FM974
Chuyện Thế
Giới Trong tuần
Thứ hai 04/07/2016
Nam Sudan được gọi là một quốc gia trẻ nhất
trên thế giới, khi tách ra khỏi
Sudan, sau nhiều năm tranh chấp, đưa đến những cuộc bạo động, giết chóc đẩm máu
vì khác biệt và mâu thuẩn tôn giáo, hiện tại đã có nhiều sự thay đổi đáng kể,
từ ngày tuyên bố độc lập, năm 2011.
Hứa
hẹn hòa bình được thay cho súng đạn nhưng những xung đột chủng tộc giữa các bộ
lạc xem ra vẫn còn tiếp tục âm ỉ, nhất là trong lãnh vực chính trị, theo thống
kê của LHQ, có hơn hai triệu người dân Nam Sudan phải rời bỏ làng quê chỗ ở,
tạm bợ sống qua ngày ở phương xa và hàng ngàn người đã chết từ cuộc chiến nhưng
bộ lạc Mundari thì khác, người dân của họ, đứng ngoài vòng lẩn quẩn đó, tiếp
tục làm những gì mà họ đã làm, trong nhiều thế hệ qua, mà họ cho là tốt nhất có
thể làm, là trông chừng và săn sóc gia súc của mình. Rất khó mà tìm được, một
nhóm người chăn bò nhiệt tình, chấp nhận dành hết thời giờ của cuộc sống thường
ngày cho nó, của một bộ lạc sống đơn độc bên bờ sông Nile, tại phía bắc của thủ
đô Juba, gần như cả quảng đời họ, nhóm người chăn bò này, chỉ loanh quanh trong
việc chăn giữ đàn bò quý giá, có tên gọi là, con bò Ankole-Watusi, một giống bò
được nuôi tại nhà, và từng xem là “bò của những ông vua”.
Bò Ankole-Watusi, là giống có sừng dài,
không bướu, được nuôi ở nhà, có mặt trong vùng thung lũng sông Nile khoảng 4000
năm, trước Thiên chúa giáng sinh (BC), những con bò này, còn được biết với tên
khác là “Bò sừng dài Ai Cập”, có hình tượng trên một số kim tự tháp, khoảng hơn
hai mươi thế kỷ sau, bò sừng dài đi theo chân chủ, di dân từ sông Nile tới
Ethiopia rồi xuôi xuống phía nam châu Phi. Thời gian 2000 năm trước Thiên chúa,
loại bò bướu lưng từ Tây Hồi và Ấn Độ bắt đầu có mặt ở châu Phi, rồi tràn qua
Ethiopia và Somali, ở đây, người dân địa phương cho lai giống với “bò sừng dài
Ai Cập”, giống lai này, sau đó truyền rộng tới Sudan, Uganda, Kenya và trở
thành gia súc căn bản của một phần lớn người dân bộ lạc.
Theo truyền thống lâu đời của người dân bộ
lạc châu Phi, bò Ankole-Watusi được xem là vật có tính cách thần thánh, nó cho
chủ sữa nhưng ít khi làm thịt ăn, một khi mức độ giàu nghèo của họ căn cứ trên
con số bò còn sống đếm được, theo cách chăn nuôi xưa, những con bò này ăn cỏ
suốt ngày rồi dẫn về nhà cho bò con bú, khi đã có sữa chảy ra, người chăn bò sẽ
tiếp tục vắt thay nó, nhưng số lượng sữa từ giống bò này không nhiều, cho nên
trong vòng 10 năm qua, chính quyền sở tại đã có những cố gắng, tuyển chọn giống
nào có sữa nhiều hơn và giống nào để sản xuất thịt nhưng nạn đói và bệnh tật
cũng như các phương thức chăn nuôi cỗ truyền khác biệt nhau, nên các dự án này
đã có phần nào chậm lại.
Những con bò này, lớn lên, cao chừng 2
thước rưỡi và có trị giá trên dưới 500 đô la Mỹ, vì thế, không ai lạ gì, khi
người bộ lạc Mundari xem nó là cái tài sản quý báu nhất mà họ có và cũng chính
vì đó, họ canh giữ các con bò của mình bằng súng tiểu liên AK47, thay vì bằng
gậy gộc. Ông Tariq Zaidi, một nhiếp ảnh gia ngoại quốc, trong hành trình đi săn
hình về các bộ lạc và người thổ dân của gần hơn 30 quốc gia châu Phi, đã sống
với người dân bộ lạc Mundari vài ngày, ông hoàn tất một tài liệu hiếm hoi về
đời sống và sự chăm sóc đàn bò, nhất là mối liên hệ mật thiết khó hiểu mà họ có
đối với loại gia súc này. Khó mà đánh giá được sự quan trọng của trâu bò trong
đời của người dân bộ lạc Mundari, với họ, những con bò này là thứ ở trên tất cả,
hầu hết những người chăn giữ bò mà nhiếp ảnh gia này gặp, đều muốn ông ta chụp
cho họ các tấm hình, có họ và con bò cưng nhất, mặt khác, vợ con không cần
thiết dù đứng chung quanh đó.
Người dân bộ lạc Mundari hiếm khi, hoặc ít
oi lắm, mới giết bò Ankole-Watusi lấy thịt, thay vì vậy, nó đã giúp cho họ có
nhiều thứ cần thiết, như một tiệm thuốc tây, như chiếc xe vận tải hay ngay cả
là một người bạn thân, cho nên, sự hiện diện của những con bò này, không chỉ là
tài nguyên thiên nhiên mà còn là một lối sống của họ. Người Mundari cao lớn,
bắp thịt chắc nịch, nhìn qua không khác gì những chàng thanh niên chuyên tập
thể dục cơ thể nhưng họ lại là những người ăn ít thịt cá, phần lớn là sữa và
bột sữa “yogurt”. Đàn ông bộ lạc Mundari thường thoa chân tay bằng nước tiểu
của bò, vì họ cho đó là thuốc sát trùng, đôi khi cũng uống để làm giãm đau, có
thể vì đó mà hầu hết tóc người bộ lạc Mundari đều màu cam.
Đồng thời, phân của các con bò
Ankole-Watusi nuôi ở nhà, được gom lại, chất thành đống cao, rồi đem đốt lấy
tro, chất tro màu trái táo hồng nhạt được cất dùng như thuốc sát trùng và kem
chống nắng cho người chăn bò, chống che cái nắng nóng khủng khiếp của trời châu
Phi, có khi lên tới 50 độ bách phân. Người ta cũng chứng kiến người chăn bò của
bộ lạc Mundari, xoa bóp những con bò của họ một ngày hai lần, xem như là phấn
thoa, họ dùng tro lấy từ việc đốt phân bò, chà xát lên da và mắt của nó để đuổi
ruồi nhặng. Người dân bộ lạc Mundari thường ngủ chung với đàn bò của mình, có
thể nói là chỉ cách những con mà họ ưa thích nhất, chừng không hơn nửa thước và
luôn luôn cầm súng trong tay canh giữ, với khuôn mặt cảnh giác và đằng đằng sát
khí, nhưng đó cũng là một điều hợp lý và dễ hiểu, vì đối với họ, các con bò này
được xem là tiền bạc và biểu tượng của mức độ giàu nghèo, cũng là gia tài của
cả gia đình.
Kể từ ngày cuộc chiến hai bên Nam Bắc Sudan
chấm dứt, hàng ngàn thanh niên kéo nhau trở lại quê nhà tìm vợ, vì đó giá cả
sánh lễ dành cho cô dâu bỗng dưng tăng vọt cao không ngờ, cho nên trị giá của
đàn bò trở nên quý hiếm hơn và xãy ra nhiều vụ trộm cắp, đánh nhau giành giựt
đổ máu và chết người, tại nhiều bộ lạc và trong đó có cả bộ lạc Mundari, hậu
quả của chiến tranh một lần nữa xãy ra, mìn bẩy gài trên đồng ruộng hay khu vực
chăn giữ bò được tìm thấy nhiều nơi, khi đến thăm, nhiếp ảnh viên Zaidi cho
biết, những người chăn bò đã chọn các cái đảo nhỏ trên sông Nile như là một chỗ
giữ đàn bò an toàn của mình, những cuộc xung đột này đã gây ra ảnh hưởng khá
quan trọng đối với tập tục và lối sống từ trước của họ. Bên cạnh đó, cuộc chiến
ở Nam Sudan cũng đã làm cho bộ lạc Mundari cô lập với phần lảnh thổ còn lại,
dân bộ lạc không màng đi tới thành phố, thản nhiên tiếp tục sống đơn lẻ trong
rừng rậm như xưa.
Họ không hề biết
tới không khí chiến tranh và súng trên tay của họ, không để bắn giết một ai,
chỉ để bảo vệ gia súc của mình, nói một cách đơn giản cái mà họ muốn là, chăm
sóc cho đàn bò quý giá như là những bảo vật và vì vậy, họ sẳn sàng bảo vệ nó
bằng bất cứ giá nào, kể cả cái chết.
Thuyên Huy
Monday 04.07.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét