“Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet tin rằng những người con được thừa hưởng của cải quá lớn từ gia đình thường có khuynh hướng không làm gì cả. Ông cho rằng một xã hội sẽ không được hưởng lợi từ một giai cấp thượng lưu tạo dựng của cải nhờ thừa hưởng và một đất nước chỉ thịnh vượng khi xã hội được tạo dựng từ những người có tài thực sự, và người ta nhận được thù lao từ công sức lao động của chính mình.”
Cuối tuần, GNA xin giới thiệu với BCAs một bài viết có giá trị tham khảo về cách người Mỹ dạy con làm giàu và tiền bạc để suy ngẫm và áp dụng.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Của cải không tốt bằng lao động, sự giàu có không tốt bằng việc tạo ra sự giàu có. Cả trong công việc và đời sống riêng tư hãy luôn ủng hộ các con chạy theo niềm đam mê của chính mình, cho dù công việc đó có mang lại nhiều tiền hay không.
Steven D. Hayworth, giám đốc điều hành của ngân hàng Gibraltar Private Bank and Trust, rất hạnh phúc khi nghe tin con gái mình sẽ làm việc trong một cửa hàng quần áo của phụ nữ trong kỳ nghỉ hè trước khi phải nhập học vào mùa thu.
Bản chất công việc không phải là điều làm Hayworth cảm thấy tự hào. Thay vào đó, ông muốn con của mình sẽ tìm thấy niềm vui từ lao động. Đặc biệt, Hayworth hy vọng cô con gái bé nhỏ sẽ học được cách “kết nối” giữa số tiền mà cô kiếm được bao nhiêu trong một ngày với cái mà cô dự định mua.
“Mẹ tôi – người có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và sự thành công trong sự nghiệp – đã trao cho tôi một trong những bài học cuộc sống quý báu mà tôi học được từ rất sớm là giá trị của một đồng USD”, Hayworth cho biết.
“Riêng đối với con trẻ được sinh ra tại các gia đình trung lưu và giàu có, họ sẽ ít biết được quan điểm về giá trị đồng tiền. Lái một chiếc xe hạng sang Range Rover trên đường cao tốc là chuyện dễ nhưng cái quan trọng là bạn phải biết được mất bao nhiều giờ làm việc chăm chỉ để có thể sỡ hữu chiếc xe đó”.
Nhất quan hệ, nhì tiền tệ. Giống như thế hệ giàu có thứ hai hay những cậu ấm cô chiêu, con gái của Hayworth sẽ không phải lo lắng nếu không thể tìm được một công việc. Cô có thể đã trải qua mùa hè bên bể bơi bởi cha mẹ cô hoàn toàn có thể lo học phí học đại học.
Nhưng thực tế, điều không chỉ khiến CEO của ngân hàng Bank and Trust lo lắng mà nhiều bậc phụ huynh giàu có khác cũng phải suy nghĩ là làm sao để con cái lao động kiếm tiền. Suy thoái kinh tế và thị trường việc làm đầy cạnh tranh khiến họ bắt buộc phải dạy cho con cái của mình về giá trị từ lao động. Họ lo lắng về điều đó, có vẻ còn hơn bất cứ những vấn đề trong công việc của mình.
Mối quan tâm chung nhất của tất cả các bậc phu huynh trên toàn cầu là như nhau: Làm thế nào để con trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền từ lao động?
Quy tắc trong nhà
Brad Klontz, một nhà tâm lý tài chính và đồng tác giả của cuốn “Mind Over Money”, cho biết nguồn gốc để thiết lập nền tảng nhận thức về tài chính cho con trẻ là cha mẹ nên đưa ra những quy tắc cho chúng. Nếu không có quy tắc, con trẻ sẽ có nguy cơ gặp những lỗ hổng về tài chính cá nhân.
“Cha mẹ cần giúp con trẻ nhận thức được ý nghĩa của những khoản chi phí”, Joline Godfrey, CEO của Independent Means, một công ty về giáo dục tài chính cho biết. “Bạn không thể mong đợi con trẻ đi ra ngoài thế giới và có thể tự lập nếu như chúng không biết hóa đơn điện là cái gì”.
Sự giúp đỡ tồi
Cha mẹ thường có ý tốt khi họ cố gắng giúp con cái về mặt tài chính với hi vọng chúng sẽ gặp nhiều điều suôn sẻ hoặc có một cuộc sống tốt hơn so với mình trước kia. Nhưng hỗ trợ tài chính quá nhiều có thể làm hại con trẻ.
Đây không chỉ là vấn đề đối với con trẻ đến tuổi học đại học. “Trước khi là sinh viên, những chương trình có sẵn như việc học hè khiến con trẻ không có thời gian để hòa nhập vào môi trường và cộng đồng mới ngoài nhà trường. Từ đó, con trẻ không có đủ thời gian để có được một công việc”, Debbie Cox, giám đốc quản lý tại J.P.Morgan Private Bank cho biết.
Bên cạnh sự giáo dục từ phía nhà trường, cha mẹ cần trang bị những kiến thức xã hội và giáo dục tài chính cho con trẻ. Những công việc vào mùa hè có thể là điều tốt cho việc cải thiện giáo dục xã hội ở con trẻ.
“Trẻ cần phải tìm hiểu cái mà chúng thích để thức dậy vào mỗi buổi sáng, nhận được công việc đó để ý thức được việc giúp đỡ người khác hoặc cộng đồng”, Cox cho biết.
Một nhược điểm của bậc phụ huynh là cha mẹ thường có xu hướng quyết định, can thiệp và giải quyết vấn đề của con cái. Todd M. Morgan, giám đốc điều hành cấp cao tại quỹ đầu tư Bel Air Investment Advisors có trụ sở ở Los Angeles cho biết, “Đừng can thiệp để sữa chữa hoặc thay đổi cuộc sống và vấn đề của con trẻ trừ khi bạn được mời để làm việc đó”.
Cũng là bậc phụ huynh, Morgan cũng thừa nhận một vài sai lầm mà ông chia sẻ rằng, “Đừng làm cho con trẻ cảm thấy mình bất lực. Thay vào đó, trao quyền cho bọn trẻ để cúng tự quyết định những vấn đề của bản thân”.
Hỗ trợ vừa đủ
Cách đúng nhất để giúp con trẻ đang gặp khó khăn để tìm kiếm một công việc hay nghề nghiệp là gì?
Bà Godfrey, một chuyên viên về giáo dục tài chính cho rằng cha mẹ không cần phải trợ cấp quá nhiều cho con trẻ, thay váo đó đặt niềm tin và ủng hộ những gì chúng làm.
Điều này có nghĩa là cha mẹ và con trẻ cần ngồi xuống thảo luận về những kỳ vọng và mục tiêu. Nếu sự giúp đỡ về tài chính là cần thiết, số tiền chỉ cần vừa đủ và phải được giải thích.
Như tỷ phú giàu thứ 3 thế giới Warren Buffett từng nói rằng “Hãy cho chúng (các con) vừa đủ để chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn, nhưng không quá nhiều để chúng chẳng muốn làm gì cả.”
Điều này nghe có vẻ kinh ngạc. Nhưng hãy cổ vũ các con làm theo thần tượng mà chúng ngưỡng mộ và không nên trách cứ trước thất bại của chúng. Cả trong công việc và đời sống riêng tư hãy luôn ủng hộ các con chạy theo niềm đam mê của chính mình, cho dù công vệc đó có mang lại nhiều tiền hay không.
Hãy để con trẻ tìm thấy niềm vui từ sự lao động. “Vào một ngày mà bạn đã đứng rất lâu khiến chân bị đau để bán hàng, bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều. Bạn kiếm tổng cộng 80 USD và mang về nhà 60 USD. Sau đó, bạn sẽ tính toán rằng 5 lần của 60 là 300 và một căn hộ cho thuê có giá là 800USD/tháng. Đó là những bước khởi đầu để suy nghĩ thực sự nghiêm túc về năng lực của tài chính”, Godfrey cho biết.
Theo Đinh Lộc – Tri thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét