Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có bóng dáng người Trung Quốc đứng sau.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước này thực hiện đối với nước kia bằng bom đạn. Nhưng hôm nay, cần nghĩ khác. Ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang “xâm lược” Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang âm thầm gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã phân giới cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn “xâm lược” về kinh tế, văn hóa, xã hội… không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu.
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao Trung Quốc lại cắm chốt ở Quảng Trị?
Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Theo Báo Pháp luật TP.HCM trong loạt bài “Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam” cho thấy “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị một Công ty Trung Quốc có trụ sở chính đóng tại Hong Kong thâu tóm kể từ năm 2011.
Vậy mà Công ty này sắp được giao 100 ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, chưa kể các địa phương lân cận huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế (100ha), Hải Lăng, tỉnh Quãng Trị (100ha), Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị (100ha).
Về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, thì chúng ta đều biết trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Trung Quốc lấy vợ, lập thành phố người Trung Quốc tại khu vực miền Trung; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tình trạng báo động người Trung Quốc tại miền Trung, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này được một người dân cho là: “Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.
Một phụ nữ ở địa phương cho biết: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến đây mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Người dân không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm.
Người Trung Quốc không cần theo luật Việt Nam là đi xe máy họ không cần đội mũ.
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm vào lãnh thổ Việt Nam thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
Căn cứ quân sự Du Lâm – Cửa Việt
Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Từ Du Lâm đến Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km. Với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Phải chăng tại Cửa Việt, Trung Quốc ý đồ muốn xây dựng vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Nên nhớ, tỉnh Quảng Bình gần đó, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào.
Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với Bá quyền Đại Hán, thì mọi việc đều có thể.
Lời kết
Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn từ Quảng Trị đến Thừa thiên Huế. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Trung Quốc. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại những địa điểm nói trên và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Bài học cảnh giác lịch sử vẫn còn đó.
Xem Thêm :5 hành động của Trung Quốc bị cả thế giới lên án
Xem Thêm :5 hành động của Trung Quốc bị cả thế giới lên án
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét