---The road not taken
Two
roads diverged in a yellow wood,
And sorry I could not travel both
And be one traveler, long I stood
And looked down one as far as I could
To where it bent in the undergrowth;
Then took the other, as just as fair,
And having perhaps the better claim,
Because it was grassy and wanted wear;
Though as for that the passing there
Had worn them really about the same,
And both that morning equally lay
In leaves no step had trodden black.
Oh, I kept the first for another day!
Yet knowing how way leads on to way,
I doubted if I should ever come back.
I shall be telling this with a sigh
Somewhere ages and ages hence:
Two roads diverged in a wood, and I- And sorry I could not travel both
And be one traveler, long I stood
And looked down one as far as I could
To where it bent in the undergrowth;
Then took the other, as just as fair,
And having perhaps the better claim,
Because it was grassy and wanted wear;
Though as for that the passing there
Had worn them really about the same,
And both that morning equally lay
In leaves no step had trodden black.
Oh, I kept the first for another day!
Yet knowing how way leads on to way,
I doubted if I should ever come back.
I shall be telling this with a sigh
Somewhere ages and ages hence:
I took the one less traveled by,
And that has made all the difference.
Con Đường Mình Không Đi/ Nguyễn Cang phỏng dịch
Giữa cánh rừng thu vàng lá úa
Hai con đường tách biệt nhau riêng rẽ
Rất tiếc tôi không thể đi trên cả hai
Là người lữ hành tôi phân vân đứng mãi
Mắt nhìn xuống một con đường
Chạy đi thật xa mà tôi có thể còn thấy
Đến khi tới khúc quanh khuất sau bụi rậm.
Rồi chọn con đường kia cũng đẹp không khác gì con đường nầy
Cho rằng có lẽ đó là một sự chọn lựa tốt hơn
Vì là con đường ngập cỏ xanh, cần bước chân đi
Dù nó cũng có vết mòn như con đường đầu.
Cả hai đều nằm im buổi sáng hôm ấy
Lá phủ đầy nhưng không một dấu chân người dẫm đậm lên
Thôi, để một lần khác đi con đường thứ nhất
Nhưng chưa biết làm thế nào tìm ra lối đi từ đường nầy tới đường kia
Cũng không chắc là sẽ có lần trở lại.
Bạn ơi! mai nầy tôi sẽ kể lại trong tiếng thở dài
Rằng ở đâu đó của thời xa xưa trước
Trong khu rừng kia có hai con đường tách riêng
Tôi đã chọn con đường ít người đi nhất
Điều đó đã làm cho mọi thứ trở nên khác biệt.
Nguyễn Cang
Lời bình :
Tác giả Robert Frost (1874-1963) đã cống hiến cho thi ca Mỹ quốc một tài sản bất diệt. Ông đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ thi ca mới, mang âm hưởng sâu xa, vượt cả thời gian và không gian, dựa trên nền tảng triết học vả văn chương. Những hình ảnh và chủ đề luôn kết chặt lẫn nhau, làm thành một biểu mẫu của những tư tưởng hàm xúc,từ một nhận thức hay một triết lý phức tạp khiến cho người đọc phải suy nghĩ, phân tích, lựa chọn, mới hiểu được ý của ông, ví dụ trong bài thơ trên. Bài thơ mô tả trạng thái tâm lý do dự của tác giả trước ngã ba đường. Ông phải chọn một trong hai con đường, và bõ lại con đường kia. Tại sao ông phải chọn con đừng ít người đi? Chính ông cũng không biết để sau nầy ông tỏ ra hối tiếc vì sự lựa chọn nầy. Mà chắc gì con đường còn lại sẽ đưa ông tới hạnh phúc lâu dài? Tác giả khéo xử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ , lấy con đường thật để nói con đường đời, thật khéo léo và điêu luyện. Chỉ mình ông biết con đường đời đó là con đường nào. Con đường rừng một khi đã chọn thì ông có thể thay đổi nhưng con đường đời thì vĩnh viễn không quay lại được. Kể ra cũng đúng một phần hoàn cảnh của ông trong cuộc sống thực , ông thất bại về sự nghiệp vật chất khi qua Anh, rồi ông trở lại Mỹ tạo dựng trang trại nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, bù lại ông bắt đầu nổi tiếng trong lãnh vực thơ văn . Không biết ông có hối tiếc về sự lựa chọn đi Anh Quốc không? Trong bài nhấn mạnh sự lựa chọn cá nhân một cách tự do hơn là sự lựa chọn cơ hội. Khi lỡ cơ hội thì người ta hối tiếc, ở đây ông không có cơ hội mà vẫn hối tiếc là tại sao? Một câu hỏi khó trả lời. Bài thơ có sức truyền cảm rất mạnh. Đọc xong nghe buồn ray rức, luyến tiếc điều chi mà mình cũng không biết rõ, chỉ thấy như mình cũng là nhân vật chính trong thơ vậy. Tôi nghĩ tác giả có thể sai lầm một trong hai trường hợp sau đây: Thất bại khi qua Anh Quốc lập nghiệp hay khi trở lại Mỹ lo gầy dựng trang trại mà lẽ ra nên chọn con đường khác tốt hơn.
Hoặc là thất bại trong tình yêu hôn nhân: chọn lầm người thứ hai thay vì người thứ nhất (bề ngoài thì hai người cùng trẻ đẹp như nhau nhưng đức hạnh thì khác mà ông không nhận ra, giống như hai con đường ở trên vậy).Trên đây chỉ là những suy đoán, rất tiếc tác giả không nói cho chúng ta biết con đường ông chọn sai là con đường nào. Tác giả nhận mình sai, ta thông cảm cho ông nhiều lắm, ngoài ra ông còn để lại một thông điệp cho người đời nhất là các bạn trẻ là phải cẩn thận suy nghĩ cho kỹ trước khi chọn con "đường đời" kẻo phải hối tiếc về sau. Ngậm ngùi nhất là đoạn cuối trong bài sao mà ray rức bâng khuâng, thương cảm cho tác giả đã sai lầm khi lựa chọn để rồi đánh mất một cơ hội làm giàu hay một tình yêu hạnh phúc... mà nay vĩnh viễn không bao giờ tìm lại được.
Nguyễn Cang (30/6/2016)
--TÌM ĐÂU ĐƯỜNG CŨ QUAY VỀ vkp phượng tím
Cảm đề bài thơ “ Con Đường Mình Không Đi “
Phỏng
dịch của Nguyễn Cang
Đứng trước ngả ba đường tình
Bước nhầm lối rẽ, hành trình gian truân
Ngày xưa anh đã phân vân
Chọn yêu hay để nợ duyên sắp bày?
Ông Tơ bà Nguyệt nhanh tay
Nên se lộn mối, đọa đày thân anh
Thuyền con chở nặng chòng chành
Đầy vơi con nước độc hành bôn ba
Đêm xa xứ... nhớ quê nhà
Tiếc thầm lối cũ đậm đà yêu thương
Biết Ai còn có vấn vương?
Hay vì tủi phận, tình trường nhạt phai?
Nếu bỏ quê hương thứ hai
Trờ về chốn cũ, đắng cay quá nhiều
Gặp lại mừng biết bao nhiêu
Nhưng nhìn hiện thực sao hiu hắt buồn?
Nắng vẫn ấm mưa vẫn tuôn
Mà lòng sao mãi cứ luôn não nề?
Tìm đâu đường cũ quay về???
Saigon 28/6/2016
Vkp phượng tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét