt.
Câu chính xác bạn nên nói là: “Hãy nói cho bố mẹ biết điều gì khiến con buồn” hay “Tại sao con lại khóc?” Nếu đứa trẻ bị ngã hoặc thâm tím chân tay, bạn hãy thử gợi mở câu chuyện bằng: “Con đang khóc vì con bị thương hay con sợ hãi?”. Điều này giúp trẻ dễ dàng chia sẻ những cảm xúc trong lòng mình.
3. ‘Con đừng có tham lam như thế!’

Sau câu nói đó, trẻ sẽ nghĩ: “Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình.” Theo thời gian, những suy nghĩ này có thể phát triển thành hành động hy sinh vô điều kiện. Con sẽ không bảo vệ được giá trị và tài sản của mình, nghĩ rằng bản thân con không xứng đáng với những điều đó.
Thay vào đó, bạn nên nói với con rằng: “Con có thể cho bạn chơi đồ chơi của con một chút không?” “Có lẽ bạn muốn trao đổi đồ chơi với con một lúc.” Bạn nên cho con cơ hội để có thể tự quản lý những thứ của mình. Nếu con không muốn chia sẻ, bạn không nên năn nỉ con làm điều đó mà hãy kiên nhẫn giải thích sau, chờ đợi cho đến khi con sẵn sàng.
4. ‘Ai đã dạy con làm như thế’ (đối với một trò nghịch ngợm)
Trẻ có thể nghĩ rằng: “Bố mẹ không biết mình nghĩ ra điều này” sau câu nói trên của bạn. Một đứa trẻ như thế sẽ cho rằng con có thể đổ lỗi cho người khác.
Câu nói tích cực bạn nên dùng với con trong trường hợp này là: “Tại sao con lại làm điều đó?” Từ đó, bạn có thể hiểu con mình đã tự làm hay do ai xúi bẩy con. Bạn nên cho con cơ hội để giải thích hành động của mình.
5. ‘Nhìn xem, con nhà người ta sạch sẽ thế kia cơ mà!’
dc
Bằng cách nói này, bạn có thể khiến con nghĩ rằng: “Mình tệ hơn người khác. Chẳng có ý nghĩa gì khi thử làm một điều gì đó. Đó là việc vô ích.” So sánh con với những người khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của con, khiến con nghĩ rằng con không bao giờ đạt được điều gì.
Cụm từ bạn nên nói với con là: “Mẹ yêu con. Con cũng có thể làm được điều đó”. Bạn nên chỉ ra khả năng của con và cho thấy bạn tin tưởng con. Hãy nhớ rằng, con của bạn là duy nhất và có năng lực riêng.
6. ‘Chúng ta sẽ nói chuyện ở nhà’
Con của bạn có thể nghĩ rằng: “Bố mẹ mình có thể làm mình tổn thương. Bố mẹ không thích mình. Mình không muốn về nhà.” Lúc này, nhà là nơi đứa trẻ bị trừng phạt thay vì là tổ ấm để trở về.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: “Để bố mẹ nói cho con nghe điều gì khiến bố mẹ buồn.” Khi lắng nghe quan điểm của bố mẹ, đứa trẻ sẽ học cách quan tâm đến những suy nghĩ của mình trong tương lai.
7. ‘Con còn quá nhỏ để nghĩ về điều này’

Câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ có suy nghĩ: “Mình muốn biết. Mình sẽ hỏi người khác.” Nếu khi con đưa ra một câu hỏi nhưng chẳng nhận được thông tin, con sẽ tìm lời đáp từ những nguồn khác – những người có ít thẩm quyền hơn và đó có thể là một điều không đúng đắn.
Bố mẹ nên nói với con rằng: “Bố mẹ chưa sẵn sàng để trả lời câu hỏi của con ngay bây giờ. Bố mẹ cần thêm thời gian để tìm hiểu”. Bạn không nên phớt lờ con hay trốn tránh trả lời câu hỏi của con. Bằng cách này, bạn sẽ vẫn giữ được một vị trí tốt và lòng tin với con.
Theo Brightside
Nhất Tâm (TH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét