Nếu trong cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, thì một loạt các loại bệnh như táo bón, béo phì, mạch vành, tim mạch sẽ không mời mà đến. Các loại chất cặn bã nguy hại chủ yếu bao gồm độc tố dạng nước, mỡ độc, ứ độc, đờm độc, khí độc, hỏa độc…
I. Những loại độc tố trong cơ thể
Những độc tố trong cơ thể đó từ đâu ra? Làm thế nào để thải chúng ra khỏi cơ thể? Khi độc tố quá nhiều có những biểu hiện gì và có những nguy hại như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thải độc tố tự nhiên đúng đắn nhất.
“ Thải độc tố” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong cuộc sống hiện nay của chúng ta. Trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ giúp giải độc tố, cũng xuất hiện rất nhiều các loại thuốc giúp loại bỏ độc tố cơ thể. Đặc biệt đối với nữ giới, thải độc tố để làm đẹp da đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng của Anh công bố sẽ làm mọi người thất vọng. Họ đã lấy mẫu và phân tích 15 loại sản phẩm hỗ trợ giúp thải độc tố, từ các loại dẫn lưu bạch huyết, nước giải độc tố, thuốc viên hoàn đến các loại mặt nạ.., kết quả đều phát hiện không thấy có hiệu quả thải độc rõ rệt. Hơn 600 chuyên gia dinh dưỡng của Anh đều cho rằng: Cần làm cho cơ thể có thể tự thải độc tố một cách tự nhiên, cơ thể mới hoàn toàn tránh xa khỏi bệnh tật.
Cảnh báo! Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Hoa, nếu không giải được độc tố ra ngoài ngược lại có khi còn làm cơ thể tăng thêm độc tố, độc tố thường phân thành 2 loại lớn ngoại độc tố và nội độc tố. Nguồn gốc của ngoại độc tố là các loại chất có hại từ bên ngoài cơ thể như không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, thuốc trừ sâu, khói xe…Nội độc tố là các loại chât cặn bã sản sinh sau quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Các độc tố này có tác hại tương tự như các gốc tự do. Nguyên nhân chủ yếu gây tích tụ các loại độc tố trong cơ thể gồm 2 nguyên nhân lớn: Thứ nhất, là các loại độc tố mà bản thân tự hấp thụ qua ăn uống sinh hoạt không điều độ; thứ hai là khi nhiều tuổi hoặc khi một cơ quan nào đó bị bệnh, chất cặn bã trong cơ thể không kịp thời được thải ra ngoài cơ thể sẽ bị tích tụ lại. Một chuyên gia dinh dưỡng vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ hơn 20 tuổi, bởi “quá háo hức muốn thải độc tố” cơ thể, lại cho rằng “ viên giải độc ngưu hoàng” có hiệu quả giải độc rất tốt, nên đã dùng trong 3 năm, thậm trí có tuần còn dùng tới 200 viên, kết quả làm cho da trở nên đen sạm, điều này chứng minh rằng nếu “ giải độc không đúng thì sẽ bị trúng độc”. Con người hiện đại thực sự có hơi ỷ lại quá nhiều vào các sản phẩm giải độc tố, cứ luôn hy vọng chỉ cần một sản phẩm có thể giải quyết được tất cả các vấn đề về sức khỏe của mình.
Khi cơ thể đã tích lũy nhiều độc tố, sẽ có biểu hiện chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, táo bón. Các loại chất độc hại trong cơ thể có rất nhiều loại, chủ yếu bao gồm gồm độc tố dạng nước, mỡ độc, ứ độc, đờm độc, khí đốc, hỏa độc…
- Độc tố dạng nước
Tình trạng khá là nghiêm trọng, thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Các triệu chứng thường gặp đó là đi tiểu ít, màu sắc nước tiểu đậm, đi tiểu bất thường… những người trên 40 tuổi cần chú ý, nếu phát hiện xưng ở dưới mí mắt, xưng ở mắt cá chân, thì nên chú ý thận trọng.
- Mỡ độc
Ăn nhiều các chất dầu mỡ, sẽ làm tế bào gan bị nhiễm mỡ, dẫn tới chức năng gan không thể hoạt động như bình thường. Muốn loại bỏ mỡ độc, trước tiên cần giảm mỡ trong máu.
- Ứ độc
Ứ độc thường tiềm ẩn trong mạch máu của chúng ta. Có rất nhiều người sau tuổi 40, mạch tượng thay đổi, huyết quản bắt đầu bị ứ chệ, làm tình trạng tắc nghẽn mạch máu tăng lên. Các loại bệnh có liên quan tới việc chất cặn bã bị ứ lại không thải được ra ngoài, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường…, nếu cứ tiếp tục như vậy, sẽ dẫn tới bệnh tim, động mạch vành.
- Đờm độc
Đờm nhiều là biểu hiện chủ yếu của đờm độc. Thông thường mỗi sáng sau khi tỉnh giấc, ho một vài tiếng là thôi, nhưng có một số người triệu chứng ho xuất hiện từ sáng đến tối, đây là biểu hiện của đờm tích độc. Nguyên nhân có thể là do ăn uống không điều độ hoặc mắc bệnh liên quan tới phổi.
- Khí độc
Biểu hiện chủ yếu là hôi miệng và khi đại tiện có mùi bất thường. Lúc này là khí độc đang ở trong phổi, để ngăn chặn khí độc, mỗi sáng thức dậy hãy tập hít thở thật sâu, để loại bỏ khí độc ra ngoài.
II. Giải độc như thế nào?
Các chuyên gia chia sẻ, tự trong cơ thể chúng ta đã có một hệ thống bài tiết rất đầy đủ, bao gồm gan, thận, da và rất nhiều các cơ quan khác trong cơ thể, đều có thể loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài.
- Gan
Các loại thực phẩm mà chúng ta hấp thụ, ví dụ như hải sản chưa chín hẳn ngày càng không an toàn do môi trường ô nhiễm, đây là giai đoạn gan phát huy tối đa tác dụng của mình. Theo Trung y, gan là cơ quan giải độc, tham gia hầu hết quá trình trao đổi chất, có thể bài tiết các loại chất cặn bã và các loại chất độc ra ngoài.
- Thận
Thận có vai trò thải độc quan trọng nhất, có thể lọc các độc tố trong máu, thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Có một nghiên cứu đã chứng minh: con người không cần ăn cơm có thể sống được 20 ngày, nhưng thận không thải được độc tố, thì chỉ sống được 5 ngày. Với người bình thường, sau tuổi 30 chức năng của thận bắt đầu suy giảm, khả năng thải độc cũng giảm xuống.
- Phổi
Là một trong những cơ quan dễ tích tụ độc tố nhất. Một ngày chúng ta hít hơn 1000 lít không khí vào phổi, có rất nhiều các chất có hại như tế bào, mầm bệnh, bụi bặm… cũng theo đó thâm nhập vào cơ thể. Nhưng theo bác sỹ hô hấp, phổi có thể tự loại bỏ các độc tố và các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, nhưng so với lượng đã hít vào, thì hoàn toàn không đáng kể.
Ngoài ra, đường tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt, nước mắt cũng có thể loại bỏ một phần độc tố ra khỏi cơ thể.
Chính bản thân bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành một chuyên gia tự giải độc tố cho mình. Theo hầu hết các chuyên gia bày tỏ, chỉ cần bạn nắm bắt được các quy luật, thì có thể thành công trong việc tự loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Thời gian và phương pháp giải độc tố
Theo quy luật dưỡng sinh 12h một ngày của y học cổ truyền Trung Hoa, thời gian buổi sớm giờ mão, 5 – 7h; buổi trưa giờ ngọ, từ 1 -3h; buổi tối giờ dậu, từ sau 5h chiều -7h tối lần lượt là thời gian đại tràng, đường ruột, thận bắt đầu giải độc, vào lúc này có thể uống nhiều nước hoặc uống trà xanh để đi tiểu thải độc tố ra ngoài.
Ăn uống theo mùa để giải độc tố
Mùa xuân nên ăn giá đỗ, dâu tây; mùa hè nên ăn chè đậu xanh, cháo đậu xanh, ăn nhiều bí đao, dưa hấu, măng tre.., mùa thu nên ăn lê để giúp lợi cho phổi, mùa đông nên ăn nhiều gừng sống để giải độc, có thể ăn cà rốt, bắp cải cũng giúp giải độc.
Giữ cho cơ thể “ ba thông”
Đại tiện, tiểu tiện, và mồ hôi là 3 con đường thải độc tố tự nhiên của cơ thể, luôn phải giữ cho được thông suốt. Đại tiện giúp thải 50% lượng độc tố ra ngoài cơ thể, nên hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, do cuộc sống nên con người hiện đại ngày nay có thể hai đến ba ngày đi đại tiện một lần, điều này là không tốt. Thông thường, mỗi ngày ít nhất nên ăn 500g rau xanh, ăn một bữa ăn chứa các loại ngũ cốc, sẽ có thể giúp bạn tránh xa khỏi bệnh táo bón.
Cuối cùng chúng tôi giới thiệu cho bạn một cách giúp “giải độc bằng đậu xanh”: cho đậu xanh còn nguyên cả vỏ hầm chín, chắt phần nước đậu xanh đó nấu với trứng gà, đậy nắp và để trong tủ lạnh 2 đêm, có thể sử dụng giúp hạ hỏa, giải độc tố rất hiệu quả.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Kiên Định biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét