16 thg 7, 2016

Nguy cơ gây ô nhiễm sông Hậu từ các khu công nghiệp

Sông Hậu ngày càng bị ô nhiễm do nhiều nhà máy mọc lên ven sông Ảnh: NGỌC TRINH - nld.com.vn
Điều các chuyên gia và người dân lo lắng nhất là Nhà máy Sản xuất Giấy của Công ty  TNHH giấy Lee & Man của Trung Quốc (đặt cái cụm công nghiệp Cái Cui – nam sông Hậu) đi vào hoạt động sẽ khiến sông Hậu bị ô nhiễm bởi chất Sud (NAOH) xả thải.
Ngay tại quê hương của mình ở Trung Quốc, nhà máy Giấy Lee & Man từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu ngừng hoạt động vì xả thải bất hợp pháp ra sông Trường Giang.
Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), Lee & Man nằm trong danh sách các nhà sản xuất không chịu cung cấp số liệu liên quan đến dấu chân môi trường.
Việc Nhà máy giấy có vốn đầu từ 1,2 tỷ đô la (TOP 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới) đi vào hoạt động khiến các lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng rất quan tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang là  Trương Cảnh Tuyên lo lắng về khả năng ô nhiễm nhà nhà máy Giấy  Lee & Man gây ra, trang Zing.vn dẫn lời của ông cho rằng: “Hậu Giang rất cám ơn người dân và báo chí lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm nếu nhà máy giấy đi vào hoạt động. Đây là cơ sở để chúng tôi kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ dự án để kiểm soát môi trường tốt hơn”
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh nói trên báo Tuổi Trẻ rằng việc dừng dự án không thuộc thẩm quyền của Hậu Giang.
Không chỉ có Lee & Man, sự xuất hiện ngày càng dày đặc các nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp ven sông hậu khiến dòng sông này đang đứng trước nguy cơ bị bức tử.
Những nhà máy sản xuất hóa chất, giấy, thép luôn được các nhà môi trường thế giới xếp hạng phải quan tâm đặc biệt bởi mức độ phá hủy môi trường khủng khiếp từ các chất thải.
Cần Thơ có 8 khu công nghiệp thì 6 khu công nghiệp với 225 nhà máy nằm sát sông Hậu. Nhiều vụ việc nhà máy trực tiếp xả thải ra song Hậu đã bị phát hiện. Điển hình là vụ việc Công ty  TNHH Phương Duy lén lút xả thải bằng cách đặt đường ống dưới nền gạch, bơm chất thải qua ống vào túi lưới đặt sẵn dưới lườn nghe, rồi mang đi thả ở rạch Cái Chôm thải ra sông Hậu. Cách xả thải này rất tinh vi khó bị phát hiện.
Báo Người Lao Động đưa tin: Theo một nghiên cứu của Trường ĐH Cần Thơ, tại rạch Sang Trắng 1, cách KCN Trà Nóc 2 khoảng 200 m (nơi tiếp nhận nước thải trực tiếp thải ra sông Hậu), hàm lượng COD (mức độ hiện diện chất hữu cơ trong nước) vượt chuẩn cho phép từ 5-6 lần. Trong khi đó ở rạch Sang Trắng 2, nơi cách xa KCN hơn thì hàm lượng hữu cơ vượt tiêu chuẩn 4-6 lần. Mười năm qua, người dân không thể lấy nước sinh hoạt từ 2 con rạch này do bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngọn Hải Đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét